Tâm sự đường bay
Tôi thả bộ về hướng phi đoàn.
Trời đang mưa nhẹ. Tối hôm qua mưa nhiều và nặng hạt hơn. Trên đường
nước mưa c̣n đọng từng vũng. Cây cối hai bên đường ướt
sũng nước mưa. Cảnh vật ảm đạm. Thời tiết tại Pleiku này
khi mưa th́ mưa dầm dề, mưa buồn da diết. Mưa nhưng không lạnh lắm.
Đi bộ trong mưa cũng là cái thú mà tôi đă t́m thấy được từ khi chuyển
về đây. Những hạt mưa nhẹ va vào da mặt gây lạnh khiến người
tỉnh táo. Tôi hít hơi dài để hai buồng phổi chứa đầy không khí trong sạch
buổi sáng. Như thường lệ, tôi dừng lại chỗ người đàn bà bán
xôi, mua một gói xôi có trộn muối mè đậu phụng thơm phức, bỏ vào túi áo
bay gần bắp chân bên phải. Tôi là người cẩn thận nên hay lo xa. Nếu sắp
hết giờ trực bay mà bị gọi lên mục tiêu trong khi bụng đói th́ thật là
phiền và nguy hiểm. Khi đói mà nhào lộn thả bom th́ rất dễ bị đi đong
v́ đầu óc thiếu sáng suốt, tay chân rả rời. Tôi lại xấu tính đói. Biết
ḿnh biết ta khỏi lo chi đói.
Đời sống một phi công khu trục
tác chiến mới nh́n qua th́ như những câu hát ‘’Một ngày như mọi
ngày’’ (TCS). Thức dậy lo vệ sinh cá nhân, đến giờ trực bay th́ lên
phi đoàn, lơ ngơ, đọc sách, đánh bài, tán dóc... chờ đợi. Có lịnh điều
động th́ khăn gói cất cánh, liên lạc, đến tọa độ, ồn ồn
ào ào, dăm ba phút trở về chốn cũ, kư tên vào sổ, kiếm ǵ ăn, ra phố...
Cứ thế ngày tháng qua đi. Nếu ai để ư theo dơi th́ ‘’Người ngỡ
đă đi xa, nhưng người vẫn quanh đây’’ (TCS). Những trận
đánh khốc liệt, những gian nan lo sợ, những nhọc nhằn gia cảnh theo thời
gian in hằn trên mặt người. Ngoảnh mặt ‘’nh́n lại ḿnh đời
đă xanh rêu’’ (TCS). Cái chết như luôn luôn ŕnh rập bên mḿnh. Người
phi công khu trục chỉ biết rằng ḿnh c̣n sống và an toàn khi kư vào sổ bay sau mỗi
phi vụ. Cho nên có dịp là họ phải chơi cho thỏa thích ‘’Hôm nay đây
c̣n vui trông thấy nhau, bên tiếng ca, tiếng đàn vượt trời cao’’
(LP). Bởi v́ trên ṿm trời kia, cha mẹ vợ con không thể nào giúp họ được
mà chỉ c̣n lại các phi công bạn trong phi tuần ‘’C̣n thấy ǵ? Sáng mai đây,
thôi ta c̣n bạn bè!’’ Càng bay lâu người phi công càng thấy qúy bạn bè. Bạn
bay càng ngày càng giảm đi v́ nhảy dù thất lạc, v́ chết đi tan tác giữa đám
hoa mây ‘’Những người thân của ta cứ lần lượt bỏ ta đi,
không bao giờ trở lại’’ (TCS) như những cánh chim ĺa đàn ‘’Đôi
cánh chim tơi bời rả rời. Cùng mây xám về ngang lưng trời’’ (LT)
Tôi đi được nửa đoạn
đường th́ mưa tạnh hẳn. Ngước nh́n bầu trời sau cơn mưa
với những tia nắng mới xuyên qua các tầng mây soi xuống mặt đường,
chiếu sáng trên các vũng nước nửa xanh nửa trắng v́ mây. Tôi cúi xuống đưa
một ngón tay chỉ vào mũi ḿnh trong nước thầm hỏi ‘’Mầy đó
à?’’ Khuấy nhẹ ngón tay, từng ṿng tṛn từ nhỏ lan ra thành ṿng lớn, khuôn
mặt tôi, áng mây và bầu trời chao động đang ḥa nhập vào nhau. Trời đất
và ta thật có mà cũng là không. Tôi bỗng nhớ vợ
thật nhiều. Không biết bây giờ nàng và thai nhi năm tháng ra sao? Nàng đang làm ǵ nhỉ?
