MÓN NO

ThaiDuong-Jupiters 530

Home
Our Purpose
530-List
530-history
Stories/poems
Members Page
The Road
Picture Gallery
Links

bdquan.jpg

 

Món Nợ Lương Tâm 

Chúng ta trốn đi như tên đào ngũ

Nhưng trên lưng của cải đă chất đầy

Người chiến binh vẫn nằm bên ụ súng

Tạc đạn cuối cùng đành nổ trong tay

 

Khi những v́ sao mọc trên cổ áo

Có khi nào anh tự hỏi v́ sao

Ôi những thân người phơi ngoài trận mạc

Những khăn tang vội vả quấn trên đầu

 

Ta nguyên vẹn từ h́nh hài răng tóc

Của cải c̣n từ sợi chỉ cây kim

Khi cả đất trời tự nhiên đổ nát

Biển dâng cao và cả núi non ch́m

 

Con cái ta, những tiên đồng ngọc nữ

Người yêu muôn đời ích tử vượng phu

Ta đang sống ở trong vùng ánh sáng

Mà quê hương vẫn trong đám mây mù

 

Bọn chúng ta hèn như bầy thỏ đế

Khổ đau chia, khi sung sướng một ḿnh

Lúc lửa đỏ bèn cao bay xa chạy

C̣n nghĩ ǵ nghĩa huynh đệ chi binh

 

Có những món nợ chưa hề trả được

Ta đă quên hay c̣n giả vờ quên

Bởi người chết không bao giờ thức dậy

Kẻ sống c̣n không dại cũng thành điên

 

Ta nợ những người chết sông chết biển

Nợ những người ở lại để ta đi

Suốt đời ta luôn khôn lanh láu cá

Vẫn nợ biết bao kẻ chẳng được ǵ

 

Nợ những người phế binh lê la kiếm sống

Nợ lũ cháu ta liếm lá đầu đường

Nợ những người em thất thân làm đĩ

Nợ nỗi nhục nhằn dày xéo quê hương 

 

Ta c̣n nợ những nấm mồ thất lạc

Nợ máu xương rải rác giữa đồng hoang

Nợ những mẹ già suốt đời bất hạnh

Đang c̣ng lưng đi mót lúa đầu làng

 

Ta như kẻ chăn chiên quay đầu chạy

Bỏ mặc bầy chiên cho lũ sói rừng

Ta như tên lái buôn thường biển lận

Mà món hời đă thủ sẵn trong lưng

 

Ta tự hào cho ḿnh là tốt số

Vẫn thường làm kẻ lội nước đi sau

Thật ra ta chỉ là phường bất nghĩa

Khi có ăn vẫn xếp sẵn hàng đầu!

 

Ôi những món nợ chẳng hề nhắc đến

Không có người sao ta có hôm nay

Lương tâm ngủ hay lương tâm c̣n thức

Người đang đêm sao ta lại có ngày

 

Lúc ta chết vẫn không hề nhắm mắt

V́ nợ nần chưa thức được lương tri

Bao người sống ở dương gian réo gọi

Bao vong hồn đứng đợi ở âm ty?

                                            Huy Phương

 

(Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại

nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ)

 
Phạm Tín An Ninh

Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đă có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.

Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lănh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.

Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.

Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nh́n thấy là anh ta chỉ c̣n một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ: - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?

Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nh́n khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.

Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên ḿnh: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học tṛ, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lư lịch trích ngang".

Tôi đang ngồi hư hoáy viết cái bản kê khai lư lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đă thuộc ḷng từ lâu lắm - bởi đă phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:

- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?

Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:

- Thưa cán bộ, có tôi ạ.

- Anh ở trung đoàn mấy.

- Trung Đoàn 44.

- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?

- Vâng, có ạ.

Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ c̣n cái tay áo đong đưa, lên:

- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.

Nh́n qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại b́nh tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:

- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?

- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.

Anh quản giáo rảo mắt nh́n quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:

- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi c̣n có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.

- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.

- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi c̣n sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.

Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm t́nh những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ ǵn sức khỏe, đừng làm điều ǵ sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:

- Tôi rất đau ḷng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có tŕnh độ văn hóa và ai cũng đă từng chỉ huy.

Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một người tù chỉ có một miếng bánh ḿ đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.

Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nh́n ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bằng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.

Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:

- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.

Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.

Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xă nào đó. Sắn đầu mùa, củ c̣n nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn c̣n nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luột sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luột sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đă đào sẵn.

Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-

Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban", quản giáo Thà đă báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đă phát được bao nhiêu hecta rừng?

Mỗi lần ra băi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:

- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt th́ ta nghỉ. Nhớ giữ ǵn sức khỏe, v́ thời gian cải tạo c̣n dài lắm.

Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lănh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài kư kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:

- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đă chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một ḿnh, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận t́nh săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy ṿng, th́ vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh c̣n cho tôi nửa bao thuốc lá c̣n lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận t́nh. Tất cả đă đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân t́nh. Vết thương vừa lành, th́ tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện c̣n cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Ḷng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước t́nh con người, t́nh dân tộc mà các anh đă dành cho tôi. T́nh cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy ḷng, không dám tâm sự cùng ai, v́ ḷng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.

Anh cố gắng giữ b́nh tĩnh, nhưng rơ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.

- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có c̣n tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.

- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh pḥng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải t́m cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính v́ vậy mà ḷng tôi cứ dằng vặt măi cho đến hôm nay.

Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.

Một buổi sáng sớm, khi sương mù c̣n vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vă rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, c̣n ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nh́n lại, đưa cánh tay chỉ c̣n một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.

* * *

Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày th́ gặp băo. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết ḷng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết ḷng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân t́nh đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời c̣n lại của ḿnh.

Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà c̣n có được tấm ḷng. Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.

Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp c̣n trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân t́nh. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, th́ anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.

Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, v́ cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.

Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nh́n thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người c̣n đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đă có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đă cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương tŕnh Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.

Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không c̣n nữa. Cô không về nước mà t́m cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lănh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đ́nh một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi v́ sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen cho biết bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nh́n ra được một điều ǵ đó. Trở về Việt Nam, ông không c̣n được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất măn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.

Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đ́nh, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.

Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh t́m và trao lại cho anh, như để tỏ chút ḷng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn c̣n giữ sạch được tấm ḷng. Việc t́m anh không phải dễ dàng, v́ chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn". Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ t́m đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc pḥng. Cô sẽ nhờ ông ta t́m hộ.

Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không t́m thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đă bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đă đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô c̣n cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh th́ cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng ǵ, v́ chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.

Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không c̣n ai nhắc đến chuyện anh Thà.

Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật ḿnh tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại th́ phải có điều ǵ khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.

- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.

- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.

Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là ḿnh đă quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:

- Bác có c̣n nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?

- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là ǵ của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?

- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.

- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.

Tôi gọi lại, và nghe tâm sự năo nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đă không về nước, trốn ở lại. V́ sống bất hợp pháp, nên không t́m được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.

Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đ́nh th́ bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. V́ vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, c̣n cô Hà th́ đang bị truy nă. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.

- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.

- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, th́ bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.

- Ba cháu bây giờ làm ǵ?

- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu năo, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. V́ vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.

Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.

Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lănh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đă lấy một chiếc trực thăng, chở gia đ́nh, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đ́nh anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.

Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, th́ t́nh h́nh chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lănh đạo đă thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đ́nh anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.

Sáng hôm sau, tôi t́m lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. V́ đi vội, nên tôi chỉ đi một ḿnh. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị c̣n cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đ́nh anh đă dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm t́nh cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết ḷng giúp tôi về việc này.

Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đ́nh anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lănh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.

Trước khi về lại Nauy, tôi đă thức trọn một đêm để tâm t́nh khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận t́nh lo lắng cho hai cháu.

Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đă được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, v́ lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
 

><><><><><><><><

      "Các Anh thân quí,

      Khi ngồi viết nhừng ḍng này cho các anh, thực t́nh tôi không c̣n nhớ mặt các anh, nhưng tôi c̣n nhớ rất rơ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh c̣n nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, ḷng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đ́nh xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đă từ bỏ Mác, chỉ c̣n một vài nơi lấy Mác làm bức b́nh phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn măi măi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đă luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.

