ThaiDuong-Jupiters 530

Fulro PHAM VAN THANG

Home
Our Purpose
530-List
530-history
Stories/poems
Members Page
The Road
Picture Gallery
Links

Tưởng nhớ Cố Trung Tá Phạm Văn Thặng.

navy_1964_thang.jpg
Navy-1964...Ngo Van Trung.............Kiem, Tran D.Thang va Pham Van Thang

Tưởng nhớ Cố Trung Tá Phạm Văn Thặng.
 

Nhân dịp ngày giỗ của Cố Trung Tá Phạm Văn Thặng, CoHuong xin gởi đến tất cả các chiến hữu và riêng tặng gia đ́nh của Cố Trung Tá Phạm Văn Thặng bức chân dung của người anh hùng Không Quân VNCH.

Và xin cám ơn Niên Trưởng pilotvn đă cung cấp h́nh ảnh và chi tiết về Cố Trung Tá Phạm Văn Thặng.

Tháng Năm, năm 2008.

Thân mến,
CoHuong
Click to expand image to full size (257.95 Kb)

Thần Dakbla : Fulro PHẠM VĂN THẶNG  
KNM  


Thần Dakbla

Giữa khuya Vẵng tiếng Th́ thầm
Thoáng rơi Trắng tuyết Chập chờn Mộng du
Ch́m sâu Bao lớp Mây mù
Ḍng Dakbla Cuộn khúc Tiếng ai Gọi hồn
Bắc Đẩu Nghe rơ Trả lời ?
Thiên Thần Thái Dương Đă găy Cánh rồi Bạn ơi !
Dakto Tân Cảnh Chu Pao Diên B́nh
Hàm Rồng Eo Gió Charlie Ngậm ngùi !
Cù Hanh Mây phủ Mưa rơi !

Đồi Kiểm Báo Không Trợ II Nghiêng sầu !
Chiều về Phi đạo Vắng sâu
Băi đậu Vẫn tiếng Thần cười Chọc quê !
Từ nay Băo rớt Tơi bời !
Gió Cuồng nộ Thổi Phong ba !
Vùng Ba Biên Giới Điêu tàn !
Cao nguyên Vẫn ngập Lửa đạn Ngút trời :
Chiến tranh !

C̣n nhớ Ǵ không Kontum ?
Đường dốc  Hoàng Diệu

Mường su To Cừ !
Công viên Lê Lợi
Diệp Kính Pleiku Rũ buồn !
Khu Chợ Mới
Cà Phê Dinh Điền
Những Quán Không Tên !
Mây Cao Nguyên Đứt khúc
Nhạc Trầm luân Ră rời !
 
Thần Dakbla
Nghiêng cánh Vẫy chào !
Gió thảm Mây sầu
Sầu bao đoạn !
Ngày chờ Đêm đợi !
Đợi
Trông
Chờ !

Tổ Quốc Không Gian
Bảo Quốc Trấn Không
Sư Đoàn VI Không Quân
Không Đoàn 72 Chiến Thuật
Phi Đoàn 530 Thái Dương
Khu Trục Cơ
Biên Trấn
Cù hanh
Pleiku

Thương tiếc
Vẫy tay
Chào !

Vĩnh biệt
Chiến hữu !

Anh em
Bạn bè
Nhỏ lệ

Khóc thương
Anh !

Ngày xưa Da ngựa Bọc thây
Ngày nay Cánh Thép

Phủ thây
Anh Hùng !

Fulro
Phạm văn Thặng :

Thiên Thần
Dakbla !


Edit Text

Buổi Lễ Phong Thần!

(Nhân ngày giỗ trận, xin thắp một nén nhang ḷng cúi đầu tưởng-niệm cố Trung Tá Phạm-Văn-Thặng. Người phi-công Khu-trục đă tuẫn-quốc bên bờ sông Dakbla, thuộc tỉnh Kontum vào mùa Hè năm 1972.)

Trần Ngọc Nguyên Vũ

*****

 

Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt

Phong hỏa ảnh chiếu Cam-Toàn vân

Đặng Trần Côn

*****

 

Tháng Năm 1972!  Tây-Nguyên vẫn c̣n ngút ngàn khói lưả. Sau lần thất-bại tại Charlie, Cộng quân điên cuồng đổ dồn lực-lượng c̣n lại vào Kontum. Hàng ngày những công-điện tối khẩn tới-tấp từ biên-thùy gởi về pḥng truyền-tin điện-tử của Quân-Đoàn 2. Trung-tâm hành-quân không-trợ 2 làm việc ngày đêm, phối-hợp các đơn-vị tác-chiến của Sư-đoàn 2 KQ để yểm-trợ các đơn-vị dưới đất. Những chiếc GMC chạy sầm-sập trên quốc-lộ 14, cuốn theo những đám bụi đỏ bốc lên cùng với cơn gió lốc phủ mờ cả một bầu trời. Phi-Trường Cù-Hanh nhộn-nhịp suốt ngày đêm với những chiếc vận tải cơ đủ loại. Từ C47, C119, C123 đến C130, cùng Khu-Truc A1, A37, Trực-Thăng, Quan-Sát lên xuống liên-tục, cộng thêm với đoàn người từ các nơi đổ vào căn-cứ Không-Quân Pleiku chờ được di-tản về Nha-Trang, Quy-Nhơn tạo thành một khung-cảnh bi-hùng của một thời chinh-chiến. Các quân-nhân thuộc Liên-đoàn pḥng-thủ của Không-đoàn Yểm-Cứ Pleiku, và đoàn Quân-Cảnh của quân-trấn phải làm việc hầu như 24 trên 24 mới giữ-ǵn được an-ninh trật-tự…

 

Không-đoàn 72 chiến-thuật dốc toàn lực vào cuộc chiến. Các phi-công đă phải bay một ngày  hai, ba phi-xuất mà vẫn không đủ cung-cấp cho nhu-cầu đ̣i hỏi của chiến-trường. Trên gương mặt phong-trần của những người lính chiến Không-Quân, đă thấy hằn lên những nét mệt mỏi. Nhưng trong câu chuyện trao đổi với nhau, họ vẫn không để mất đi những nét cương-nghị có pha trộn chút dí-dỏm và khinh-bạc vào cuộc đời. Bây giờ là 4 giờ chiều. Tại pḥng hành-quân của phi-đoàn Thái-Dương 530, Thiếu Tá Vũ Công-Hiệp vừa nhận điện-thoại từ pḥng hành-quân-chiến-cuộc của Không đoàn yêu cầu cất cánh khẩn-cấp. Đây là phi-vụ thứ hai trong ngày của anh. Anh quay qua nói với Thặng, người bay số hai của phi-tuần:

-      Ḿnh lên gấp, làm việc với thằng Bắc-Đẩu trên tần-số FM. Vùng làm việc ở phía Tây Nam Dakto 3 dậm.

Thặng vừa chấm toạ-độ trên bản-đồ hành-quân vừa nói:

-      Mẹ kiếp. lần này tao sẽ xin biệt phái làm Thần Dakbla coi tụi nó có vào nổi Kontum không.