Có nhớ ḿnh không? Nắng này, mưa kia và em ‘’Nắng có hồng bằng đôi
môi em; Mưa có buồn bằng đôi mắt em. Tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống
đời làm sóng lênh đênh’’ (TCS). Em ơi! Sóng lênh đênh trong vũng nước
mưa. Anh nh́n thấy anh đó, nhưng sau chuyến bay ngày hôm nay, anh có c̣n đây không? Trong
không mà có, trong có mà không! Cám ơn em đă đến trong đời anh, tặng cho anh những
giờ sống thật ‘’Ơn em, ngực ngải, môi trầm, cho ta cỏ mặn,
trăm lần lá ngoan’’ (DTL). Chúng ta cùng nhau đi trong đời này, nhưng
cảnh sống hai nơi và mạng người mỏng manh không phải là những ǵ chúng
ta lựa chọn. Phải chấp nhận mà thôi ‘’Cuộc đời đó, có bao
lâu, mà hững hờ’’ (TCS). Chúng ta đă từng cùng nhau cầu nguyện cho cuộc
chiến mau tàn, để chúng ta c̣n có nhau và một đời sống thật bên nhau ‘’Xin
cho tôi ra khỏi cuộc đời. Để bao giờ trời đất yên vui; Xin cho tôi
xin lại cuộc đời’’ (TCS). Hiện tại anh không biết rồi đời
anh sẽ ra sao, đời em sẽ như thế nào! ‘’C̣n bao lâu cho thân thôi
lưu đày chốn đây...C̣n bao lâu tôi xa anh, xa em, xa tôi’’ (TCS). V́ thế anh chỉ
c̣n biết ơn những ǵ anh có hoặc nghĩ rằng ḿnh đang nắm giữ ‘’Cám
ơn người đă cho tôi những thương nhớ lạ lùng từ bấy lâu’’
(BG) Và anh sẽ ‘’đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy’’
để cùng em ‘’nh́n suốt một mối t́nh’’ để được
‘’gọi tên em măi suốt cơn mê này’’ (TCS). Tạ ơn em! Tạ
ơn em!
Mười phút sau khi đến phi
đoàn, tôi nhận lệnh đi đánh tại Buôn Hô. Thái Dương 21, phi tuần hai chiếc,
mỗi chiếc trang bị tám trái GP. Tôi đi quanh tàu kiểm soát tiền phi, đưa mắt
t́m kiếm những bất thường trên thân tàu từ
trước ra sau. Tôi đưa tay vuốt nhẹ cánh quạt, một cảm giác thân thiết
lạ lùng với con tàu luôn luôn dấy lên trong ḷng mỗi lần tôi kiểm soát tàu. Khi con tàu
rời mặt đất lao ḿnh vào không trung th́ chỉ c̣n tôi với nó. Đưa tôi đi
xa những thân thương trên mặt đất. Đưa
tôi về gặp lại những thương yêu cũng là nó. Tôi nhờ nó để làm tṛn
bổn phận của một người lính, thỏa măn chí tang bồng ngang dọc nhưng
cũng rất cần nó an toàn đưa tôi về gặp lại những nhàm chán của một
ngày như mọi ngày. NÓ chia xẻ những lo sợ, hồi hộp, nóng giận, những
giọt mồ hôi lạnh và nóng của tôi. NÓ chứng kiến nụ cười mĩm, lắng
nghe tôi hát nghêu ngao một ḿnh trong pḥng lái hoặc cùng tôi nghe nhạc yêu cầu...NÓ và tôi không
một giây tách rời nhau từ lúc chúng tôi rời phi đạo. NÓ chết, tôi chết. Cánh
quạt của nó c̣n quay, tim tôi c̣n đập, tôi c̣n sống và những ǵ khác liên quan với
tôi sẽ sống theo. NÓ và tôi tuy hai mà một. Đă nhiều lần tôi cám ơn NÓ. NÓ đă
nhiều lần gắng hết sức ḿnh đưa tôi về đất an toàn. T́nh yêu giữa
tôi và NÓ càng ngày càng tăng lên đậm đà theo mức độ leo thang của cuộc
chiến. Và cũng như mọi lần, hôm nay tôi vuốt nhẹ vào hồn NÓ để chúng
tôi cùng nhau giao cảm, trao nhau những thân thiết trước giờ lâm trận.
Người lính cơ phi giúp tôi nai
nịt xong, anh nhảy xuống khỏi cánh phi cơ, nh́n trước sau, rồi đưa
tay ra dấu cho tôi quay máy. tiếng máy tàu nổ ḍn hùng mạnh. tôi quan sát đồng hồ
cơ chế, tất cả đều hoạt động b́nh thường. Tiếng nói của
số 1 vang lên bên tai:
-Thái Dương 22 đây 21 gọi.
Anh nghe tôi như thế nào?
-Nghe 1, 5/5
-Tốt.
Sau khi số 1 liên lạc với Pleiku
đài, chúng tôi bắt đầu di chuyển ra vị trí số một để cất cánh.