      Chúng tôi mừng cho các anh đă đưa được gia đ́nh ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, c̣n đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra c̣n t́m được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.

      Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới. Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ c̣n một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đ́nh.

      Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đ́nh, tôi mới c̣n sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn c̣n hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết ḷng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.

      Tôi biết ḿnh không c̣n sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rơ được một điều: Chỉ có cái t́nh con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại măi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đă trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."

* * * * *

        Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đă qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm th́: xin hăy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đă gây biết bao chia ĺa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?

Phạm Tín An Ninh

Subject: Giờ Thứ 25 Của Cuộc Chiến 1954-1975 Print to printer
Author: comay  
 
Pha.m Ba' Hoa

Dẫn chuyện.

Ngày 7 tháng 1 năm 1975, toàn tỉnh Phước Long vào tay quân cộng sản. Tổng Cục Tiếp Vận chỉ thị Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận hằng ngày vận chuyển hàng tiếp liệu loại 1 (lương thực thực phẩm), loại 3 (nhiên liệu), và loại 5 (đạn dược chất nổ) từ Qui Nhơn lên Plei Ku, dự trữ cho khoảng 20.000 quân pḥng thủ Plei Ku, nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Sư Đoàn 2 Không Quân, nhiều đơn vị tác chiến, và đơn vị yểm trợ tác chiến đồn trú.

Ngày 13 tháng 3 năm 1975, toàn tỉnh Darlac vào tay quân cộng sản. Trong cuộc họp tối mật tại bán đảo Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975, Tổng Thống ra lệnh Quân Đoàn II rút bỏ Kon Tum, Plei Ku, và Phú Bổn, đem lực lượng xuống Nha Trang chuẩn bị tái chiếm Ban Mê Thuột và toàn tỉnh Darlac, v́ không đủ lực lượng bảo vệ toàn bộ Cao Nguyên.

Ngày 17 tháng 3 năm 1975, cuộc rút quân khỏi Cao Nguyên theo đường liên tỉnh lộ 7 xuống Tuy Ḥa bị thất bại nặng nề, đến mức không thể phản công vào Ban Mê Thuột nữa! Không biết có phải do sự thất bại chưa từng thấy này đă cuốn theo những cuộc rút quân từ Quảng trị , Huế, Đà Nẳng, và đến tận Hàm Tân hay không, nhưng có điều chắc chắn là các đại đơn vị và lực lượng địa phương đă rút bỏ những vùng lănh thổ đó, mà không có một trận chiến nào ngăn chận quân cộng sản cả. Tại thủ đô Sài G̣n, ngày 21 tháng 4 năm 1975, TổngThống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức sau khi cáo giác Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam. Theo Hiến Pháp, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhậm chức Tổng Thống, trong khi Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố tự nguyện nhận chức Tổng Thống, v́ ông có khả năng thương lượng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để thành lập chánh phủ liên hiệp, được hiểu là chấm dứt chiến tranh trong ḥa b́nh. Cuối cùng, Quốc Hội lưỡng viện, trong một phiên họp khẩn cấp đă quyết định Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền cho Đại Tướng hồi hưu Dương Văn Minh, và đă thực hiện cuộc trao quyền Tổng Thống vào chiều 28 tháng 4 năm 1975.

Vào chuyện.

Từ sau ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, hằng ngày, trước đầu giờ và sau cuối giờ làm việc, tôi thường lên văn pḥng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên để theo dơi và trao đổi t́nh h́nh. Qua câu chuyện trao đổi mang tính cách tâm t́nh với nhau hơn là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.

