‘‘Việt Nam Niềm Nhớ’’

 

Có người trong chúng ta dã lìa xa quê hương trên 28 năm, có người gần đây. dẫu xa cách lâu năm hay chỉ mới đây thôi, hình ảnh quê hương chúng ta vẫn cứ theo mãi trong lòng, mấy ai quên được. Và niềm thương nổi nhớ ấy chắc sẽ còn theo chúng ta mãi. Dẫu sự bận rộn của cuộc sống hiện đại có làm thời gian quay nhanh hơn thì có lúc nó phải chậm lại, để người Việt tha hương vào mỗi độ Xuân về, nghe lòng mình lắng xuống và thả hồn về một nơi chốn rất xa, nhưng lại rất gần trong mỗi trái tim và trí tưởng của mỗi người.

 

Nói về niềm nhớ quê hương, giấy mực nào kể ra cho xiết. Nào thuở ấu thơ trông ngóng mẹ đi chợ về, nào tuổi thư sinh tung tăng cắp sách đến trường, nào thời thanh thiếu niên bắn bi đánh đáo với bạn bè, nào thầy nào cô, nào quán cóc quán chè quán café. Đó là chưa nói đến những ngày Tết và những ngày lễ hội khác ở miền quê. Kể sao cho hết những chuyện chăn trâu, những buổi đá dế, những thú vui ngày mùa, những mái tranh nghèo tỏa khói lam chiều, những ngọn đèn dầu hắt hiu bên bàn học. Thôi, chúng ta xin tạm nhưng nơi đây để cùng dắt đưa nhau về nơi chốn tuy xa mà gần ấy, về một thời xa xưa ấy, và để dạo một vòng từ Nam ra Bắc. Trên con đường chúng ta đi, ai có những kỷ niệm êm đềm nào xin hãy cùng nhau chia xẻ. Nếu ai chưa từng ở Việt Nam, xin mời theo chân chúng tôi. Nào, chúng ta lên đường.

 

Từ Mũi Cà Mau, trước khi ra Hà Tiên thăm miền ước mơ từng được ghi lại trong nhạc phẩm Hà Tiên, chúng ta hãy ghé qua Cần Thơ và xuống thăm Rạch Giá. Rời Miền Tây xuôi dòng An Giang, qua dòng Cửu Long, chúng ta hãy ghé thăm Sa Đét, Mỹ Tho để được trông thấy từng đàn co bay thẳng cánh dưới ánh Nắng Đẹp Miền Nam như nhạc sĩ Lam Phương cớ lần nào kể lại. Sau đó lên xe, chúng ta chuẩn bị Ghé Bến Sài Gòn để trông thấy tận mắt những gì cố nhạc sị Văn Phụng đã ghi lại, và cũng để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Sài Gòn, thủ đô yêu dấu nước Nam Việt Nam, như cố nhạc sị Y Vân đã ghi lại trong nhạc phẩm Sài Gòn. Khi màn đêm buông xuống, thành phố Sài Gòn nhộp nhịp dưới muôn vàn ánh đèn như Y Vân mô tả tiếp theo trong Đêm Đô Thị. Trước khi rời Sài Gòn, chúng ta không khỏi xao xuyến khi nghe những câu vọng cổ tuyệt vời văng vẳng đâu đây hay những bài dân ca ru con ngọt ngào qua thanh âm của những nhạc cụ cổ truyền độc đáo. Chắc Phượng Liên đang cất giọng thanh tao qua vở tuồng Tuyệt Tình Ca hay Chí Tâm với làn hơi điệu nghe trong một màn giao duyên tân cổ. Hay quá cổ nhạc Việt Nam là một bộ môn nghệ thuật thật hiếm quý, và hơn thế nữa, còn được thể hiện qua nghệ thuật trình diễn truyền cảm của Phượng Liên và Chí Tâm. Chưa hết Trần Quang Hải và Bạch Yến cũng mang đến cho chúng ta những làn điệu dân ca Nam Bộ và ba miền thể hiện bằng những giai điệu mượt mà qua nét nhạc cổ truyền thật điêu luyện.