Người lính cơ phi đưa tay chào. Tôi chào đáp lại. Anh đưa ngón tay cái lên
ra dấu chúc lành cho tôi. Tôi đáp lễ người bạn cơ phi. Tôi thấy ḿnh mang ơn
anh rất nhiều. Ngày này sang tháng nọ, anh đă săn sóc các chiếc phi cơ; anh đă
cố gắng đạt mức an toàn tối đa để chúng tôi có được những
chiếc phi cơ cập nhật định kỳ. Anh là bác sĩ thẩm định bịnh
trạng, theo dơi và trị bịnh cho các phi cơ. Mạng sống của tôi, 50% tùy thuộc
vào t́nh trạng sức khỏe của phi cơ; 40% vào khả năng và kinh nghiệm của
chính ḿnh; 10% c̣n lại là sự may mắn ắt có và đủ của đời người
hoa tiêu khu trục. Mỗi phi vụ là một bài thi mà người phi công khu trục phải
đạt được 100% số điểm để đem đời ḿnh về với
thương yêu!
Em ơi! Từ sáng đến chiều
Được 100 số điểm
phải nhiều gian nan
Lắm khi bất khả luận bàn
Giật ḿnh thoát nạn bàng hoàng như
mơ!
Từ
pḥng lái, tôi đưa mắt theo dơi Thái Dương 21 đang nghiêng cánh nhào xuống mục
tiêu bên dưới. Hai làn khói ở hai đầu cánh hiện rơ khi số 1 kéo tàu lên. Phía bên
dưới hai trái bom vừa nổ bên cạnh trái khói chỉ điểm không xa. Tiếng Bắc
Đẩu vang lên trên tầng số:
-Hết sẩy! Đẹp lắm
số 1. Số 2, anh đánh về phía trước và bên phải của bom số 1 khoảng
10 mét cho tôi.
-22 nghe rơ, tôi trả lời, cùng một
lúc mĩm cười với chính ḿnh và tự nhủ, ‘’Bắc Đầu đi đâu
cũng mang cái thước thợ mộc theo bên ḿnh. Hay thật!’’ Tôi kéo nhẹ cần
lái, nghiêng cánh đại bàng nhắm mục tiêu nhào xuống. Nh́n thấy khói bom bị gió thổi
về bên trái, tôi không bấm nút bom vội mà đợi con tàu xuống thấp hơn thường
lệ và khi mũi tàu qúa mục tiêu chệch về bên phải, tôi mới thả bom. Nhờ
áp dụng kỹ thuật điều chỉnh hướng gió, hai quả bom tôi thả rơi
theo lời Bắc Đẩu không xa. Tiếng Bắc Đẩu vang lên:
-Bravo số 2, tốt lắm bạn.
Thái Dương các anh c̣n một ‘’pass’’ nữa cứ như cũ cho tôi.
-Nghe bạn 5/5, số 1 và tôi đồng
trả lời. Chúng tôi theo phiên nhau thả hết số bom c̣n lại. Tôi tăng tốc độ
kéo tàu vô đội h́nh cùng số 1 rời mục tiêu.
-Bắc Đẩu c̣n ở lại
bao lâu nữa? Số 1 hỏi.
-Gần một tiếng nữa.
-Cẩn thận, tụi này về
trước nghen.
-OK! Cám ơn Thái Dương.
-H. có đem xôi theo không? Tôi hỏi
-Tao quên không mua sáng nay.
-Để tao ném cho mày một cục
nghe.
-Mẹ mày!
Chúng tôi cùng cười. Tôi thấy
ḷng ḿnh vui vui v́ đánh trúng mục tiêu và chúng tôi đều an toàn trên đường về.
Tôi thấy vui v́ giao cảm được chơn t́nh thân thương với các phi công bạn
qua những hỏi đáp ngắn gọn, nghe rất tầm thường, nhưng hàm chứa
những thân thiết săn đón cho nhau.
Nhờ anh Bắc Đẩu chỉ
đường
Thái Dương bom đạn làm tương
giặc thù
Vùng trời Tây Nguyên, nơi nào có Bắc
Đẩu nơi đó có Thái Dương. Chúng tôi đă cùng nhau miệt mài sát cánh truy lùng địch,
đă bảo bọc coi chừng cho nhau trên các mục tiêu oanh kích:
Bắc Đẩu coi chừng súng
pḥng không
Kêu to cảnh giác Thái Dương pḥng
Thái Dương nhắc nhở giùm
Bắc Đẩu
Bay tránh xa xa nhớ đề pḥng.
-Hai đây một, tôi gọi.
-Một nghe đây, có chuyện ǵ vậy?
-Chúng ta có thể lên trên tầng mây
để trượt tuyết một lúc được không?
-C̣n đủ xăng không?
-C̣n nhiều.
-OK! Nhưng phải cẩn thận
nghe không?
-5/5
Tôi cho tàu đeo dính vào cùng với số
1 t́m một khoảng trống trong lớp mây dày trải rộng, trèo lên cao. Các làn mây mỏng
như những tấm vải xoang phớt qua thân tàu, cho tôi cảm giác mát lạnh nhẹ nhàng.