Xin mời quí vị quí bạn vui ḷng trở lại ngày 27 tháng 4 năm 1975 trước khi vào giờ thứ 25. Tại ṭa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, đă hết giờ làm việc buổi chiều từ lâu, tôi vẫn c̣n ngồi trong văn pḥng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, nghe ông tâm sự:

- Anh biết không, Thiếu Tướng Smith nói với tôi là cấp chỉ huy của ông ta từ Pentagon (lầu năm góc, tức Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ) nói ổng đang ủng hộ một Trung Tướng cộng sản ngay tại Sài G̣n -

- Ông ta muốn ám chỉ Trung Tướng phải không? -

- Tôi cũng nghĩ vậy -

- Trung Tướng có nói ǵ không? -

- Không -

- Đến lúc này, Trung Tướng có quyết định ra đi chưa? -

Tôi hỏi như vậy là v́ lúc sáng, Y sĩ Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục Trưởng Cục Quân Y, lên hỏi thăm t́nh h́nh, Trung Tướng Khuyên yêu cầu Chuẩn Tướng Thanh cho ông 2 chai thuốc độc, và tôi cũng xin 2 chai (1 chai để trong túi và 1 chai trong cặp xách tay). Khi ông xin thuốc độc, điều đó cho thấy có thể là ông không bỏ chạy, hoặc xin th́ xin nhưng vẫn chạy. Nhưng tôi nghĩ, ít ra th́ Trung Tướng Khuyên đang có hai giải pháp trong đầu. Im lặng một lúc, chừng như ông đang xúc động nên lời nói của ông thật nhỏ:

- Tôi đă hứa với ổng (tức Thiếu Tướng Smith), v́ tôi cảm thấy sẽ không an toàn nếu như tôi khước từ di tản -

- Thiếu Tướng Smith có nói bao giờ th́ đi không, thưa Trung Tướng? -

- Ổng được lệnh từ Pentagon là sẽ đưa tôi đi -

- Thiếu Tướng Smith có nói là sẽ đi vào lúc nào không Trung Tướng? -

Trung Tướng khuyên buông thỏng:

- Giờ thứ 25 -

- Ổng có nói với Trung Tướng giờ đó là giờ nào không? -

- Giờ đó sẽ được quyết định từ Pentagon -

Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh cho phổ biến bản tuyên bố trên đài phát thanh Sài G̣n, theo đó th́ Tổng Thống yêu cầu Hoa Kỳ lập tức rút toàn bộ các cơ quan và nhân viên Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam Cộng Ḥa.

Ngay sau bản tin ngắn ngủi nhưng rất quan trọng đó, từng đoàn trực thăng của Hải Quân Hoa Kỳ vào Sài G̣n, chuyên chở những người "di tản" ra Hạm Đội 7 ngoài khơi Vũng Tàu. Băi đáp chính của trực thăng là khu vực Văn Pḥng Tùy Viên Quốc Pḥng Hoa Kỳ ở Tân Sơn Nhất, và băi đáp trên sân thượng ṭa đại sứ Hoa Kỳ, tọa lạc trên đại lộ Thống Nhất.

Tôi xin dừng ở đây để thuật tiếp phần cuối của câu chuyện ngắn (phần đầu tôi đă thuật trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963) do cựu Đại Tá Nguyễn Linh Chiêu kể cho các bạn trong bữa ăn tại nhà ông ở Orange County, Nam California, vào giữa tháng 11 năm 1991. Hôm ấy, tôi là một thực khách trong số đó. Chuyện mà cựu Đại Tá Chiêu kể lại là nhân chuyến ông sang Paris đầu năm 1991, ông có mời cựu Tổng Thống Dương Văn Minh và cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn dùng cơm, để giúp giải tỏa mối bất ḥa giữa hai vị mà cả hai vị đều là bạn thâm giao của cựu Đại Tá Chiêu. Trong toàn bộ câu chuyện ngắn đó có đoạn cựu Đại Tá Chiêu hỏi cựu Tổng Thống Dương Văn Minh:

- Tại sao anh mới nhận chức Tổng Thống mà anh ra lệnh đuổi Mỹ về nước? -

- "Moa" không đuổi Mỹ. Bản văn đuổi Mỹ là do Đại Sứ Martin (Hoa Kỳ) đưa cho "Moi" và yêu cầu "Moi" phổ biến -