Hai ông Thiếu-Tá phi-tuần trưởng  khu-trục có dáng người qúa khổ so với các đồng bạn khác. Một người cao nḥng, có nước da xạm nắng, với hai bàn tay sần sùi to như hai nải chuối già, được anh em ưu-ái tặng một hỗn danh là “Thặng Fulro”. C̣n một ông lêu-nghêu như cây cà-kheo và  gầy như một que củi, có nước da xanh lét như người vừa ốm dậy, nhận một mỹ danh khác là “Hiệp C̣”. Một điểm đặc-biệt nữa là cả hai đều là những cao-thủ thượng-thặng trong giới vơ-lâm.  Vừa sách nón bay ra băi đậu, hai người vừa vung tay vẽ một cú “dive bom Napalm” thật thấp trong không khí. Hiệp nói:

-      Lần đầu ḿnh sẽ đánh cùng một lúc với hai hướng ngược chiều. Lần thứ nh́ đổi hướng 90 độ. Chỉ có thế mới khóa mơm được bọn nó, để tụi nó không kịp sủa pḥng-không.

Thặng cười vỗ vai người bạn đồng-hành rồi chia tay leo lên phi-cơ. Hai người cơ-trưởng trong tư-thế sẵn sàng, phụ các anh cột dây dù rồi tuột xuống để quay máy. Tiếng động-cơ nổ ṛn. Hai chiếc khu-trục gầm gừ như hai con tê-giác khổng lồ di-chuyển ra đầu phi-đạo cất cánh trong tiếng reo ḥ và cặp mắt ngưỡng phục của những người đang đứng đợi để lên phi-cơ di-tản. Sự hiện-diện của các anh giờ này như một đảm-bảo để nói với người dân rằng :” Đồng bào cứ an-tâm, chúng tôi đang vào trận để giết giặc và bảo vệ đồng-bào đây.” Hai chiếc phi-cơ trang bị đầy bom đạn, song song lăn ḿnh trên mặt phi-đạo, rồi cùng bốc lên như hai con đại bàng xoải cánh, và mất hút qua làn mây mỏng của buổi trời chiều…

 

Từ cao-độ 5,000 bộ ở ṿng chờ trên vùng, Hiệp lắc cánh ra hiệu cho số hai vào hợp-đoàn chiến đấu, rồi chuyển qua tần-số FM để liên-lạc với FAC. Tiếng rè rè của vô-tuyến cho Thặng biết là FM của Hiệp không được tốt. Anh bấm máy liên-lạc với Hiệp qua tần-số VHF:

-      Thái Dương 31 đây 2 gọi

-      31 nghe năm (5/5)

-      FM của mày hư rồi. Để tao bay lead.

-      31 hiểu! Mày bay Lead.

Sau khi cùng Hiệp đổi vị-thế, Thặng liên-lạc với phi-cơ quan-sát:

-      Bắc-Đẩu, đây Thái-Dương 31 gọi bạn nghe rơ không trả lời

Tiếng người phi-công quan-sát dồn-dập vang lên:

-      Bắc-Đẩu nghe Thái-Dương năm trên năm. Bạn cho biết trang bị.

-      Thái-Dương trang bị 12 trái Napalm và 1200 viên đại-bác 20ly.

-      Bắc-Đẩu nghe rơ. Để tôi bóc cho bạn một trái cam ăn cho mát giọng.

Thặng cười qua tần-số:

-      Đ.M. không cần bóc vỏ. Đưa nguyên trái cho tao.

-      Ha...ha...ha...phải Đại-Bàng Fulro đó không?

-      Đúng năm. Fulro và Hiệp C̣ đây.

-      Bảo-đảm. Cho Đại-Bàng biết địch quân ở về phía Tây của trái khói 200 thước. Có pḥng không 12ly7 và 57ly. Thái-Dương cẩn thận.

Thặng cám ơn người phi-công quan-sát vui tính rồi liên-lạc với Hiệp:

-      Số 2 thấy trái khói không. Tao sẽ vào vùng theo hướng Bắc – Nam. Lấy cao-độ về tay trái. B́nh-phi ở 4000bộ. Mày vào theo hướng Nam - Bắc. Lấy cao-độ về tay phải. B́nh-phi ở 3500 bộ.

-      OK! Thái-Dương 32 nghe rơ.

Thặng kiểm-soát thật nhanh các đồng-hồ trên bảng phi-cụ rồi lăn ḿnh 360 độ, lao xuống mục-tiêu. Tiếng người phi-công quan-sát thán-phục vang lên:

-      Đẹp lắm Đại-Bàng.

Thặng chưa kịp trả lời. Anh bỗng nghe thấy những tiếng bụp bụp, rồi con tầu rung lên dữ dội. Khói đen bốc mù mịt trong pḥng lái. Anh vội-vàng giựt tay dàn bom, kéo phi-cơ lên cao-độ rồi liên-lạc với Hiệp:

-      Tao bị rồi. Số hai thả hết bom rồi lấy cao độ về hướng Đông. Đ. M. pḥng không tụi nó nặng qúa.

Hiệp đang vào mục-tiêu, nghe Thặng gọi vội vàng giựt hết bom rồi kéo ngược phi-cơ lên để lấy cao-độ. Anh ṿng lại tống hết tay ga để vào cận-phi với Thặng. Từ trong pḥng lái của ḿnh, Hiệp thấy bên cánh phải của Thặng khói đen phun ra một lằn dài theo thân tầu, rồi phực lửa. Hiệp bấm máy gọi tới-tấp:

-      Số một nhẩy dù gấp. Phi-cơ mày đang cháy bên cánh phải

Tiếng Thặng b́nh-tĩnh trả lời:

-      Ḿnh đang ở trên đầu Kontum. Tao không thể nhẩy dù được.

-      OK! Mày ráng giữ cao-độ để ra khỏi Kontum. Mày c̣n trái bom bên cánh trái dó.

-      Tao đă giựt tay rồi nhưng nó không rớt. Tao sẽ làm crash bên bờ sông Dakbla.

Bay sát bên Thặng Hiệp gọi:

-      Fulro! Không kịp đâu, ḿnh ra khỏi Kontum rồi. Nhẩy dù ngay đi.

Hai chiếc khu-trục cơ lao ḿnh vùn vụt xuống một thửa ruộng trống bên bờ sông Dakbla. Hiệp liếc mắt nh́n cao-độ-kế thấy phi-cơ đang ở cao-độ 800 bộ, anh bấm máy tới tấp gọi:

-      Fulro! Nghe tao đi, mày c̣n đủ cao-độ để nhẩy dù. Nhẩy ngay đi. Phi-cơ mày có thể phát nổ...

Có tiếng tắc nghẹn của Thặng trên tần-số:

-      Đ. M. Trễ rồi...

Hiệp thảng-thốt gào lên trên tần-số:

-      Fulro, Fulro, mày OK?

Không có tiếng trả lời. Chiếc phi-cơ của Thặng đang lao xuống mặt đất ở tốc độ 130 knots một giờ. Tốc-độ qúa nhanh để làm crash. Hiệp vẫn bám sát bên cánh phải của Thặng một cách vô-vọng. Chiếc khu-truc-cơ bị nạn chạm đất nháng lửa, cầy lên mặt ruộng lởm-chởm, đụng vào một cái mô cao bên bờ ruộng. Đất đá tung lên mù mịt, rồi một khối lửa bùng lên, cuốn theo cột khói đen cuồn cuộn như ngọn hỏa-diệm-sơn trong cơn phẫn-nộ chuyển ḿnh...