Sau khi b́nh phi, tôi cho tàu ra xa về phía sau bên trái của số 1 và bay sát mặt mây. Ánh sáng mặt
trời chói chang soi rơ một biển mây trắng xóa như tuyết. Bầu trời trong xanh
như thấp xuống gần chúng tôi hơn. Nh́n chiếc phi cơ số 1 lướt qua
các cụm mây vừa lớn vừa nhỏ, đủ cả thấp cao. Đẹp quá! Tôi
không biết diễn tả như thế nào cho đúng. Tôi nghiêng cánh với góc độ nhỏ
cho con tàu sàng qua sàng lại, cạ bụng tàu vào mặt mây đùa giỡn. Cảnh vật yên
tĩnh lạ thường. Nh́n bóng tàu lướt nhanh qua các cụm mây nhỏ dưới
ánh nắng rực rỡ, tôi nghe ḷng ḿnh êm ả. Tâm thanh tịnh tự nhiên như nhiên, không
vướng bận, chỉ muốn bước ra trên nền mây để đi dạo đó
đây:
Trời trong thanh thản sáng trong trong
Mây trắng thiên thanh chuyển một
ṿng
Không khí trong lành không dấy động
Quân b́nh thanh nhẹ tự ngoài trong.
Chỉ cách nhau một tầng mây mà
hai cảnh trời sái biệt. Bên dưới, trên mặt đất, cảnh đời đang
diễn ra trong muôn vàn đau khổ v́ chiến tranh. Chia cách hận thù, tranh hùng đoạt
lợi. C̣n nơi đây, bên trên trần mây trắng tuyết, nắng chan ḥa không biên giới
đường bay. Hoa mây đua nở nối dài. Cho tâm an tịnh thanh đài lộ quang.
-Chúng ta về thôi! Số 1 nói.
-5/5. Tôi trả lời trong luyến
tiếc.
Tôi theo sát số 1, cùng nhau xuyên mây rời
tiên cảnh tái nhập trần gian.
Sau khi đáp an toàn, chúng tôi nối
đuôi nhau di chuyển về bến đậu. Nh́n thấy số 1 đang xếp cánh, tôi
cũng kéo cần xếp lại cánh chim. H́nh ảnh hai chiếc khu trục xếp cánh trong
khi di chuyển quả thật ngạo nghễ. Sau khi tắt máy và kiểm soát hậu phi xong,
tôi tháo nón bay, đội mũ, leo ra khỏi pḥng lái và không quên vỗ nhẹ thân tàu thay lời
cám ơn.
-Có ǵ trục trặc không sư phụ?
Anh cơ phi hỏi.
-Không có ǵ, hôm nay nàng ngoan lắm. Tôi
và nàng đă có những giây phút đầm ấm hạnh phúc bên nhau. Tôi trả lời. Chúng
tôi cùng cười. Tôi chào anh cơ phi và lững thững về hướng phi đoàn. Số
1 đă đi cách tôi thật xa. Bây giờ tôi mới để ư đến rất đông lính
cở trên một đại đội, đang ngồi ngay ngắn từng hàng cách tôi khoảng
100 mét. Tôi nhận ra đây là các chiến hữu Biệt Động Quân thuộc Tiểu Đoàn
41. tiểu đoàn mà thằng bạn thân, Năm, của tôi đă từng phục vụ. Sau này Năm rời BĐQ về đi Nghiă Quân Xă để gần
vợ con. Năm đă tử trận trong một trận phục kích tại quê Quảng Nam
của chúng tôi. Khi đi ngang hàng quân, tôi đưa tay chào vị Trung Úy trẻ cở tuổi
tôi, đang đứng quay mặt nh́n tôi đi tới. Tôi mĩm cười:
-Kính chào Trung Úy. Tôi nói.
-Chào Trung Úy. Anh ta đáp lại.
-Tôi là N. Q. Hải. Tôi có người
bạn lúc trước cũng ở đơn vị này.
-Thế à! Tôi là Nguyễn Quang P. Chúng
ta cùng họ cùng chữ lót. Ngộ nhỉ!
-Đúng vậy! Không ngờ chúng ta
có duyên tương ngộ nơi đây. Anh sắp đưa quân vào vùng nào vậy? Tôi hỏi.
-Chúng tôi có lẽ sẽ đến
gần vùng Đức Cơ. Hy vọng sẽ được các anh yểm trợ mạnh.
-Dĩ nhiên rồi. Anh khỏi lo chuyện
đó. Nếu các anh yêu cầu và chúng tôi được lịnh sẽ đến ngay.
-Xin lỗi anh, tôi phải lo chỉ
thị cho xong.
-Không dám, chúc anh và các bạn nhiều
may mắn.
-Mong tái ngộ.
Chúng tôi cùng đứng nghiêm chào nhau.