Phần cuối câu chuyện chỉ có thế, nhưng nó cho thấy là Hoa Kỳ đă "an bài chiến tranh chống cộng của Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta" đến tận cùng chi tiết. V́ vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi bản văn "đuổi Mỹ" vừa phát đi trên làn sóng đài phát thanh Sài G̣n, th́ từng đoàn trực thăng Hoa Kỳ từ Hạm Đội 7 của họ từ ngoài khơi Thái B́nh Dương, ào ào vào Sài G̣n, cứ như các trực thăng đó túc trực ứng chiến trên đường bay của Hàng Không Mẫu Hạm vậy. Thậm chí đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đă có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất và ṭa đại sứ từ nửa đêm 28 rạng 29 tháng 4 năm 1975, để bảo vệ cuộc vận chuyển di tản. Các sự kiện đó đă xác định rơ ràng chớ không phải ngẫu nhiên. Ngôn ngữ chính trị là như vậy mà. Nghe vậy, nhưng không phải vậy, mà đôi khi cũng có thể là như vậy.

Vẫn sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, như những ngày trước đó, tôi lên văn pḥng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, để theo dơi t́nh h́nh, vẫn chưa nghe ông nói ǵ về giờ thứ 25 mặc dù Tổng Thống đă chánh thức yêu cầu Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam Cộng Ḥa trong ṿng 48 tiếng đồng hồ!

Trở về văn pḥng, đứng ở lan can ngay trước văn pḥng tôi, nh́n sang băi đáp bên kia hàng rào kẽm gai ngăn cách giữa khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu với một góc của khuôn viên phi trường Tân Sơn Nhất. Từng chiếc trực thăng hạ cánh rồi cất cánh với đầy người chen chúc bên trong, một vài chiếc có cả người c̣n ṭn teng ở càn chân trực thăng chớ chưa vào được bên trong. Lúc ấy tôi liên tưởng đến tấm ảnh với ghi chú ngắn trên những nhật báo phát hành ngày 18 và 19 tháng 4 năm 1975. Tấm ảnh đó chụp lúc những giới chức của quốc gia Cam Bốt, đang chen lấn lên trực thăng Hoa Kỳ để di tản khỏi quê hương của họ, v́ quân cộng sản đang tiến chiếm thủ đô Nam Vang (Phnom Penh). Nghĩa là họ thua trận trước Việt Nam Cộng Ḥa, nhưng họ hơn ta ở chổ là họ c̣n chống giữ thủ đô Nam Vang được vài tuần. Câu ghi chú rằng: "Những người Cao Miên đứng bên ngoài rào, trông họ rất thản nhiên khi nh́n cái cảnh trốn chạy của những người từng lănh đạo đất nước họ ...". Thật ḷng mà nói, lúc ấy tôi không biết tôi đang nghĩ ǵ và phải làm ǵ khi trông thấy cảnh tượng như vậy diễn ra ngay trước mắt! Có vẻ như tôi chưa sẳn sàng chấp nhận h́nh ảnh đó là sự thật trong cuộc đời, mặc dù sự thật đó đang xảy ra trước mắt tôi!

Không biết có phải là khi một người có những suy tư lo nghĩ trong một mức độ nào đó th́ họ c̣n kiểm soát được, có nghĩa là họ vẫn c̣n suy tư lo nghĩ, nhưng khi điều suy tư lo nghĩ đó vượt quá mức kiểm soát th́ họ trở nên b́nh thản trước sự việc chăng? Nếu trong khoa tâm lư và khoa dịch lư có nói đến trường hợp như vậy, th́ tôi đang trong t́nh trạng vượt quá mức kiểm soát đó. Đứng nh́n cấp trên tôi, nh́n các đồng đội tôi, đang bỏ chạy mà tôi không biết tôi đang nghĩ ǵ và phải làm ǵ nữa! Trong khi cảnh di tản bằng trực thăng trong khuôn viên phi trường Tân Sơn Nhất ở phần đối diện với khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu vẫn diễn tiến, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên đẩy cửa vào pḥng tôi, nhưng tôi bận điện thoại cung cấp nhiên liệu cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đă từ Biên Ḥa rút về G̣ Vấp. Thấy tôi bận, ông quay trở ra và sang pḥng vệ sinh. Điện thoại xong, tôi ra đứng cạnh lan can chờ ông. Dĩ nhiên là khi trở ra, Trung Tướng Khuyên trông thấy tôi, ông đi ngang tôi, rồi đi thẳng đến xe Jeep cách tôi chừng 5 bước. Ông lên xe, nh́n thẳng phía trước, và im lặng. Chưa bao giờ tôi thấy thái độ của ông như vậy, do vậy mà tôi nghĩ: "Phải chăng giờ thứ 25 bắt đầu?".

