Tự Tôn, Tự Ti, Tự Hào Dân Tộc

Trần Quang Hải

 

Đă nhiều lần, trên nhiều bài báo tôi viết về vấn đề dân tộc tính, văn hóa âm nhạc cổ truyền cũng như những khảo luận về văn hóa, văn nghệ, tôi đều có nói qua về vấn đề tự hào văn hóa dân tộc. từ nhiều năm nay, trên đường đi phổ biến nhạc cổ truyền Việt Nam trên khắp năm châu, nhiệm vụ và sứ mạng mà tôi tự giao phó đă khiến tôi suy nghĩ nhiều về dân tộc tính và vấn đề bảo vệ vốn cổ. Bảo vệ đây không có nghĩa là bảo thủ, tồn cổ, ǵn giữ duy tŕ vốn cổ một cách mù quáng, v́ như thế là đi ngược lại tiến bộ và tiến triển của văn hóa.

 

Sự mến phục và ái mộ của người Âu My trước cái hay cái đẹp độc đáo của nhạc cổ truyền Việt Nam nói riêng vàvăn hóa Việt Nam nói chung là một bằng chứng cụ thể của giá trị của một nền văn hóa có trước văn minh Âu Mỹ. Tôi không “tự tôn” với nhạc cổ Việt Nam như một số thầy dạy dân ca cổ nhạc bên Việt Nam. Họ cho rằng chỉ có nhạc cổ là hay nhất, là sáng giá nhất, không cần phải biết hay học nhạc khác.

 

Nh́n sang các nước láng giềng như Lào, Cao Miên, Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, biết bao truyền thống âm nhạc hay đẹp, phong phú có thua ǵ nhạc cổ Việt Nam đâu, và có

khi c̣n đa dạng hơn là khác. Có bao nhiêu người Việt Nam biết về điệu nhạc Lam đối đáp nam nữ của người Lào với tiếng đệm của cây đàn khèn, hay dàn nhạc triều đ́nh Cao Miên pinpeat, hay tiếng đàn cổ cầm 7 dây (quzheng) mà Đức Khổng Tử ngày xưa thường đàn hay Bá Nha đă đàn cho Tử Kỳ nghe, hoặc là tiếng đàn tranh Nhật koto, tiếng đàn tranh Đại Hàn kayakeum, hay tiếng đàn tranh Mông Cổ jetakh dù rằng các loại đàn tranh này giống đàn tranh Việt?

 

Càng đặt nhiều câu hỏi th́ càng thấy ta không biết ǵ hết. Đó là chưa kể tất cả các loại nhạc dân tộc thiểu số sống trên lănh thổ Việt Nam mà chúng ta chưa có dịp khám phá. Xứ Việt Nam với 54 sắc tộc, và với hàng trăm nhạc khí khác nhau, hàng trăm loại hát, hàng chục loại múa, nhưng có ai biết ǵ về nhạc các dân tộc ít dân sống chung với người Kinh chúng ta hay không?

 

Khi đă suy nghĩ nhiều về sự phong phú nhạc trên thế giới, ta cũng không nên “tự ti” cho rằng nhạc xứ ḿnh sao quá nghèo nàn, hủ lậu rồi lại vọng ngoại, chạy theo các loại nhạc ngoại quốc, nhất là nhạc Tây phương Âu Mỹ để bắt chước họ mà chắc chắn rằng ḿnh sẽ không bao giờ hơn họ.

 

Tôi biết có rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam chỉ thích đua đ̣i theo người Tây phương, sáng tác theo nhạc Tây phương, mặc quần áo Tây phương, có những cử chỉ c̣n hơn cả Tây phương nữa (bảo hoàng hơn vua). Kết quả của sự bắt chước đó chỉ mang đến cho người Việt một h́nh ảnh nghèo nàn của âm nhạc mới Việt Nam. Và loại nhạc này, chỉ được phổ biến trong thế giới cộng đồng của người Việt chúng ta mà thôi. Có bao giờ chúng ta thấy nhạc mới Việt Nam được hát cho người Tây phương nghe không? (hát ở đây là tŕnh diễn trọn một chương tŕnh tại quốc gia Âu Mỹ).