 

 

 

Đi thêm vài chục dặm về hướng Đông Nam, chúng ta chợt nghe tiếng sóng vỗ. Vũng Tàu đây rồi! Người thì tung tăng bãi trước, kẻ thì tình tự bãi sau. Chúng ta hãy ngồi lại bên quán nước dừa kia và tận hưởng không khí trong lành của biển cả trước khi tiếp tục cuộc hành trình lên vùng cao nguyên đất lạnh Đà Lạt. Nơi ấy chắc sẽ nhắc nhở chúng ta một thoáng xứ người. Tiếng thông reo vi vu bên dòng thác Cam Ly hay bên hồ Than Thơ đang phơi mình dưới bóng hoàng hôn. Thật là mộng mơ như lời nhạc phẩm Đà Lạt Hoàng Hôn của Minh Kỳ và Dạ Cầm. Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ...

 

 

 

Xổ dốc đi về hướng Đông, chúng ta sẽ lạc vào rừng dừa, hay bị chận lại vì dòng nước mát của Suối Tiên. Phan Rang! Nơi đây cũng nổi tiếng với mắm tôm và nước mắm như Phan Thiết vậy. Làm sao chúng ta quên nổi hương vị thuần túy quê hương qua những món gia vị độc đáo này. Nơi đây cũng đã níu kéo bước chân của cố nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh để ngày nay chúng ta còn có được những bức ảnh tuyệt vời của Mũi Né, của Đồi Dương. Xuôi về hướng Bắc một tí, chúng ta sẽ thấy tàu bè tấp nập ra vào hải cảng Cam Ranh, một trong những hải cảng tên tuổi của thế giới.

 

 Bây giờ, chúng ta không xa Nha Trang lắm. Dọc đường chúng ta phải ghé chợ Tân bình để nghe lại những tiếng rao mời, để uống ly nước mía hoặc mua bịch đậu phụng luộc. Chưa kịp ăn xong, chúng ta lại đến chợ Đầm Nha Trang. Đến đây, ngoài Hòn Chồng, Cầu Bóng, Tháp Chàm, chúng ta không thể không ghé thăm bãi biển Nha Trang, nơi đã cho thành phố miền biển này cái danh hiệu nên thơ miền quê hương cát trắng. Đi dạo trên bãi biển này, dầu không biết hát, chúng ta cũng phải cất giọng để ngân nga nhạc phẩm Nha Trang của Minh Kỳ, hoặc Nha Trang Ngày Về của Phạm Duy.

 

Rời Nha Trang lên miền cao nguyên, chúng ta sẽ gặp lại những đôi chân nhuộm đất đỏ của người dân Ban Mê Thuột hay các cô gái ‘‘má đỏ môi hồng’’ của thị trấn miền núi Pleiku. Xuống gần vùng biển, chúng ta nếu không thấy thì cũng đã từng nghe câu chuyện các cô gái Bình Định múa roi đi quyền. Dọc theo bờ biển, chúng ta sẽ đặt chân đến Quảng Ngãi, đến Đà Nẵng, cũng là một bến cảng tên tuổi nữa, với núi Ngũ Hành Sơn tích động kỳ quan nhìn ra biển cả. Lên đèo Hải Vân, chúng ta nín thở tí xíu, nhưng nhớ mở mắt để xem cảnh hùng vĩ của Trường Sơn gặp Biển Đông. Xuống đèo chúng ta có nghe gì khác không? Giọng hò Huế đang thánh thót trên dòng sông Hương đấy, nơi có cầu Tràng Tiền bắc qua, có chùa Thiên Mụ đứng bên, nơi mưa phùn lất phất bay như chúng ta vẫn nghe nhạc sĩ Minh Kỳ kể lại trong nhạc phẩm bất tử Mưa Trên Phố Huế.