(Sau này tôi gặp lại anh N.Q.P. tại pḥng mạch của bệnh viện Pacific, nơi tôi
làm việc, ở Seattle, Washington vào mùa hè năm 2001). Mỗi ngày hàng hàng lớp những người
trẻ tuổi như P. như tôi đang xông pha lửa trận. Biết bao nhiêu người
như chúng tôi đă và sẽ nằm xuống vĩnh viễn như Năm như N.Q.Long em ruột
của tôi, vừa từ Thủ Đức ra đă tử trận tại Quảng Ngăi. Khi
tôi vừa lên trung úy, có phép về thăm nhà cũng là để thắp nhang cho nó. Trước
cái chết của Long, gia đ́nh bắt đầu lo nhiều cho tôi. Trước nay tôi chưa
bao giờ nói cho gia đ́nh biết về những nguy hiểm tôi phải đối diện
và sự mỏng manh về mạng sống của tôi.
Lại lững thững tôi thả
bộ về pḥng sau khi đă kư sổ bay. Tôi lấy gói xôi c̣n nguyên trong túi áo bay ra nhai từng
miếng nhỏ. Mặc dù đă nguội, hương thơm của xôi vẫn c̣n, khiến
tôi liên tưởng đến những cánh đồng bát ngát đầy lúa vàng ở quê:
Đồng ruộng mênh mông ngập
lúa vàng
Hương thơm tỏa ngợp
khắp trần gian
Hy sinh tận độ nuôi người
sống
Thực hiện từ bi chẳng
thở than
Cây lúa vươn lên từ śnh nước
hấp thụ tinh khí nhựt nguyệt, chịu nắng dầm mưa chờ ngày được
gặt hái, bị đánh tróc vảy trầy da, cho vào nồi nấu chín, vẫn nhẫn nhục
chịu đựng để đạt mục tiêu tối hậu là phục vụ làm no ấm
bụng người, nuôi người khôn lớn. Hạt lúa thể hiện tṛn đầy
hạnh nguyện bồ tát của Trời Phật. Con người ăn cơm nhưng không
đốn ngộ được hạnh từ bi của lúa, trái lại dùng lúa để
no bụng để đánh giết lẫn nhau. Nhưng lúa vẫn tiếp tục nuôi người,
không bỏ nuôi người như ánh nắng, mưa mát kia vẫn ban răi từng giây phút, không
phân biệt sang hèn lớn nhỏ. Tôi thấy ḿnh mang nặng nợ trời đất và chúng
sinh. Sự tiến hóa vẫn diễn ra trong từng sát na
thời gian. T́nh thương vô bờ bến của Đấng Tạo Hóa vẫn thường
chuyển phát ban. Một ngày không thể như mọi ngày được . Pleiku sau cơn mưa
trời lại sáng. Đất nước này c̣n dẫy đầy đau khổ nhưng tôi
tin rằng Thượng Đế đă chọn Việt Nam để người Việt
Nam trau dồi chữ Nhẫn, chữ Ḥa để thực hiện Từ Bi th́ tương
lai Việt Nam sẽ sáng lạn dẫn đầu thế giới về hai phương diện
vật chất và tâm linh. Tôi mĩm cười sung sướng v́ biết ḿnh được
sinh ra làm người Việt Nam và đang tham gia trong chu tŕnh tiến hóa vô gía này.
Thái Dương Nguyễn Quang
Hải
Nghệ thuật
ngôn từ Việt Nam
GS-TS TRẦN NGỌC THÊM
Bản chất con người chỉ bộc
lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ
"nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai
người. Với tư cách là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ nói chung và ngôn từ
tiếng Việt nói riêng chịu sự chi phối to lớn của văn hóa giao tiếp của
người Việt, v́ thế một sự t́m hiểu về nghệ thuật ngôn từ
Việt Nam rất cần chú ư đến văn hóa giao tiếp.
Quan hệ giao tiếp
ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn từ
Trước hết,
xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp,
có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa
thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. V́ coi trọng giao tiếp cho nên người
Việt Nam rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu
ở hai điểm: thích thăm viếng, tính hiếu khách. Đồng thời với việc
thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược
lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất
hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược
nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ
bản của làng xă Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị: Đúng là người
Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy ḿnh đang ở
trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên
kết) ngự trị. C̣n khi đă vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng,
trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng th́ người
Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái
ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau v́ chúng bộc lộ trong những
môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu
hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Xét về quan hệ
giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng
t́nh đă dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy t́nh cảm - lấy sự yêu,
sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử, sống có lư có t́nh nhưng vẫn thiên về t́nh
hơn. Khi cần cân nhắc giữa t́nh với lư th́ t́nh được đặt cao hơn
lư. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa t́m hiểu,
quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, tŕnh độ học vấn, địa vị xă hội,
t́nh trạng gia đ́nh (bố mẹ c̣n hay mất, đă có vợ/chồng chưa, có con chưa,
mấy trai mấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường
quan tâm. Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải
quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm th́ cần biết rơ hoàn cảnh. Mặt
khác, do phân biệt chi li các quan hệ xă hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những
cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin th́ không thể nào lựa chọn
từ xưng hô cho thích hợp được.