 

Mọi việc xẩy ra qúa nhanh, qúa đột-ngột, làm người phi-công trẻ dạn dầy chiến trận, không kịp chuẩn-bị tinh-thần để đón nhận nó. Mặt anh co rúm lại, ánh mắt lạc thần, bất- lực nh́n chiếc phi-cơ của người bạn đồng-hành ch́m trong biển lửa mịt mùng. Hiệp như điên cuồng, bay ṿng quanh đống lửa đang ngùn ngụt cháy. Chiếc khu-trục cơ gầm thét ở cao-độ thấp, rồi vụt bốc ḿnh lên. Ngồi trong pḥng lái, Hiệp ngoái cổ nh́n xuống. Không c̣n ǵ cả ngoài đống lửa bập-bùng. Hiệp lắc cánh, lăn ḿnh làm một ṿng “roll” 360 độ để chào vĩnh-biệt người bạn thân lần cuối, rồi lao ḿnh mất hút sau những đám mây tang...

 

Buổi chiều ngày 26 tháng 5 năm 1972, bầu trời Kontum vần-vũ, nhỏ lệ khóc Anh-Hùng…Ḍng Dakbla sủi bọt, nổi sóng gầm lên mộ-khúc bi-ai…Văng vẳng đâu đây như có tiếng chiêng trống từ nơi rừng thiêng núi thẳm vọng về, để đưa người tráng-si qua sông nhận sắc-chỉ phong thần.

 

Trần Ngọc Nguyên Vũ

(Mùa tưởng-niệm!) Edit Text


Mặt trận Kontum-530 Thái Dương

Phạm Văn Thặng (Fulro)

 
Author: togia9  
 
Cũng tại chiến trường Kontum này, KQVNCH ngày 26-5-1972, đă mất một phi công tài ba:đó là Th/t Pham Văn Thặng. Tác giả Hùng Chùa trong Lư Tưởng bộ mới số 7 -1998 đă ghi lại trường hợp hy sinh của Th/t Thặng như sau
Bắc Đẩu đây Thái Dương gọi.
Thái Dương cho biêt ví trí của bạn hiện nay
Thái Dương vừa cất cánh khỏi Pleiku được 5 phút, hai phi tuần A-1 trang bị bom nổ và crocket, cho biết t́nh h́nh quân bạn và trục đánh.
Thái Dương Thặng đó phải không ?
Đúng năm trên năm.Thặng "Fulro " đây.
Hay quá ! Quân bạn nằm nhiều cụm từ Bắc xuống Nam, trục đánh từ Đông sang Tây, địch chỉ cách bạn trên 100 thước, t́nh nghi địch có tăng yểm trợ, khi nào sẵn sàng tôi bắn khói chỉ điểm.
Trục đánh Đông sang Tây, có nghĩa là khi vào trục, anh sẽ bay trên thành phố Kontum, anh dỏi t́m cụm khói chỉ điểm, ngay từ bắt đầu vào trục, từ lúc khi c̣n ở trên cao khi vừa chúi xuống, anh nh́n thấy nhiều trái cầu khói đen lúp búp nổ ngay trước mặt, vẫn chúi xuống lao tới, anh nhấn nút release bốn trái ngay khi mục tiêu vào đúng hỏa điểm, rồi kéo stick đưa mũi phi cơ lên thẳng trên trời, đẩy cần ga tới maximum , rồi nhích stick về phía trái, anh kéo phi cơ lại về hướng Đông, hướng thành phố, đúng lúc này con tàu bị trúng đạn rung chuyển dữ dội, lữa phát cháy bên ngoài cockpit và cả trên cánh phi cơ.
Thái Dương đây Bắc Đẩu! Tàu mày bị cháy rồi, nhảy dù ra ngay lập tức !
Mày nghe tao không Thặng ?, nhảy dù ngay lập tức. Tiếng Hiệp "Vixi " hoảng hốt trên tần số.
Tao c̣n bốn trái bom trên cánh, nhảy dù ra để giết dân vô tội à ?

Th/t Thặng cố gắng đưa phi cơ ra khỏi khu vực Kontum và đáp bằng bụng trên một cánh đồng nhưng phi cơ đă phát nổ.

Kính phục thay ḷng thương người và lo cho bá tánh của anh.
Người anh hùng của phi đoàn 530 Thái Dương nói riêng và của KQVNCH nói chung.
Vĩnh biệt anh Thặng (Fulro)

Hỏa-Táng!

(Mặt trận Charlie. Mùa Hè 72)

Trần Ngọc Nguyên Vũ

(Để tưởng-niệm Thái-Dương Dương-Huỳnh-Kỳ PĐ-530, và những phi-công khu-trục, Quan-Sát, Trực-Thăng cùng các KQ đồn trú tại PleiKu, vùng trời “Phố-Núi” mây mù, đă hy-sinh cho lư-tưởng tự-do của dân-tộc. Tổ-quốc tri-ân các anh.)

*****

Hai chiếc khu-trục A1 trang-bị tối đa với dàn bom lửa và hỏa-tiễn công-phá dưới cánh, trong đội h́nh hành-quân, lao ḿnh xuyên mây bay về hướng Tân-Cảnh. Anh đảo mắt quan-sát…Cả một vùng núi rừng trùng-điệp của vùng Tây-Nguyên đang đắm ch́m trong màn sương chiều âm-u và khói đạn…Tiếng âm-thoại của phi-cơ quan-sát và quân bạn trên băng-tần FM vọng lên qua nón bay nghe như tiếng réo gọi của tử-thần. Anh bấm nút liên-lạc với phi-cơ quan-sát:

- Bắc-Đẩu đây Thái-Dương gọi, bạn nghe rơ không trả lời.

Tiếng người phi-công quan-sát dồn-dập vang lên:

- Thái-Dương, Bắc-Đẩu nghe bạn năm trên năm (5/5). Chúng tôi đang đợi bạn trên mục-tiêu. Xin bạn cho biết vị-trí, cao độ, và trang-bị.

- Phi-tuần Thái-Dương gồm hai A1, Trang bị bom lửa, đại-bác 20 ly và hỏa-tiễn công-phá. Hiện tại chúng tôi đang ở phía Tây-Nam của Tân-Cảnh 10 dậm. Cao độ 5,000 bộ.

- Bắc-Đẩu nghe bạn rơ. Phía Tây-Nam Tân-Cảnh…OK! Chúng tôi đang ở hướng 10 giờ của bạn đó. Cao độ 3,000 bộ.

- Thái-Dương hiểu, hướng 10 giờ…OK! Chúng tôi thấy bạn rồi, xin cho biết thêm chi-tiết.

- Quân bạn hiện đang đụng độ nặng với địch; địch có đại-pháo 130-ly yểm-trợ từ hướng Tây, và sơn-pháo từ sườn núi phía Tây-Bắc tại cao độ 600 bộ. Tôi sẽ cho bạn một ly cam vắt để giải-khát.

Anh cười trong máy, thầm cảm-phục người phi-công quan-sát gan dạ và đầy nghệ-sỹ tính, dù trong những hoàn-cảnh hiểm-nghèo. Một cột khói mầu da cam bốc lên khỏi ngọn cây. Tiếng người phi-công quan-sát gọi tiếp:

- Thái-Dương đây Bắc-Đẩu. Mục-tiêu là khu rừng phía Tây, cách trái khói 100 thước, cứ-điểm xuất phát của đoàn xe Molotova địch. Quân bạn ở hướng Đông của trái khói 200 thước. Pḥng-không được ghi nhận là có đại-bác 37 ly và hỏa-tiễn tầm nhiệt SA7. Xin bạn cẩn thận.