 

Hai thái độ cực đoan đó đều là những lầm lẫn lớn trong tư tưởng con người Việt Nam ngày nay ở xứ người. Gió đó tại sao chúng ta không “tự hào” làm người Việt Nam, hiểu văn hóa Việt, và dạy cho con cháu chúng ta tiếng nói và phong tục Việt Nam. Văn hóa Việt chẳng có ǵ xấu cả. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đă được đúc kết từ mấy ngh́n năm nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, văn hóa Việt đă bị đe dọa nhiều lần sau khi bị lệ thuộc Tầu hơn 1000 năm, Pháp gần 100 năm. Văn hóa Việt Nam bao gồm nhiều khía cạnh: văn học, nghệ thuật, âm nhạc, ăn mặc, ăn uống, tiếng nói, phong tục, lễ nghi, vv...Tôi lấy một thí du điển h́nh nhất. Một cô gái Việt Nam khi mặc Âu phục sẽ hoàn toàn khác hẳn từ cách đi đứng, nói năng, so với khi mặc áo dài Việt Nam. Khi mặc áo dài Việt Nam lên người rồi, chúng ta sẽ thấy cô gái Việt, dù muốn dù không, sẽ dịu dàng, nhỏ nhẹ trong lời ăn tiếng nói, sẽ đi đứng nhẹ nhàng theo tà áo dài tha thướt và sẽ trở về với nguồn gốc Việt Nam. Trong các buổi tiếp tân,  chiêu đăi, nhất là những nơi có mặt người Âu Mỹ, chiếc áo dài Việt Nam giữa các bộ áo “robes de soirée” của Tây phương sẽ là đóa hoa mai, cánh lục đào, cành trúc biểu tượng cho một cái ǵ hoàn toàn Việt Nam, không bị pha lẫn, và sẽ gặt hái sự thán phục qua bao cặp mắt hướng về người mặc chiếc áo dài đó. Người đàn bà Ấn với chiếc áo Sari, người đàn bà Nhật với chiếc áo Kimono, hay bất cứ người đàn bà Á châu hay Phi châu, hễ mặc quốc phc th́ tự nhiên thấy đẹp hơn, sang trọng hơn, và tỏa ra một hương sắc quốc hồn quốc túy ngay. Cho tới ngày hôm nay tôi thấy chỉ có xứ Ấn Độ là người đàn bà c̣n mặc Sari trong đời sống hàng ngày trong xứ cũng như khi đi ra sống ở hải ngoại, trong khi các quốc gia khác lần lần bỏ bộ quốc phục để mặc theo Tây phương trong đời sống hàng ngày. Họ chỉ mặc khi có đại lễ, hay đôi khi đi dự chiêu đăi thôi.

 

 

Một thí dụ khác về nghệ thuật nấu nướng. Khi có bạn ngoại quốc đến nhà bạn, chắc bạn sẽ nấu cho khách ăn những món ăn ngoại quốc hơn là làm cho họ ăn “bí-tết” (beefsteak) với khoai chiên, hay thịt trừu gigot, thịt thỏ civet nấu với rượu vang đỏ. Dù bạn có nấu món đó ngon cách mấy đi nữa th́ khách ngoại quốc chỉ khen vậy thôi và sẽ so sánh. Điều chắc chắn là ḿnh sẽ không bao giờ nấu thức ăn Tây ngon hơn Tây nấu. Thử nghĩ người Âu khi không thể ăn gỏi cuốn với tương rồi bạn đem bơ ra nấu cho thành nước để cho họ chấm như thế có được không? Chắc chắn là không rồi. Mỗi món ăn của một quốc gia đều có một loại nước sốt (sauce) riêng. Ăn cơ, Việt Nam th́ phải có nước mắm, ăn cơm Tàu th́ có x́ dầu, cơm Tây th́ có nước sốt bơ. Nếu ăn đúng kiểu th́ sẽ ngon hơn nhiều. Có bao giờ chúng ta uống trà trong ly dành để uống sâm banh hay ngược lại đâu.

 

Trở về lănh vực âm nhạc, ngành mà tôi chuyên môn hơn. Tôi thiết nghĩ khi ḿnh tŕnh diễn nhạc Việt Nam cho khán giả ngoại quốc, ḿnh muốn phô trương nghệ thuật cổ truyền của ḿnh hơn là đàn, ca hát nhạc ngoại quốc hay tân nhạc.

 

Hát nhạc ngoại quốc th́ chắc chắn ḿnh hát không bằng người Âu Mỹ đâu, v́ đó là nhạc của họ, ḿnh chỉ bắt chước thôi. C̣n hát tân nhạc th́ người Tây phương nghe không hiểu lời, rồi lại nhạc và cách ḥa âm giống nhạc của họ th́ họ lấy ǵ mấy thích dù rằng có chút âm hưởng Việt với âm giai ngũ cung nhưng không đủ nói lên các đặc thù của dân tộc Việt Nam. Do đó, việc làm đ̣i hỏi nhiều công lao và kiến thức âm nhạc.