 

Sau Quảng Trị, Quảng Bình, chúng ta bước qua sông Bến Hải, địa danh chia đôi hai miền đất nước. Cúng ta hãy quay ngược bánh xe thời gian một phần tư thế kỷ. Trước năm 1954, nhiều người Việt tha hương đã một lần bỏ xứ ra đi. Họ đã mang theo những gì? Trên tay họ chắc không có gì nhiều, thế nhưng trong tâm trí họ chắc phải chất chứa nhiều hình ảnh thật là đẹp như chúng ta vẫn thường nghe qua những tình khúc Hướng Về Hà Nội của Hoàng Dương, Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng, Đường Về Miền Bắc của Đoàn Chuẩn...Hà Nội 36 phố phường chắc hẳn phải khác ngày xưa lắm. Hồ Tây, Hồ Gươm, bây giờ ra sao? Chùa Một Cột ngày nay như thế nào? Sông hồng vẫn còn âm thầm chảy ra Biển Đông để hội ngộ cùng sông Hương và sông Cửu Long như trường ca Hội Ngộ Trùng Dương của Phạm Đình Chương chứ? Vịnh Hạ Long chắc vẫn đẹp huyền ảo như ngày nào? Đi sâu vào vùng rừng núi Lạng Sơn rồi lên Cao Bằng, Bên Cầu biên Giới bây giờ biết có còn người đẹp Tô Châu lặng lẽ đứng ‘soi bóng bên dòng nước lũ’’ như lời kể của nhạc sĩ Phạm Duy? Và sau cùng, câu hỏi lớn nhất vẫn là ‘ ‘Ải Nam Quan bây giờ ra sao, Thác Bản Dốc ngày nay thế nào?’’, và do đâu, vì ai mà có sự dời đổi ngỡ ngàng khiến lòng người dân Việt phải đau xót?

 

Việt Nam Niềm Nhớ, đó chính là những hồi ức về một đất nước mến yêu, một quê hương tươi đẹp.

 

 

 

“A Walk Through Vietnam”

 

Some of us have left Vietnam for more than 28 years; some have been away more recently. Whether it is ancient or recent memory, who among us can forget Vietnam, or shut it out from our heart. That attachment probably will stay with us forever. Time may fly in modern life, but it has to slow down some time for us to collect ourselves and let our spirits wander back to that distant homeland, so far and yet so near to our hearts and souls.

 

We cannot write enough about the longing and affection for the places that we grew up. Times when we were toddlers waiting for our mothers to return from the open-market; times when we were children blissfully carrying our books to school; times we were teenagers just hanging-out with friends; our beloved teachers, our favorite eating stands and coffee shops; and those special festivities and holidays, especially New Year’s days, Tet. How can we recount fully memories of tending to water buffaloes, of playing with crickets, of the fun and adventures at harvest time, of the endearing thatch huts clouded in smoke of dusk, of studying by the flickering light of kerosene lamps. Well, let us stop here so that our minds can journey back to those places in olden times, so far and yet so near, in a tour of the country from South to North. Let us share our memories with each other along the journey. If you have not been to Vietnam, we invite you to come along in our journey.

 

From the southern tip of Ca Mau, let us stop by Ha Tien to visit this land of hope as recounted in the song Ha Tien. Ha Tien, means Water Goddess and is surrounded by towering limestone formations that support a network of spectacular caves and grottoes, many of which have become cave temples.

 

 

 

Crossing the An Giang river, we will go up the western provinces of the Mekong delta, stop by Bac Lieu to see group of cranes stretching their wings in flight under the Beautiful Southern Sunlight as described by composer Lam Phuong. Across the Mekong River, let’s get on a bus and be ready to Stop By Saigon to see what the late composer Van Phung described, and to observe the sights of the Saigon metropolis like the late composer Y Van described in the song Oh Beautiful Saigon. At nightfall, Saigon is busting under countless points of light just as Y Van described in the song City Night. Before leaving Saigon, we shall take time to fill our senses with a bit of folk opera melodies echoing here and there. Could it be Miss Phuong Lien singing her sweet arias in The Farewell Song with Mr. Thanh Duoc. Hoe melodic! Traditional folks music is indeed an art of treasure.