Tính cộng đồng c̣n khiến cho
người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc
điểm là trọng danh dự: "Tốt danh hơn lành áo"; "Đói
cho sạch rách cho thơm"; "Trâu chết để da, người ta chết
để tiếng". Danh dự được người Việt Nam gắn với
năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng
tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.
Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu
là "ngôn ngữ" (vd : tiếng Việt ), đă được mở rộng ra để chỉ
sản phẩm của ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn
xa), và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đă gây nên - đó
là "danh dự, uy tín" (vd: nổi tiếng).
Về cách thức giao tiếp, người
Việt Nam ưa sự tế nhị, ư tứ và trọng sự ḥa thuận. Lối giao tiếp
ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "ṿng vo tam quốc",
không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người
phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn
xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo
không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền
thống "miếng trầu là đầu câu chuyện".
Với thời gian, trong chức
năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay thế
bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia... Để biết người đối ngoại
với ḿnh có c̣n cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi : "Các cụ
nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ?". Để biết người phụ nữ
đang nói chuyện với ḿnh có chồng hay không, người Việt Nam ư tứ sẽ hỏi:
"Chị về muộn thế liệu anh nhà (ông xă) có phàn nàn không?". C̣n đây là lời tỏ
t́nh rất ṿng vo của người con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng
là bộc trực hơn cả: "Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn
cát, Đậu sát mé nhà, Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết
là đặng không?"(Ca dao).
Lối giao tiếp "ṿng vo tam quốc"
kết hợp với nhu cầu t́m hiểu về đối tượng giao tiếp tạo
ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi": "Bác
đi đâu đấy?", "Cụ đang làm ǵ đấy?"... Ban đầu, hỏi là để
có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe
trả lời và hoàn toàn hài ḷng với những câu "trả lời" kiểu: "Tôi đi đằng
này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại: "Cụ đang làm ǵ đấy?".
Đáp: "Vâng ! Bác đi đâu đấy?". Lối giao tiếp ưa tế nhị, ư tứ
là sản phẩm của lối sống trọng t́nh và lối tư duy coi trọng các mối
quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc
kỹ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; "Chó ba quanh mới nằm, người
ba năm mới nói"; "Biết th́ thưa thốt, không biết th́ dựa
cột mà nghe"; "Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết th́ sống"; "Người
khôn ăn nói nửa chừng, Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo",...Chính sự
đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm
thiếu tính quyết đoán.
Nụ cười là một bộ phận quan
trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt
Để tránh phải quyết
đoán, và đồng thời để không làm mất ḷng ai, để giữ được
sự ḥa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười
là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có
thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trước
hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ
họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm: Thứ nhất, có tính
chất thân mật hóa (trong t́nh cảm), coi mọi người trong cộng đồng như
bà con họ hàng trong một gia đ́nh. Thứ hai, có tính chất xă hội hóa, cộng đồng
hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung.
Quan hệ xưng
hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xă hội, thời gian, không gian giao tiếp
- "chú khi ni , mi khi khác". Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời
tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú-con, bác-con, bác-em, anh-tôi,... Lối gọi
nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ
ba, thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên
tắc xưng khiêm hô tôn (gọi ḿnh th́ khiêm nhường, c̣n gọi đối tượng
giao tiếp th́ tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng
xưng hô là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn
đến tục kiêng tên riêng: người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau;
đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người
bề trên trong gia đ́nh, gia tộc cũng như ngoài xă hội. V́ vậy mà trước đây
có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động
đến từ đó th́ phải nói lệch đi).
Nghi thức lời nói trong lĩnh
vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về t́nh
cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi
khái quát dùng chung cho mọi người, mọi trường hợp như người phương
Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người, ta có một cách cảm
ơn, xin lỗi khác nhau: "Con xin chú" (Cảm ơn khi nhận quà), "Chị chu đáo quá", "Anh
tốt quá" (cảm ơn khi được quan tâm), "Bác bày vẽ quá" (cảm ơn khi được
tiếp đón nồng hậu), "Quư hóa quá" (cảm ơn khi có khách đến thăm), "Anh quá
khen" (cảm ơn khi được khen),...
Các đặc trưng cơ bản trong
nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
Công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ. W.
Humboldt, nhà văn hóa lớn của nhân dân Đức, từng nói ngôn ngữ là "linh hồn của
một dân tộc". Nh́n vào tiếng Việt, có thể nh́n thấy đúng là nó phản ánh rơ
hơn đâu hết linh hồn, tính cách của người Việt Nam và những đặc
trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Trước hết, nghệ thuật
ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Tính biểu tượng thể hiện ở
xu hướng khái quát hóa, công thức (ước lệ) hóa với những cấu trúc cân
đối, hài ḥa. Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt
thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Trong khi người
châu Âu nói “de toutes parts” (từ tất cả các phía), “he opens his eyes” ( nó mở
những con mắt của nó) th́ người Việt nói từ “ba bề bốn bên”,
“từ khắp bốn phương trời”, “Nó mở to đôi mắt”.