- Cám ơn Bắc-Đẩu. Thái-Dương nhận bạn năm trên năm. Vị trí quân bạn cách mục-tiêu 300 thước về hướng Đông.

Nói xong anh lắc cánh ra hiệu cho số hai chuyển qua đội-h́nh chiến-đấu rồi bấm máy liên-lạc:

- Thái-Dương hai đây một gọi.

Tiếng Kỳ trả lời trong máy:

- Hai nghe năm.

- Ṿng đầu ḿnh sẽ vào theo hai trục khác nhau. Số một đi bom theo hướng Đông-Tây, lấy cao độ về bên phải. Số hai vào theo hướng Bắc-Nam, dùng hỏa-tiễn bắn phủ đầu, lấy cao độ về bên trái. Ṿng thứ nh́ giữ cao độ 3,500 bộ và đổi ngược hướng oanh-kích. Lưu ư quân bạn cách mục-tiêu 300 thước về phía Đông. Coi chừng pḥng-không địch có đại-bác 37 ly và SA7.

Tiếng Kỳ trả lời, giọng lạnh băng, và sắc gọn:

- Thái-Dương hai hiểu.

Sau Tết Mậu-Thân năm 1968, cuộc chiến tại miền Nam càng ngày càng trở nên sôi-động và khốc-liệt hơn. Những Phi-Công của Không-Lực Việt Nam Cộng-Hoà đă phải thường-xuyên đối đầu với hỏa-lực pḥng-không tối-tân và hùng-hậu của địch. Họ đă phải trả một giá rất đắt để đem lại chiến-thắng cho các đơn-vị bạn. Những chiến-thuật oanh-kích cổ-điển theo đúng tinh-thần an-phi, nhiều khi đă không c̣n thích-hợp nữa. Trong những phi-vụ yểm-trợ tiếp-cận cho quân bạn, các phi-tuần-trưởng khu-trục đă uyển-chuyển thay đổi chiến-thuật tùy theo địa-h́nh, địa-vật và khả-năng của người phi-tuần-viên tại chiến-trường…Lần này bay chung với Kỳ, anh rất tin-tưởng vào nghệ-thuật nhào lộn, cùng tài thả bom chính-xác của người phi-công trẻ…

Anh đẩy nhẹ tay ga lên vi-thế tiền oanh-kích, liếc mắt kiểm-soát thật nhanh bảng phi-kế trước mặt rồi lật ngửa phi-cơ, chúi mũi lao ḿnh xuống thấp sát ngọn cây. Anh thấy đoàn xe Molotova của địch lố-nhố như những con cua sắt ḅ lổn-nhổn trên mặt đất. Anh bấm nút nhả hai trái bom lửa xuống mục-tiêu. Cùng một lúc, phi-cơ của Kỳ quẹo gắt về hướng trái 90 độ, cắt ngang đường bay số một, từ trên cao bổ xuống như một con đại-bàng đang vồ mồi, tung ra một chùm hỏa-tiễn công-phá vào sườn núi. Đạn pḥng-không từ bên dưới tưới lên tới tấp…Anh mím môi kéo mạnh cần lái, chiếc khu-trục cơ vọt lên như con thần-long cuốn nước…hai bên cánh quét hai vệt khói trắng dài in hằn lên bầu trời xám đục như những nét chấm phá tuyệt-vời trong một bức tranh thủy-mạc… Qua ống nghe trong nón bay, anh nghe rơ tiếng quân bạn và phi-cơ quan-sát reo lên:

- Thái-Dương đánh tuyệt đẹp. Đúng ổ con chuồn-chuồn rồi. Báo cáo sơ khởi, có ba tiếng nổ phụ trên sườn núi phía Bắc, và năm Molotova địch bị đốt cháy…

Anh lấy cao độ, điều-chỉnh lại đội h́nh chiến-đấu, nhắc nhở số hai coi chừng pḥng-không địch, rồi vào ṿng bắn dùng hỏa-tiễn bắn che cho phi-cơ của Kỳ xuống thả bom. Tiếng người phi-công quan-sát dồn dập trên tần-số:

- Thái-Dương hai coi chừng pḥng-không bên cánh trái của bạn…

Tiếp ngay sau đó là tiếng hét thất-thanh của người phi-công quan-sát dội lên trong màng tai:

- Thái-Dương hai lấy cao độ gấp về hưóng Đông là vùng an-toàn để thoát-hiểm. Phi-cơ bạn bị bốc cháy bên cánh trái…

Trong một thoáng, anh cảm thấy toàn thân bị tê-liệt như có một luồng điện cao-thế chạy luồn qua cơ-thể. Anh bấm máy gọi:

- Thái-Dương hai nhẩy dù, nhẩy dù ngay…

Không có tiếng trả lời. Mặt anh đanh lại, cuống họng khô chát…ánh mắt tóe lửa nh́n chiếc khu-trục cơ của Kỳ đang bốc cháy, lao ḿnh vun vút xuống mặt đất như một ngôi sao chổi khổng lồ lọt ṿng khí-quyển, cô-đơn trầm ḿnh trong biển lửa mịt mùng…


Edit Text

31375_2thaiduong530.jpg
Edit Picture

31013_a1rachsoi.jpg
Edit Picture

 
Author: pilotvn  
 
Tôi nhớ ngày 12/4/72 là ngày dài nhất của PĐ 530, Đ/u Trần Kim Long, Đ/u Lê B́nh Liêu bi trúng pḥng không,nhăy dù ra và được đưa về Pkeiku,riêng Th/tá Trần Ngọc Hà nghe tin bị bắn rớt,chờ trực thăng đến cứu . Lúc 5 giờ chiều điều động thêm 1 phi tuần nữa do Th/tá Hồng Khắc San (người hùng trong trận Mậu Thân, PĐ 514) phi tuần trưởng và T/u Dương Huỳnh Kỳ,phituầnviên . Trước khi đi bay anh khum người xuống và đùa với chúng tôi : -Lát nữa tui núp xuống,tụi nó dể ǵ bắn trúng tui ? Khoảng 45 phút sau, chúng tôi sửng sờ khi hay tin phi cơ của anh bị trúng đạn pḥng không và bùng cháy sau khi anh vừa thả 2 trái bom Napalm . Vài giờ sau đó Tr/tá Nguyễn Đ́nh Băo,TĐT TĐ 11 Nhăy Dù bị trúng đạn pháo kích và hy sinh trên đĩnh Charlie . Anh Kỳ hy sinh để lại vi hôn thê vừa đính hôn vài tháng .
 
 
Author: xavuong21  
 
Cảm động và thương quá cho thằng bạn cùng khoá, đẹp trai, vui vẽ và hiền ḥa.
Kỳ, tụi tao xin nghiêng ḿnh chào kính đến sự hy sinh cao cả, chiến đấu anh dũng vang danh muôn thuở của bạn.
Rất cảm ơn NT. Trần Ngọc Nguyên Vũ đă viết lên những hào hùng về người bạn của tôi, điều mà lâu nay tôi hằng mong được rơ.

