Bữa mô mời bạn vô chơi Huế
Đoàn
Hải
Có lẽ từ cái thuở long lanh đáy nước in trời thành xây khói biếc,
non phơi bóng vàng (Kiều), Huế đă nhờ ḍng sông xanh truyền đi tín hiệu thơ,
Huế đă mượn cảnh và người để gởi vào không gian trầm mặc
bản thông điệp thơ và từ đó những cơn gió trên sông đă chở thơ
đi khắp nơi.
Nguyễn Du đă nh́n thấy Huế qua một vần trăng:
Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
(Một vầng trăng sông Hương
Cổ kim buồn khôn xiết)
Với Cao Bá Quát, con người chỉ chịu cúi đầu trước hoa Mai,
sông Hương mang hào khí Trường giang như kiếm lập thanh thiên (Sông dài như kiếm
dựng trời xanh). Văn Cao đă từng khẳng định: Huế là một nguồn
sáng tạo của tôi trong những năm 40. Thơ và nhạc là điều tôi t́m từ nguồn
ấy. Có lẽ lịch sử và cảnh vật của cố đô có những điều
gây cảm xúc cho sáng tạo.
Thế rồi một đêm đàn lạnh trên sông Huế Ôi nhớ nhung hoài vạt
áo xanh, Văn Cao nhà thơ đă ngẩn ngơ v́ Thuyền xuôi về bến mô thuyền hỉ
Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà (Một đêm tàn lạnh trên sông Huế).
Viết về Huế, có lẽ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài nổi tiếng
nhất. Bài thơ dựng lên một bức tranh Sương khói mờ nhân ảnh về cảnh
Huế, người Huế:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Về câu thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền, có nhiều ư kiến không
thống nhất. Có người cho rằng mặt chữ điền là khuôn mặt của
cô gái Huế phúc hậu đoan trang, nhưng cũng có ư kiến cho rằng mặt chữ điền
thường để chỉ khuôn mặt của nam giới, mà trong câu thơ chính là khuôn mặt
của tác giả khi t́m đến vườn nhà cô gái và bị Lá trúc che ngang.
Đọc kỹ khổ thơ, tôi thấy mặt chữ điền trong câu cuối
phải là khuôn mặt của người con gái thôn Vĩ, không thể là khuôn mặt của
tác giả. Tại sao? Chỉ v́ người con gái mặt chữ điền là h́nh ảnh
trung tâm của bài thơ. Nàng mang vẻ đẹp phúc hậu được xem là vẻ đẹp
lư tưởng của người con gái Huế trong thời đại nàng đang sống.
tất cả đều rơ ràng, nàng đứng sau khóm trúc, nhưng h́nh ảnh nàng hiện ra
rơ nét vớimặt chữ điền trong khi đó nắng mới lên trên những hàng cau và
hoa bắp lay ngoài bến sông. Cảnh Huế, người Huế hiện ra rất thực
nhưng cũng rất thơ. Người con gái thôn Vĩ dù được xây dựng bằng
sương khói mờ nhân ảnh, dù Áo em trắng quá nh́n không ra th́ nàng vẫn là nguyên mẫu
của cô gái Huế trong đời thường.
Trong bài Tạm Biệt của Thu Bồn, phải chăng chúng ta cũng gặp h́nh
ảnh rất thực của người con gái Huế?
Từ ḍng sông Thu của quê hương, Thu Bồn ra Huế với một trái tim
nồng nhiệt:
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Anh cất công đi t́m người con gái không phải bước ra từ sương
mù của những giấc mơ đời hư ảo mà là một người con gái có thực.
Anh nghĩ thế và anh tin thế:
Em rất thực nắng th́ mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
Cái hay của ngôn ngữ thơ được biểu hiện ở cách dùng từ
ngữ tương phản: một lần đến ngàn lần nhớ, em rất thực
nắng mờ ảo. Cũng v́ vậy mà em là cô gái cố đô nhưng em không phải là cố
đô. Cố đô mơ màng, lung linh h́nh sương bóng khói, nhưng em hiện ra giữa đời
rất thực, hồn nhiên như mây trời, trinh trắng như màu áo học tṛ. Trong khung
cảnh những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lăng, em hiện hữu
mặt trời vàng và mắt em nâu, em dịu dàng nón rất Huế nhưng đời không phải
thế, Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Tuy vậy tôi vẫn không vội tin lời nhà thơ nói bằng ngôn ngữ của
trái tim và bằng ngôn ngữ của tư duy h́nh tượng. Nhà thơ nhắc chúng ta rằng,
Xin đừng lầm em với cố đô, để rồi nhà thơ là người thứ
nhất không nhớ lời nhắc của chính ḿnh:
Áo trắng hỡi, thuở t́m em chẳng thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền
Và:
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh t́m măi Huế nơi đâu.
Rơ ràng trong thơ Thu Bồn, em và cố đô đă ḥa nhập làm một. Có thể
nhà thơ t́m Huế nơi những ngôi đền cổ, chén ngọc giờ ch́m dưới
đáy sông sâu, có thể anh phát hiện Huế nơi nhịp cầu cong và con đường
thẳng, nhưng chính anh đă thấy:Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng. Và như thế,
nhà thơ yêu Huế qua h́nh ảnh cô gái Huế và ngược lại.