Ở những trường hợp, người châu Âu dùng từ "tất cả" th́ người
Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ: ba thu, nói ba phải, ba mặt một lời, năm
bè bảy mối, tam khoanh tứ đốm, yêu nhau tam tứ núi cũng trèo..., trăm dâu đổ
một đầu tằm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ,
vạn sự, muôn dân, muôn vật,...
Lối tư duy tổng hợp mọi
yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy
mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài ḥa trong
ngôn từ - một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một
đặc tính rất điển h́nh của tiếng Việt. Theo nguyên lư cấu trúc loại
h́nh, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối
lượng không nhỏ các từ song tiết; điều quan trọng hơn nữa là mỗi
từ đơn tiết lại hầu như đều có thể có những biến thể
song tiết, dạng láy, cho nên thực chất trong ngôn từ, lời nói Việt th́ cấu
trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
đều cấu tạo theo cấu trúc có 2 vế đối ứng: trèo cao/ ngă đau;
ăn vóc/học hay; một quả dâu da/ bằng ba chén thuốc; biết th́ thưa thốt/
không biết th́ dựa cột mà nghe.
Tiếng Việt rất phát triển
h́nh thức câu đối, rất phát triển thơ. Câu đối là một loại sản
phẩm văn chương đặc biệt, nó vừa công phu tỉ mỉ, lại vừa
cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm "mini" ấy thể hiện đủ cả
cái đẹp cân đối nhịp nhàng của h́nh thức và cái uyên thâm của chiều sâu
triết lư Đông Phương. Ở Việt Nam xưa kia, nhà nhà, đ́nh đ́nh, chùa chùa...
nơi nào cũng đều có treo câu đối. Người Việt Nam, hầu như ai cũng
biết làm thơ. Văn hóa gốc nông nghiệp trọng âm, trọng t́nh cảm tất yếu
sẽ có khuynh hướng thiên về thơ; văn hóa gốc du mục trọng dương,
trọng lư trí tất yếu dẫn đến khuynh hướng thiên về văn xuôi. Văn
học phương Tây mạnh về văn xuôi. Trung Hoa cũng thiên về văn xuôi hơn
thơ, trong khi đó suốt lịch sử nhiều ngh́n năm của Việt Nam đều
là lịch sử của thơ ca - một thứ thơ ca có cấu trúc chặt chẽ ( lục
bát, song thất lục bát) và vần điệu nghiêm ngặt thể hiện sự cân đối
hài ḥa.
Đây là một sự khác biệt mang tính chất nguyên lư, nó bắt nguồn từ
chính sự khác biệt gốc rễ giữa hai loại h́nh văn hóa : Văn hóa gốc Du
mục với bản tính Động tất thiên về tŕnh bày các t́nh tiết sự kiện
với bút pháp tả thực và lối diễn đạt tự do phóng túng - tất cả
những đặc trưng đó chỉ có thể t́m thấy sự biểu hiện tập
trung trong văn xuôi (ngay cả thơ phương Tây chủ yếu cũng là thơ tự
do). Văn hóa gốc Nông nghiệp với bản tính Tĩnh tất thiên về tŕnh bày tâm lư
t́nh cảm với bút pháp biểu trưng và lối diễn đạt cân xứng nhịp nhàng
- tất cả những đặc trưng đó chỉ có thể t́m thấy sự biểu
hiện tập trung trong thơ (ở Việt Nam, thơ tự do chỉ mới xuất hiện
sau này - vào đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phương Tây).
Ở
Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là một thứ văn xuôi thơ, thế
mạnh đó c̣n do tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân các
thanh điệu đă tạo nên tính nhạc cho câu văn rồi. Từ những bài văn
xuôi viết theo lối biền ngẫu như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc
Tuấn, hoặc tự do như thư dụ hàng của Nguyễn Trăi gửi địch,
cho tới những lời văn nôm b́nh dân... khắp nơi, ta đều gặp một lối
cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu, vần điệu.
Thậm chí ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi nhau một
cách có bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ. Với lối chửi
có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi
từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một thứ
"nghệ thuật" độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới
có được.
Đây là lời chửi của một người đàn bà mất
gà được ghi lại trong tiểu thuyết “Bước đường cùng”
của Nguyễn Công Hoan: “Làng trên xóm dưới, bên trước bên sau, bên ngược
bên xuôi ! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa
ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt
mất của tôi, th́ buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới!.Chém cha đứa
bắt gà nhà bà ! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hăy c̣n sáng hôm nay con bà gọi nó nó hăy c̣n, mà bây
giờ nó đă bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con
mày, th́ buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm,
th́ bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng
ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến
thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả
nhà mày cho mà xem. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà
bà th́ một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người
ăn chết ba. Mày xuống âm phủ, mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra. Ơi
cái thằng chết đâm cái con chết xỉa”.