Tất cả khoá 68 KQ "Không giống ai" đồng: Thương tiếc bạn

 
Author: hoalê  
 
- Thái-Dương hai nhẩy dù, nhẩy dù ngay…
Không có tiếng trả lời. Mặt anh đanh lại, cuống họng khô chát…ánh mắt tóe lửa nh́n chiếc khu-trục cơ của Kỳ đang bốc cháy, lao ḿnh vun vút xuống mặt đất như một ngôi sao chổi khổng lồ lọt ṿng khí-quyển, cô-đơn trầm ḿnh trong biển lửa mịt mùng…

Kính cẩn nghiêm chào vĩnh biệt niên trưỡng Dương Huỳnh Kỳ!

Pilotvn rất đúng -- đó là ngày 'đen" nhất của PĐ 530. Hôm đó bọn tôi sửa sọan ra phố ăn trưa với một vài bạn khác, ra tới cửa PĐ th́ cũng vừa thấy Kỳ đang bước ra phi cơ, có ngờ đâu khi trở về lại được hung tin anh bị bắn rơi như NT Vũ mô tả. Cuộc đời phi công thời chiến mông lung qúa ... mới thấy đây mà chốc lát sau đă bàng hoàng ra đi ... không ai t́m xác rơi!

Ngày hôm sau khi chợp mắt trong giấc nghỉ trưa, thấy anh về, thấp thoáng ngang qua cửa sổ ... với khuôn mặt nám đen cùng đôi mắt buồn bă ... tôi giựt ḿnh hồi hộp tỉnh dậy ....(P. H. Lộc) 

Subject: Những Cánh Én Giữa Mùa Đông  
Author: phuhoi  
 
Tôi gặp anh trong buổi tiệc họp mặt mừng xuân của Hội Biệt Động Quân Nam Cali. Khi nghe giới thiệu, anh đến t́m tôi. Anh cầm tay hỏi lại tên tôi rồi nức nở với hai hàng nước mắt. Tôi ngạc nhiên, đứng dậy, im lặng xúc động nh́n anh khóc. Anh mặc bộ đồ bay màu đen, cao lớn, bô trai. Hàm râu mép vừa tăng vẻ cương nghị oai phong vừa đượm nét hào hoa lẫn một chút phong trần của những người đă từng một thời đi mấy về gió. Tôi vội vă cố lục lọi trong kư ức, nhưng không thể nhớ anh là ai, và đă từng gặp nhau chưa. Có thể là ngày xưa chúng tôi đă cùng tham dự một cuộc hành quân phối họp nào đó. Lúc ấy tôi là lính bộ binh, tham gia nhiều cuộc hành quân trực thăng vận, hoặc được L-19 bao vùng, Hỏa Long soi sáng hay được cận yểm bởi các oanh tạc cơ, mà chúng tôi xem như những chàng dũng sĩ, cứu tinh trong giờ phút lâm nguy. Tôi có dịp quen biết một số phi công, nhiều nhất là ở các Phi Đoàn trực thăng, nhưng không nhận ra chàng pilot vẫn c̣n đầy phong độ, đang đứng trước mặt ḿnh.

Khi bớt xúc động, anh đưa tay lau nước mắt và tự giới thiệu:
- Xin lỗi anh, gặp anh tôi xúc động quá, v́ nghĩ tới anh tôi. Tôi là em của anh Phạm văn Thặng.

Bây giờ tôi mới hiểu ra. Đúng là tôi chưa gặp anh bao giờ. Sở dĩ anh biết tôi, v́ mới đây trong một kư sự về chiến trường xưa, tôi có nhắc lại những trận đánh tại Kontum, và trong đó có kể lại cái chết can trường của người phi công anh hùng Phạm văn Thặng, khi anh đang bay một phi vụ yểm trợ cho chính đơn vị của tôi.

Tôi cảm động, ôm lấy vai anh và mời anh ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Chỉ nói chuyện được một lúc, v́ cả hội trường đang bừng lên với những bài hùng ca trên sân khấu. Anh cho tôi địa chỉ, số điện thoại và mong được gặp tôi tại nhà anh vào cuối tuần sau. Anh muốn biết tường tận hơn về cái chết của người bào huynh khả kính, cố Trung tá Phạm văn Thặng.

Qua tâm t́nh, tôi biết anh có một cái tên khá đẹp: Phạm Vương Thục. Trước 75 từng là phi công trực thăng vơ trang của một Phi Đoàn kỳ cựu, tiếng tăm Vùng I: Song Chùy - 213. Đọc trên Cánh Thép, tôi c̣n biết anh từng là Lead Gun (trưởng toán trực thăng vơ trang), tham gia trong suốt cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Một trận chiến mà địch quân tập trung hỏa lực pḥng không mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Gây thiệt hại không nhỏ cho các đơn vị không quân Hoa Kỳ và Việt Nam tham chiến. Nhờ tài năng, phán đoán nhanh nhẹn cùng với sự b́nh tĩnh và can trường, anh đă vẫy vùng trên bầu trời trận mạc, bao lần vượt qua cái chết trong đường tơ kẻ tóc để yểm trợ hữu hiệu, cứu nguy cho các lực lượng chiến đấu cũng như cho chính những người bạn trong Phi Đoàn. Có lần phi cơ trúng đạn, anh đă phải đáp khẩn cấp xuống Căn Cứ Hỏa Lực Đồi 30, trong khi Đồi 31 đă bị thất thủ.

Cuối tuần, trước khi đến anh, tôi báo cho anh biết, là tôi vừa gặp người bạn cùng tù thân thiết, là một sĩ quan Lôi Hổ thuộc Nha Kỷ Thuật, vào năm 1972 đồn trú tại căn cứ B-15 ở Kontum. Và cũng là người trưởng toán, chỉ huy việc lấy di thể của anh Phạm văn Thặng từ chiếc oanh tạc cơ bị bốc cháy bên bờ sông Dakbla ngày ấy. Anh Thục rất vui mừng và mong được gặp người bạn Lôi Hổ này sẽ cùng đến với tôi.

Chúng tôi không mấy khó khăn khi t́m đến nhà anh, dù lúc trời đă tối và đang vần vũ một cơn mưa. Chưa kịp bấm chuông là anh đă mở cửa, vui mừng mời chúng tôi vào. Ngôi nhà khá đẹp, bày biện trang nhă. Điều làm chúng tôi bất ngờ cảm động là ở một góc của tầng trên là bàn thờ trang trọng với tấm ảnh chân dung lớn của cố Trung Tá Phạm văn Thặng, một số bạn bè không quân của anh đă hy sinh, năm vị tướng và một số sĩ quan khác đă tuẫn tiết vào giờ thứ 25 cuộc chiến. Chúng tôi đứng nghiêm trước các bức chân dung, ḷng ngâm ngùi thương tiếc, cùng cảm kích tấm ḷng của anh, người phi công dũng cảm hào hoa vẫn luôn giữ trọn t́nh với quê hương, chiến hữu.