 

Làm nghệ sĩ bên xứ Pháp hay bất cứ quốc gia nào bên Âu Mỹ rất là khó khăn, nhứt là vai tṛ nghệ sĩ chân chính phục vụ văn hóa dân tộc Việt Nam. Nghệ sĩ Việt Nam ngày nay muốn góp phần một cách tích cực cho việc xây dựng ṭa nhà văn hóa Việt Nam ở hải ngoại, ngoài việc thấu triệt nhạc cổ và dân ca Việt Nam, c̣n phải am tường nhạc ngoại quốc để đối chiếu (nhạc ngoại quốc đây phải hiểu là nhạc các xứ láng giềng chung quanh Việt Nam như nhạc Cao Miên, Lào, Tàu, Nhật, Đại Hàn, Ấn Độ, Nam Dương, Phi Luật Tân, và cả nhạc cổ điển Âu Mỹ). Am tường nhạc ngoại quốc không có nghĩa là trở thành chuyên môn mà chỉ cần hiểu những ǵ căn bản của nhạc mỗi xứ là đủ rồi. Muốn như thế chỉ có cách là nghe dĩa hát, đọc những sách báo liên hệ tới nhạc các xứ đó. Và muốn đọc các sách báo nghiên cứu tức nhiên phải thông ngoại ngữ. Nếu biết đọc được tiếng Anh và tiếng Pháp, nói đọc và viết hai thứ tiếng đó, bạn có thể nắm vững 90% việc theo dơi đà tiến triển của âm nhạc thế giới. Ngày nay, tiếng Anh được xem là tiếng nói lưu hành khắp năm châu. Ở bất cứ nơi đâu cũng có người nói tiếng Anh. Biết được tiếng Anh hay bất cứ một sinh ngữ nào, bạn sẽ trở thành một người khác và ảnh hưởng của bạn sẽ được bành trướng mạnh mẽ trên thao trường quốc tế. Tôi có dịp đi dự hội nghị âm nhạc quốc tế từ hơn 30 năm qua. Nhờ vào tiếng Anh, tôi đă có nhiều dịp phát biểu sự hiểu biết của tôi, bảo vệ lập trường của ḿnh trong các cuộc tranh luận mà không cần phải qua sự trung gian của một thông dịch viên. Trong những buổi thuyết tŕnh về âm nhạc, tôi đă có dịp chứng tỏ cho các học giả ngoại quốc thấy rằng nhạc sĩ Việt Nam chẳng những đă nắm vững truyền thống nhạc Việt mà c̣n thông hiểu các nhạc ngữ trên thế giới để đối chiếu, phân tích và không bị dồn vào thế bí trước một vấn đề nào.

 

Ở Âu Mỹ, khán giả đi nghe nhạc thường có một tŕnh độ kiến thức cao. Họ đi nghe để t́m hiểu, để mở rộng kiến văn, th́ nghệ sĩ Việt Nam phải có nhiệm vụ khai quang điểm nhăn cho người Âu Mỹ một cách thành thật, trung thực, để cho họ thấy rằng văn hóa của ḿnh cũng không thua ǵ văn hóa họ (nếu ḿnh khiêm nhượng mà nói thế!). Nhớ có một lần, Bạch Yến và tôi đi diễn tại Bá Linh cho một viện bảo tàng truyền thống dân gian (Volkekunde Museum), khán giả Đức lần đầu mới khám phá nhạc Việt Nam rất thích thú và khâm phục. Tại Bergen, Na-Uy hội đoàn người Việt đă mời chúng tôi sang để giới thiệu văn hóa nhạc cổ cho người Na-Uy trong đêm văn hóa được tổ chức tại Grieg Hallen (pḥng tŕnh diễn lớn nhứt tại Bergen với 1500 chỗ ngồi).Đêm văn hóa này đă thu hút được rất nhiều người bạn Na-Uy, và báo chí đă hết lời khen ngợi trước sự phong phú của nhạc Việt. Ngay tại trường đại học âm nhạc durham tại Anh quốc, chúng tôi chỉ có hai người mà đă gây tiếng vang rất mạnh trong buổi giới thiệu nhạc cổ truyền Việt Nam. Chúng tôi đă được mời làm cố vấn nghệ thuật cho Đại hội âm nhạc văn hóa Á châu ở Durham (durham Oriental Music Festival).