Ngay trong những tiểu
thuyết xuất hiện dưới ảnh hưởng của văn xuôi phương Tây
cũng vẫn mang rất đậm dấu ấn của truyền thống cân đối
nhịp nhàng, biểu trưng ước lệ. Đây là những câu văn tả người
của Tản Đà: “Tiếng nói nhẹ nhàng bao nhiêu, dáng người mềm
bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy nhiêu, tươi bấy nhiêu, t́nh bấy nhiêu. Như
ghét, như yêu, như chiều, như ngượng. Lông mày ngài, đôi mắt phượng,
cô chờ ai?” (Giấc mộng con). Không chỉ tiểu thuyết, mà ngay cả
văn chính luận Việt Nam cũng có thể mang đầy chất thơ nhờ sự
cấu tạo cân đối nhịp nhàng.
Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là nó
rất giàu chất biểu cảm- sản phẩm tất yếu của một nền văn
hóa trọng t́nh cảm.
Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn
từ Việt Nam là nó rất giàu chất biểu cảm- sản phẩm tất yếu của
một nền văn hóa trọng t́nh cảm. Về mặt từ ngữ chất biểu cảm
này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa
trung ḥa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa
biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh ŕ, xanh rờn, xanh rợn,
xanh ngắt, xanh um, xanh lè... Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ
au, đỏ ḷm, đỏ loét, đỏ hoe... Các từ láy mang sắc thái biểu cảm
mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt (ở các ngôn ngữ khác, kể
cả tiếng Hán, đều hầu như không có). Ở trên vừa nói tiếng Việt thiên
về thơ, mà thơ là mang đậm chất t́nh cảm rồi, cho nên từ láy với
bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó (xem thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương,...).
Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều
các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, chăng, chớ, hả, hở,
phỏng, sao, chứ... Cấu trúc "iếc hóa" mang sắc thái đánh giá (sách siết, bàn biếc,..)
cũng góp phần quan trọng làm tăng cường hệ thống các phương tiện
biểu cảm cho tiếng Việt. Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi đă
nói đến ở trên không chỉ là sản phẩm của tính biểu trưng mà rơ ràng cũng
đồng thời là sản phẩm của tính biểu cảm. Khuynh hướng biểu
cảm c̣n thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống,
không có những tác phẩm anh hùng ca đề cao chiến tranh; có nói đến chiến tranh
chăng th́ cũng chỉ là nói đến nỗi buồn của nó ( vd: Chinh Phụ Ngâm). Nghệ
thuật ngôn từ Việt Nam có đặc điểm thứ ba là tính động, linh hoạt.
Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống
ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến h́nh của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ ngữ
pháp chặt chẽ tới mức máy móc th́ ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ
yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ư nghĩa và quan hệ ngữ
pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa.
Ngữ pháp phương Tây là ngữ pháp h́nh thức, c̣n ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp
ngữ nghĩa. Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải đáp ứng
đầy đủ mọi đ̣i hỏi tai quái mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ
đó yêu cầu. C̣n trong tiếng Việt th́ tùy theo ư đồ của người nói mà anh
ta có thể diễn đạt, không thể diễn đạt hay diễn đạt nhiều
lần một ư nghĩa ngữ pháp nào đó: Tôi đi Sài G̣n, Tôi sẽ đi Sài G̣n, Ngày mai tôi
đi Sài G̣n , Ngày mai tôi sẽ đi Sài G̣n. Chính v́ linh hoạt như vậy mà tiếng Việt
có khả năng diễn đạt khái quát rất cao, có thể nói một câu không thời,
không thể, không ngôi. Khả năng diễn đạt khái quát, mơ hồ chính là điều
kiện rất quan trọng cho việc phát triển thơ ca đă nói đến ở trên.
Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam c̣n bộc lộ ở chỗ
trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một
câu có bao nhiêu hành động th́ có bấy nhiêu động từ; trong khi đó th́ các tiếng
phương Tây có xu hướng ngược lại- rất thích dùng danh từ. Trong khi người
Việt nói: “Cảm ơn anh đă tới nhà chơi” th́ người Anh nói: “Thank
you for your coming” (Cảm ơn về sự đến chơi của anh).Tính linh hoạt,
năng động c̣n là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt rất ít dùng cầu trúc bị
động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong
câu bị động: Trong khi người Việt nói: “Lan bị thầy giáo phạt”
th́ người Anh nói “Linda was punished by the teacher” (Linda bị phạt bởi thầy
giáo). Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng
nói đến những nội dung tĩnh (tâm lư, t́nh cảm, dẫn đến nghệ thuật
thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng h́nh thức động ( kiến trúc động
từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó th́ người phương Tây
nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng
nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến
nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng h́nh thức tĩnh (kiến
trúc danh từ, ngữ pháp h́nh thức chặt chẽ). Mới hay, ngôn ngữ thực sự
là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật
âm dương (trong âm có dương, trong dương có âm; âm sinh dương, dương sinh
âm) thật là rộng lớn và sâu xa!
|