Chị Thục từ dưới bếp chạy lên vui vẻ chào chúng tôi. Đúng là vợ phi công. Chị rất hiếu khách, bặt thiệp. Sau đó, khi nh́n trên bàn thờ gia đ́nh, thấy tấm ảnh chân dung của Đại tá Trịnh Tiếu, tôi mới biết chị Thục là em gái của vị Trưởng Pḥng Nh́ Quân Đoàn mà tôi đă vài lần được gặp ở Kontum. Sau 75, Ông từng bị tù đày, tra tấn hành hạ nhiều năm, sức khỏe hao gầy, bệnh hoạn, nên vừa mới qua đời tại hải ngoại. Tấm ảnh của ông mới nhất trong số các bức ảnh chân dung khác trên bàn thờ. Anh Thục kể lại chuyện hai người t́nh cờ quen nhau, khi anh chỉ huy một phi đội vào Quảng Ngăi tham gia hành quân với Sư Đoàn 2BB. Buổi chiều, trước khi bay về Căn Cứ Phi Đoàn ở Đà Nẳng, anh được BTL/SĐ chuyển lại lời yêu cầu của Đại Tá Trịnh Tiếu (khi ấy là Trung Tá). Thục đă nhận lời chở quan tài của thân sinh đại tá Tiếu từ Quảng Ngăi ra Hội An an táng, và trong “phi vụ” đặc biệt này anh đă quen và làm xiêu ḷng cô em gái xinh đẹp của ông, tháp tùng trên chuyến bay.

Trong bàn ăn, chúng tôi kể lại những chuyện vui buồn trong thời lính chiến ngày xưa. Anh Thục cho biết anh được tin máy bay anh Phạm văn Thặng lâm nạn tại Kontum vào lúc 5.30 giờ chiều ngày 26.5.72. Ngay sáng hôm sau Sư Đoàn 1 KQ cho một phi cơ A37 đưa anh từ Đà Nẵng vào phi trường Pleiku. Phi công của chiếc A37 này lại là người em cột chèo của anh, Thiếu Tá Trịnh Đức Tự (sau này đă anh dũng hy sinh tại chiến trường Quế Sơn). Nhưng khi đến Pleiku, anh được cho biết t́nh h́nh ở Kontum rất nặng nề, chưa thể t́m được anh Thặng nhưng sự sống sót rất mong manh, không c̣n chút hy vọng nào. Thục đă bay trở lại Đà Nẵng trong ngày. Đến tối, anh được BTL/KQ cho biết là thi thể anh Thặng đă được đưa về Tử Sĩ Đường ở Tân Sơn Nhất.

Khi anh cùng người anh cả vào nhận xác, thấy đầu anh Thặng không c̣n, nên quyết định cho tẩm liệm ngay, không muốn cho gia đ́nh biết thêm điều đau đớn này Anh đă tột cùng xúc động khi quá thương tiếc người anh khả kính đă từng có với ḿnh cả một trời kỷ niệm tuổi thơ, đặc biệt khi c̣n ở miền Bắc. Anh Thặng là người con thứ sáu và anh Thục là người con thứ tám của gia đ́nh. Năm Thục vừa tṛn 12 tuổi và anh Thặng 16, đă cùng gia đ́nh di cư vào Nam, sống và lớn lên ở thành phố Huế. Không chỉ là anh em, hai người c̣n là đôi bạn thân thiết, cùng theo học trường Pellerin nổi tiếng do sự giúp đỡ tận t́nh của các Linh mục và Sư huynh, trước khi chia tay vào quân ngũ. Vài ngày trước khi hy sinh, như là điềm báo trước, anh Thặng gọi điện thoại về Đà Nẵng thăm anh và hỏi han khá nhiều về mọi người trong gia đ́nh.

Tôi kể lại hành động can trường của anh Thặng mà tôi đă được chứng kiến từ khi anh lên vùng cho đến lúc hy sinh, và người bạn tù Lôi Hổ của tôi kể lại việc lấy xác của anh sau khi lâm nạn. Anh Thục ngồi nghe và khóc sụt sùi. Trước khi chia tay, anh xin địa chỉ e-mail của bạn tôi, bảo sẽ báo tin này cho cô con gái lớn của anh Thặng, hiện định cư ở Đức để cháu cám ơn người đă giúp lấy xác ba cháu. Hai ngày sau, người bạn chuyển cho tôi bức điện thư với lời lẽ rất lễ phép, cảm động dễ thương của cháu Phạm Hồng Phương, con gái lớn của anh Thặng.

Vào tối ngày 29.4, được thư mời của anh Thục, chúng tôi đến nhà hàng Paracell tham dự một Chương Tŕnh Tưởng Niệm do cá nhân anh phối họp với người bạn thân, chiến hữu Đặng Thành Long, một cựu SQ Hải Quân, tổ chức. Anh đón chúng tôi trước cửa Nhà Hàng, nơi có bàn thờ nhiều vị Tướng Lănh và Sĩ Quan VNCH đă hy sinh tại chiến trường hay tuẫn tiết trước giờ mất nước. Buổi Tưởng Niệm được tổ chức thật chu đáo, và nhiều ư nghĩa, trong không khí tôn nghiêm và cảm động. Tất cả tiền thu được dành hổ trợ những người đấu tranh trong nước đang bị tù đày khốn khổ. Cũng trong đêm nay, tôi được hân hạnh gặp bác sĩ Ngô Thế Khanh, một cựu y sĩ Không Quân tại Pleiku, một người lúc nào cũng trọn tấm ḷng với anh em.

Cái t́nh chiến hữu anh đă dành cho làm tôi cảm động. Tôi cũng được gặp một số các anh phi công khác. Tất cả đều có một thời oanh liệt, ngang dọc trên bầu trời quê hương và hào hùng trên đầu quân địch. Đêm nay cũng có người phi công mà tên anh có lẽ người cựu lính nào cũng biết. Bởi những bài kư sự chiến trường, mà ai đọc qua cũng phải ngưỡng mộ anh, không những cảm phục về tài bay bổng mà c̣n có một trí nhớ thật phi thường. Người hùng Vĩnh Hiếu, Lead gun của Phi Đoàn Thần Tượng 215. Phi Đoàn mà đơn vị tôi có nhiều gắn bó nhất, lúc c̣n hoạt động ở khu vực Sông Mao, và khi ấy người anh cả cuối cùng của Phi Đoàn, Trung Tá Khưu văn Phát c̣n là Đại úy Trưởng Pḥng Hành Quân. Đêm nay, đă trải qua 35 năm dâu bể, nhưng Vĩnh Hiếu vẫn rất trẻ trung, với đôi mắt sáng, hàm râu mép hào hoa, nụ cười rạng rỡ, với những cái bắt tay thật chặt ân t́nh và những chuyện chiến trường, chuyện đồng đội sôi nổi dường như không muốn dứt. Như vậy đó, mà anh đă từng là một phi công trực thăng vơ trang gan dạ hào hùng trên khắp chiến trường Vùng 2 khói lửa năm nào. Ngồi nói chuyện với anh, tôi thầm nghĩ, nếu bây giờ trở lại chiến trường, Thần Tượng Vĩnh Hiếu này cũng vẫn là một Lead Gun hào hùng(và hào hoa) như thuở trước.

Qua anh Thục, hôm sau tôi liên lạc được một người bạn phi công anh hùng khác. Người mà tôi đă từng chứng kiến và ngưỡng mộ về tài năng và sự can đảm phi thường. Thiếu Tá Hàn văn Trung. Năm 1973, khi ấy Hàn văn Trung c̣n mang cấp bậc Đại Úy, giữ chức vụ Trưởng Pḥng Hành Quân của Phi Đoàn 235 Sơn Dương ở Pleiku.