 

 

Tính ra trong ṿng 35 năm qua (từ 1965) chúng tôi đă tŕnh diễn gần 3000 buổi giới thiệu nhạc cổ truyền tại trên 50 quốc gia, trên một triệu sinh viên, giáo sư tiêu, trung, và đại học đă có dịp nghe và thấy tŕnh diễn nhạc Việt. Trên 100 đại nhạc hội quốc tế đă có tôi tham dự và tŕnh diễn. Cả trăm chương tŕnh truyền h́nh và truyền thanh trên thế giới đă mời tôi nói chuyện và biểu diễn. Ảnh hưởng của truyền h́nh và báo chí rất quan trọng trong việc quảng bá nhac Việt đối với quần chúng Tây phương. Mặt trận văn hóa rất tối ư quan trọng. Bạn có thể làm được nhiều điều ích lợi cho phong trào tranh đấu khi bạn có một chỗ đứng vững chắc trong vườn văn hóa quốc tế.

 

Tiếng nói của bạn sẽ vang mạnh hơn. Nhiệm vụ của bạn sẽ càng nặng hơn v́ bạn sẽ cắm cao ngọn cờ trong chiến trận văn hóa. Theo tôi nghĩ, âm nhạc có một tác dụng rất lớn trong việc tranh đấu. Một mặt chúng ta nuôi dưỡng tinh thần tranh đấu qua các bản nhạc mà các anh em trong ca đoàn Hưng Ca Việt Nam đă sáng tác trong thập niên 80 tạo một niềm phấn khởi cho cả một phong trào đấu tranh với các giọng hát của Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Nguyễn Hữu Nghĩa. Năm 2000, vào dịp kỷ niệm 25 năm mất Sàigon, họ đă cho xuất bản những bài ca mới trong đường lối đấu tranh qua những CD tiếp nối ngọn lửa đấu tranh vẫn c̣n bừng sôi trong ḷng các chiến sĩ văn hóa.

 

 

Một mặt khác nên phát triển một đoàn nghệ thuật cổ truyền Việt Nam với những tiết mục hoàn toàn hướng về văn hóa chân truyền để gây ảnh hưởng tốt đẹp trong ḷng các người bạn Tây phương, để tạo một hậu thuẫn hùng mạnh trong tương lai với cảm t́nh gặt hái được qua các buổi giới thiệu văn hóa. Cho tới ngày hôm nay, tôi ít thấy nghệ sĩ Việt Nam tự do tại các đại nhạc hội quốc tế.

 

Hàng năm, chúng tôi đi lưu diễn hàng trăm buổi cho học xinh xinh viên và các trường học, trung tâm văn hóa cho giới giáo dục Tây phương. Sự hâm mộ âm nhạc cổ truyền Việt Nam của khán giả Tây phương cho chúng ta thấy rằng chúng ta có một nền văn hóa nghệ thuật không thua ai và có đủ tŕnh độ để biểu diễn tại bất cứ nơi nào trên thế giới. V́ lư do đó, tôi đề nghị rằng trong tương lai, nếu chúng ta chịu khó ngồi lại với nhau, trao đổi những kinh nghiệm đă thâu thập được để phát triển, củng cố và t́m một hướng đi phù hợp với công cuộc tranh đấu của toàn dân Việt Nam th́ chắc chắn rằng chúng ta sẽ thành công và nhát định phải thành công.

 

Bắt đầu từ cuối thập niên 80, bên xứ Canada có đoàn Hồng Lạc do chị Tôn Nữ Lệ Ba đứng ra điều khiển và gặt hái nhiều thành quả trong các chuyến lưu diễn tại Canada, Mỹ và Âu châu, lại có tham dự một số đại nhạc hội quốc tế. Bên Pháp có hai nữ nhạc sĩ Phương Oanh và Quỳnh Hạnh đă cố gắng tạo một phong trào học nhạc khí cổ truyền đàn tranh, đàn bầu, mở lớp dạy nhạc cổ truyền và bắt đầu đi su vào giới thưởng thức nhạc của khán giả Tây phương. Bên Úc châu, Lê Tuấn Hùng và vợ là nữ nhạc sĩ Đặng Kim Hiền có tham gia vào thế giới âm nhạc Úc qua nhiều cuộc tŕnh diễn nhạc dân tộc, và thực hiện được vài CD nhạc truyền thống Việt Nam. Đức Thành và Nguyệt Lan, cũng như Khắc Chí và Bích Ngọc ở Canada đă tạo một tiếng vang trong làng nhạc Canada. Tại Mỹ có gia đ́nh nhạc sĩ Nguyễn Đ́nh Nghĩa d0óng góp nhièu trong việc giới thiệu nhạc khí dân tộc trong đại học Mỹ.

 

Như vậy là trong ṿng 10 năm chót của thế kỷ 20. Bạch Yến và tôi lại có thêm một số bạn đồng hành tong việc phổ biến nhạc dân tộc Việt Nam ở hải ngoại.