 

 

 

Miles to the East, we suddenly hear the lapping sound of ocean waves. Here is Vung Tau! People are rushing about on the Front Beach, or quietly keeping each other company out on the Back Beach. Let us sit down by the coconut drink stand over there and take in all the fresh sea breeze we can before leaving for the cool of highland of DALat. up there, the scenery will probably remind of our present Northwest home. Hear the sound of rustling pine somewhere by Cam Lasy Fall or by Than Tho Lake in the shadow of the evening dusk. Enchanting! just as described in the song Dusk in Da Lat:”Listen to the evening falling on the dreamy city...”

 

 

 

Descending toward the East, we will certainly lose ourselves in coconut groves or come up against the cool stream of Suoi Tien. Phan Rang! The place that is as well known for fish and shrimp sauces as Phan Thiet. Just mentioning these two traditional and unique condiments triggers plenty of culinary memories. Phan Thiet also has seen the footsteps of the late photographer Cao Linh, who gave uc wonderous pictures of Mui Ne, of Doi Duong. A bit north, we can see ships and boats crowding Cam Ranh Bay, a well-known harbor in the world.

 

We are not that far from Nha Trang now. On the way there, we must stop by Tan Binh market to listen again to the chants, to drink a glass of sugarcane juice  or to buy some boiled peanuts. Not done with eating yet, we will stop bt Dam Market in Nha Trang. Once there, besides Hon Chong, Cau Bong, and the Champa towers, we must visit the beaches of Nha Trang, home to miles of white sandy beaches. Strolling on these beaches, even we tone deaf, we should try to sing the melody Nha Trang by composer Minh Ky, or the song The Day I Return To Nha Trang by the famed composer Pham Duy.

 

Leaving Nha Trang and heading up to the highland, we will see the people of Ban Me Thuot who feet are red with the color of the ground on which they walk, or the young women with rosy complexion in Pleiku. Down near the sea, we will hear, if not see, the young women of Binh Dinh performing martial arts exercises. A little further out are Quang Ngai, Quang Nam and Danang. Up on the Hai Van Pass, we may hold our breath out of nervousness, but remember to open our eyes to see the majestic landscape where the Truong Son mountain range meets the Pacific Ocean. After the pass, do we hear anything different? The sweet-sounding Hue voice lingers on the Perfume River, where we can see the Trang Tien Bridge and the Thien Mu pagoda, where there often are intermittent drizzles to remind us of the unforgettable song Rain in the City of Hue by Duy Khanh.

 

Leaving Quang Tri, Quang Binh, we come to Ben Hai River, the line that once divided the country. Let us turn back the clock another quarter century. By 1954, many Vietnamese had already fled their homeland once, going from the north to the south. What did they bring with them? Probably not much in their hands or on their backs, but in their hearts and minds they probably carried with them the images that we often hear in ballads such as Looking Towards Hanoi by composer Hoang Duong, Feeling of the One Who Left by composer Anh Bang, The Way Home to the North by the late composer Doan Chuan.

 

Ha Noi with its 36 quarters must be very different in the old days. What about the West Lake and the Sword Lake today? How is the One Pillar Pagoda now? does the Red River still quietly flow to the South China Sea to meet with the Perfume River and the Mekong River like in the song Open Sea Festival by Pham Dinh Chuong? Ha Long (Descended Dragon) Bay is probably still as magnificent as ever. Deep in the Lang Son forests and up the hills in Cao Bang, is there still To chau beauty grooming herself By The Border Bridge? And most importantly, we should inquire about the Ai Nam Quan gate and ask ourselves why we have lost this once familiar landmark...