Hôm ấy, tôi nhận lệnh Đại Tá Bùi Hữu Khiêm, TMT Sư Đoàn 23BB, cùng bay trên chiếc C&C của Phi Đoàn 235, để bốc khẩn cấp số thương binh, trong đó có Thiếu Tá Cang, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2/44 ra khỏi căn cứ Vơ Định. Căn Cứ nằm phía Bắc Kontum khoảng 15 cây số, bên cạnh QL 14 trên đường đi Dakto, trên ngọn núi trọc, với một cao điểm có khả năng chế ngự các vùng chung quanh. Đặc biệt, ngay phía dưới là con sông Dak La. Bên kia sông trở về hướng Bắc là vùng địch chiếm từ cuối tháng 4/72, sau khi BTL/ SĐ 22BB tại Tân Cảnh bị tràn ngập và vị Tư Lệnh đă lẫm liệt hy sinh, vùi thân nơi chiến địa. Căn cứ này đă trải qua nhiều trận chiến, bao lần bỏ đi rồi chiếm lại, nên bây giờ chỉ c̣n là một ngọn đồi xám xịt, hoang tàn loang lổ dấu đạn bom.

Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cang, tốt nghiệp khóa 17 Vơ Bị Đà Lạt, nguyên là Sĩ Quan Nhảy Dù. Trong một cuộc hành quân trực thăng vận tại Đông Hà, anh bị thương nặng ở chân phải. Xụất viện, với một thanh sắt vĩnh viễn nằm trong cái chân khập khiễng, được lệnh thuyên chuyển ra khỏi Nhảy Dù về BTL/Quân Đoàn II, giữ một chức vụ tại Trung Tâm Hành Quân. Chỉ một thời gian ngắn, anh khẩn khoản xin ra đơn vị tác chiến, mặc dù Pḥng Tổng Quản Trị từ chối v́ t́nh trạng sức khỏe của anh. Anh tiếp tục xin vị Tư Lệnh, và cuối cùng được toại nguyện, bổ nhiệm về nắm Tiểu Đoàn 2/44, mà vị Trung Đoàn Trưởng trẻ tuổi thao lược, lại là người bạn cùng khóa: Trung Tá Ngô văn Xuân.

Đầu năm 1973, vài ngày trước khi có Hiệp Định Paris (Ngưng Bắn Da Beo), Tổng Thống Thiệu ra lệnh các đơn vị cố gắng mở rộng tối đa vùng kiểm soát, đặc biệt chiếm lấy những vị trí quan trọng để cấm ngọn cờ chủ quyền. Tiểu Đoàn 2/44 nhận lệnh phải chiếm bằng được căn cứ Vơ Định, cao điểm trọng yếu tận cùng phía Bắc Kontum.

Với sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ, hữu hiệu của Không Quân và Pháo Binh, Tiểu Đoàn 2/44 của Thiếu Tá Cang được trực thăng vận bất ngờ xuống ngay vùng địch, đánh một trận khá đẹp, nhanh chóng tiêu diệt lực lượng địch án ngữ phía dưới và dễ dàng chiếm lĩnh căn cứ trên ngọn đồi Vơ Định. BCH Tiểu Đoàn, Đại Đội CHYT và một Đại Đội tác chiến trách nhiệm pḥng thủ căn cứ. Các Đại Đội c̣n lại bung ra hoạt động các vùng lân cận. Một toán Công Binh được thả xuống ngay sau đó để tu sửa lại hệ thống pḥng thủ, nhất là vị trí dành cho một trung đội pháo binh 105 ly sẽ được thả xuống nay mai. Ngày N+1 t́nh h́nh hoàn toàn yên tĩnh, nhưng sáng sớm hôm sau, pháo địch từ bên kia sông thi nhau ập xuống. Địch đă có sẵn các yếu tố tác xạ và sử dụng tối đa các loại pháo, liên tục và chính xác. Những công sự pḥng thủ chưa kịp tu bổ xong đă bị phá hủy. Thiếu tá Cang và một số sĩ quan và binh sĩ bị thương, kể cả anh Sĩ Quan trưởng toán Công Binh.

Ngày hôm sau, t́nh h́nh trở lại yên tĩnh trong không khí căn thẳng nặng nề. Sau khi Sao Mai 09, (phi cơ quan sát L-19) hướng dẫn hai phi tuần đánh bom vào các điểm nghi ngờ vị trí đặt pháo của địch, hai chiêc trực thăng tản thương, được yểm trợ bởi các gunships, đáp xuống căn cứ để bốc thương binh. Riêng Thiếu Tá Cang t́nh nguyện ở lại cùng đơn vị. Nhưng khi chiếc thứ nhất vừa đáp, hằng loạt pháo địch lại thi nhau rót xuống. May mắn chỉ có người co-pilot bị thương nhẹ, nhưng máy bay bị trúng đạn, không cất cánh được. Chiếc thứ nh́ quyết không bỏ đồng đội, đáp xuống bốc phi hành đoàn trong tiếng nổ và khói lửa mù trời của pháo địch.

Sau khi nghiên cứu kỹ t́nh h́nh, BTL Sư Đoàn quyết định rời bỏ căn cứ Vơ Định để tránh tổn thất do trận địa pháo của địch. Tiểu Đoàn 2/44 rút về Căn Cứ Eo Gió, nằm phía Nam Vơ Định khoảng bốn cây số. Nhưng phải giải quyết số thương vong và anh Tiểu Đoàn Trưởng không thể di chuyển theo đoàn quân bộ chiến được. Tôi được vị Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn giao cho trách nhiệm tháp tùng trên chiếc C&C của Phi Đoàn 235 thi hành nhiệm vụ khá gay go nhưng rất khẩn cấp này.

Đến băi đáp B15, tôi gặp người chị huy hợp đoàn trực thăng hôm ấy. Rất vui mừng khi gặp lại Đại Úy Hàn văn Trung, Trưởng Pḥng Hành Quân Phi Đoàn 235. Tôi đă từng bay đổ quân với anh vài lần, thích bản tính vui vẻ và thầm thán phục về khả năng chỉ huy và bay bổng của anh. Sau khi nghe tôi tŕnh bày t́nh h́nh và mục tiêu, cũng như lời dăn ḍ của vị TMT /SĐ, Đại Úy Trung gọi các phi công lại để bàn kế hoạch. Tôi lên chiêc C&C do Trung điều khiển, cất cánh trước cùng với hai trực thăng vơ trang. Sau một ṿng bay để quan sát kỹ lưỡng địa thế, anh Trung bay ṿng lại và gọi tất cả phi cơ c̣n lại lên vùng. Tôi thấy anh cho một số phi cơ bay tản ra nhằm đánh lạc hướng địch, để hai trực thăng khác bất ngờ đáp xuống căn cứ. Nhưng không tránh được sự quan sát của địch. Chiếc trực thăng vừa can đảm xuống thấp và lấy hướng an toàn bay vào, th́ pháo địch đă nổ ngay trên băi đáp. Đại Úy Trung cùng hai trực thăng vơ trang liền xuống thấp yểm trợ, và cùng lúc ra lệnh cho chiếc trực thăng này bay ra theo hướng an toàn nhất, chiếc thứ hai bay từ hướng khác t́m cách bất ngờ xuống băi đáp. Nhưng pháo địch tiếp tục ập xuống. Nh́n chiếc trực thăng bay lên từ trong một vùng khói lửa, chúng tôi ai cũng căng thẳng, hồi họp lo âu. Đại úy Trung ra lệnh cho cả hợp đoàn bay về Kontum lấy xăng.