 

Tôi tin tưởng rằng với số lượng nghệ sĩ Việt Nam ngày nay tha hương khắp năm châu, việc làm đó không phải là ảo tưởng. Nhân tài đất nước chúng ta có rất nhiều như trăm ngh́n hoa vạn sắc thi nhau đua nở trong vườn hoa văn nghệ. Ngày nay, trong hoàn cảnh tạm thời, các văn nghệ sĩ đang hăng hay sáng tác, phổ biến trong phạm vi nhỏ hẹp của người Việt. Ngày mai, các văn nghệ sĩ đó với số vốn kiến thức và kinh nghiệm lăo thành của các văn nghệ sĩ đàn anh đàn chị sẽ là những người d́u dắt chúng ta trên con đường củng cố văn hóa, duy tŕ cổ học tinh hoa Việt Nam, chuẩn bị cho tương lai con cháu chúng sớm có ngày trở về quê hương, giải phóng đất nước thân yêu hiện đang sống trong cơ hàn với một nền kinh tế lụn bại dưới một chế độ độc tài.

 

Việc làm này đ̣i hỏi rất nhều thiện chí của từng cá nhân chúng ta

 

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành ḥn núi cao.

 

Dân tộc c̣n là khi tiếng nói, câu nhạc đượm màu sắc dân tộc c̣n ở trên đầu một chót lưỡi của người Việt. Với tinh thần dân tộc đó, với niềm tự hào văn hóa đó, tôi chắc rằng người Việt chúng ta sẽ không bao giờ quên nguồn gốc của tổ tiên, của tinh thần bất khuất đă được chứng minh qua mấy ngàn năm lịch sử. Tự hào dân tộc để đi lên và tiến măi khắp vạn nẻo đường. Hoàn thành một sứ mạng là công việc của toàn thể anh em cùng chí hướng, cùng nh́n chung một đối tượng và cùng nắm tay nhau không quản gian lao khó khăn.

 

Văn hóa Việt Nam là của chung. tranh đấu cho văn hóa, nghệ thuật là bổn phận của toàn thể văn nghệ sĩ hiện nay đang lưu lạc ở hải ngoại. Trách nhiệm của chúng ta là lèo lái con thuyền văn hóa lướt mạnh và nhanh trên biển rộng bất chấp những sóng lớn, những phong ba, hầu đưa con thuyền văn hóa đến tận bến ḅ của từng người Việt, để mang lại cho những ai hăy c̣n thờ ơ, do dự, lạnh lùng một niềm tin vững chắc, một nguồn hy vọng bao la. Sự sống c̣n của văn hóa ở trong tay các bạn văn nghệ sĩ. Sự thịnh suy của văn hóa Việt tùy thuộc ở các bạn. Ngày trở về quê hương sớm hay muộn đều do nơi sức phấn đấu của các bạn. Đă là văn nghệ sĩ, chúng ta không có quyền ngủ yên. Phải luôn luôn thức tỉnh, cảnh giác, tranh đấu với khả năng, theo hoàn cảnh, sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của chính nghĩa, của hoài băo dân tộc, của ước vọng toàn dân. Văn hóa Việt Nam nằm trong tay chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ nó, tự hào v́ nó, hănh diện với truyền thống bốn ngh́n nă, văn hiến.

 

Ngày nào chúng ta thực hiện ước nguyện đó thành sự thật th́ ngày đó chúng ta mới có cơ hội trở về quê hương để cùng nhau tái thiết đất nước, chứ không phải chỉ về quê để gọi là “thăm nhà” “vui chơi,” “ăn uống,” khoe khoang cái mă giả tạo bên ngoài và quên đi cái khổ đau của dân nghèo đang phải chịu nhiều hy sinh mà nhiều người Việt hải ngoại v́ ham về Việt Nam để hưởng thụ mà quên đi những ǵ mà ḿnh cần phải tranh đấu.

 

Tự hào để hănh diện với gia tài hiếm có của Việt Nam. Tự hào đêû mang lại cho mỗi người chúng ta đang sống lưu đày một h́nh ảnh tốt đẹp của quê hương. Tự hào để nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta trong những ngày tháng lưu vong, và để truyền lại cho con cháu chúng ta một cái ǵ không thể rứt bỏ trong tâm khảm.

 

Một vài cảm nghĩ của một nhạc sĩ, một nhà nghiên cứu nhạc dân tộc, và của một người dân Việt gởi đến các bạn để cùng nhau suy nghiệm t́m một giải đáp thích ứng với nguyện vọng của chúng ta.