Sau gần một giờ nghỉ ngơi và nghiên cứu một kế hoạch khác, Đại úy Trung gọi các phi công lại, thảo luận kế hoạch và phân chia nhiệm vụ. Lần này anh sẽ đích thân lái chiếc C&C đáp xuống bốc thương binh. Dường như Trung vừa mới quyết định một điều bất thường, ngoại lệ, nên tất cả mọi người đều tṛn mắt nh́n anh ái ngại. Anh nổ máy, đích thân điều khiển phi cơ. Anh bay thật thấp dọc theo con suối chảy dài phía bên trái quốc lộ 14, trong khi hai gunships bay hai bên và tác xạ trước vào các điểm nghi ngờ. Hơp đoàn c̣n lại bay theo phía sau xa. Anh bay thấp đến nỗi các hàng lau sậy nằm rạp xuống ngay dưới bụng máy bay, nước dưới suối bắn tung lên. Đă từng rất nhiều lần ngồi trên trực thăng, nhưng chưa bao giờ tôi bị “bay” rất nhanh với một độ thấp như thế. Mấy lần tôi suưt thét lên, khi chợt thấy phía trước là một cây cao hay một tảng đá, nhưng anh đă tài t́nh lách qua tránh khỏi. Tôi có cảm tưởng chiếc trực thăng như là một món đồ chơi nhỏ bé trong tay anh.

Con suối khá dài, dẫn tới triền đồi Vơ Định. Anh Trung tiếp tục bay sát theo ngọn đồi. Tôi có cảm giác như chiếc trực thăng đang ḅ lên căn cứ. Địch quân không hề hay biết. Nhưng khi anh bất ngờ đáp xuống, bụi mù bốc lên, địch mới phát hiện và pháo bắt đầu nổ. Cát, sạn, và có thể có cả mảnh đạn nữa, bay rào rào vào thân và kiếng phi cơ. Nắm chặt khẩu M-18, tôi chưa biết xử trí thế nào, th́ thấy anh Trung bảo người co-pilot giữ cần lái, rồi mở cửa máy bay nhảy xuống. Tôi nhảy theo anh, chạy về hướng hầm chỉ huy đốc thúc, phụ lực khiêng và d́u thương binh ra phi cơ. Thương binh khá đông, có tới trên 10 người. Thiếu Tá Cang nh́n chúng tôi lo lắng, nhưng đại úy Trung rất b́nh tĩnh ra dấu cho tất cả lên máy bay. Đạn pháo vẫn tiếp tục rót xuống, một vài thương binh lại bị thêm ít mảnh đạn. Trung là người cuối cùng bước lên tàu khi anh co-pilot điều khiển cho phi cơ quay đầu lại và bay nhanh xuống đồi.

Đáp xuống băi đáp B-15. nh́n thấy trên thân và kiếng phi cơ lỗ chỗ nhiều vết đạn, Thiếu Tá Cang và tôi đă ôm chầm lấy Trung và người co-pilot. Giọt nước mắt biết ơn và cảm phục đă lăn xuống g̣ má của tất cả những người lính bộ binh vừa được Trung và phi hành đoàn bốc ra từ cơi chết.

Trở về Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn ở căn cứ B-12, tôi gặp hai ông Đại tá Tư Lệnh Phó và TMT Sư Đoàn. Kể lại phi vụ đặc biệt của Phi Đoàn 235, tôi hết lời ngợi ca và xin đề nghị tưởng thưởng cho đại úy Trung một Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, và các anh c̣n lại của phi hành đoàn mỗi người một ngôi sao vàng. Hai ông đại tá hứa sẽ làm theo đề nghị của tôi( Nhưng không biết sau này kết quả ra sao). Một vị Trung tá KQ ngồi cạnh anh Sĩ Quan Không Trợ, mà khi vừa mới bước vào tôi không để ư, quay sang nh́n tôi cười:

- Tay Trung này th́ có tài và liều lĩnh lắm, nhưng cũng là một tay coi trời bằng vung. Nó đùa giỡn với chiếc máy bay như là một món đồ chơi. Thích biểu diễn kiểu nào là nó làm ngay, và dù có bị “kư củ” hơi nhiều, vẫn cứ cười tỉnh bơ. V́ vậy nên có thừa tài năng và can đảm, nắm Trưởng Pḥng Hành Quân mà vẫn chưa mang Thiếu tá được!

Tôi không c̣n nhớ rơ là đó là Trung Tá Quang hay Trung Tá Vĩnh Quốc. Nhưng tất cả mọi người trong TTHQ đều cười và thán phục. Sau này Thiếu Tá Cang nhận Trung là người anh em kết nghĩa. Sau một cuộc hành quân trở về, hai chàng lại gặp nhau, bù khú ngay trong căn cứ dă chiến của Tiểu Đoàn. Mùa hè 2010, gặp lại anh Cang trong Buổi Họp Mặt Khóa 17 VBĐL tôi báo cho anh biết là tôi vừa nói chuyện với Hàn Văn Trung trong điện thoại. Mắt anh Cang sáng lên. Mừng như sắp được gặp lại người tri kỹ.

Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng. Địch quân khiếp sợ. Không có chiến tích nào mà thiếu sự tham dự của các chàng trai hào hoa ấy. Với những người lính bộ binh như chúng tôi, các Bạn luôn là những cứu tinh, là niềm hy vọng khi đơn vị bị lâm nguy, hay gặp khó khăn trên con đường tiến quân vào vùng địch. Các Bạn cũng là ân nhân của bao nhiêu thương binh và gia đ́nh tử sĩ. Không có sự can trường, sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy của các Bạn, có biết bao chiến binh đă phăi vĩnh viễn nằm lại tại chiến trường, ở một vùng núi rừng lạnh lùng vô danh nào đó. Tôi đă từng theo dơi những phi vụ tản thương của Phi Đoàn 243 Mănh Sư, từ căn cứ Phù Cát đă phải bay lên Cao Nguyên trong những đêm khuya gió mưa tầm tă. Có chiếc lạc vào những đám sương mù dày đặc, và rớt trên đỉnh núi cùng với số thương binh của chính đơn vị tôi vừa mới được bốc lên. Tôi đă đứng nghiêm trong TTHQ để đưa tay chào vĩnh biệt!

Các Bạn đúng là những cánh én đă từng mang lại bao mùa Xuân cho đồng đội, cho quê nhà. Những cánh én ấy, giờ đây, dù đă phải trải qua bao thăng trầm nghiệt ngă, dù tan tác chia ĺa khắp muôn phương, nhưng vẫn luôn khát khao vẫy vùng trên bầu trời xưa cũ. Tiếc rằng, chúng ta đă phải trải qua một mùa Đông quá dài. Dài hơn cả đoạn đời đẹp đẽ nhất, khi các Bạn c̣n bay bổng trong bầu trời xanh, trong lửa đạn, mà vẫn vui đùa trước lằn ranh sống-chết nhiều khi c̣n mỏng hơn sợi tóc.
Măi măi các Bạn vẫn là những cánh én hào hùng. Cho dù những cánh én ấy đang phải ẩn ḿnh để chờ đợi một mùa Xuân.

Phạm Tín An Ninh

(Ảnh phía dưới :Phạm Vương Thục với Tướng STEVE RICHIE , người cựu phi công từng hạ 5 Mig 21 của CSBV)
pvthucgensteverichie.jpg




---
This article comes from Cánh Thép
http://www.canhthep.com


 

 Thai Duong 530 Fighter Squadron, A-1 Skyraiders, Cu-Hanh-Pleiku Air Base, Vietnam Edit Text