Ông không nói một tiếng nào trong khoảng 5 phút. Ông ra hiệu bằng tay, anh Hạ Sĩ Quan tài xế cho xe lăn bánh. Tôi đứng thẳng người, đưa tay lên trán, chào ông, rồi khoa tay từ biệt để ông hiểu là tôi đoán được chuyện ǵ đang xảy ra. Nếu tôi nh́n không lầm, th́ Trung Tướng Khuyên sẽ rất xúc động nếu như ông nói với tôi bất cứ lời nào, v́ vậy mà tôi không chút phiền muộn đối với Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cho dù ông đă không một lời từ biệt, một lời từ biệt với biết bao hiểm nguy cho người đi lẫn người chưa đi!

Lúc đó là 11 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, và tôi xem đây là giây đầu tiên trong 3.600 giây của giờ thứ 25!

Khoảng hai tiếng đồng hồ sau đó, Thiếu Tá Tấn, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, điện thoại tôi:

- Tŕnh Đại Tá, Trung Tướng đă vào gặp Thiếu Tướng Smith rồi -

- Anh đang ở đâu vậy? -

- Tôi đang ở nhà tôi -

- Ủa, anh không đi sao? -

- Dạ không Đại Tá -

- Anh có thể cho tôi biết là sau khi rời chổ tôi th́ Trung Tướng đi những đâu không? -

- Rời văn pḥng Đại Tá, Trung Tướng hướng dẫn tài xế lái xe trên nhiều con đường trong Tổng Tham Mưu, rồi ra cổng số 3 (cổng số 3 ra phía đường Vơ di Nguy) và quanh vào cổng sau phi trường. Tại đây có sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Smith đón và hướng dẫn vào. Đi được một khoảng th́ lính gác Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gọi tôi lại, bảo tôi tháo khẩu súng lục để lại cổng. Đi bộ vào đến Văn pḥng Tùy Viên Quốc Pḥng th́ Thiếu Tướng Smith đứng chờ ở đó, cả hai ông vào văn pḥng, tôi chào Trung Tướng rồi trở về nhà -

- Anh trông thấy nhiều người trong đó chớ? -

- Đông lắm Đại Tá ơi! Đông nghẹt người lận-

- Cám ơn anh nghe, và mong là anh em ḿnh c̣n liên lạc nhau được ngày nào là mừng ngày ấy thôi. Chào anh nhé -

Vậy là, quí vị lănh đạo vừa bàn giao chức vụ lănh đạo quốc gia lẫn quí vị đương kiêm chức vụ lănh đạo quân đội, đă lần lượt "rời bỏ Việt Nam" gần như theo hệ thống quân giai cho dù là hệ thống quân giai ngẫu nhiên cũng vậy:

- Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vị Tướng đă hai lần đặt tay lên Hiến Pháp tuyên thệ "bảo vệ quốc gia dân tộc, bảo vệ Hiến Pháp" khi nhận chức Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội, lên phi cơ đi ngoại quốc!

- Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, hơn 5 năm trong chức vụ Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng, lên phi cơ đi ngoại quốc!

- Rồi Đại Tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa từ ngày 15 tháng 10 năm 1965, lên phi cơ đi ngoại quốc!

- Đầu giờ thứ 25, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, cũng lên phi cơ đi ngoại quốc!

Và khi vị Tổng Tham Mưu Trưởng và Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, rời bỏ chức vụ để "đi ngoại quốc", th́ quí vị Tướng Lănh cùng nhiều vị Trưởng Pḥng của Bộ Tổng Tham Mưu, cũng ra đi!

Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa lúc 12 giờ trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975, không c̣n một vị nào có thẩm quyền quyết định bất cứ một vấn đề ǵ hết, ngay cả công tác pḥng thủ trại Trần Hưng Đạo -tức Bộ Tổng Tham Mưu- cũng không ai trách nhiệm nữa. Quân nhân và công chức quốc pḥng của Bộ Tổng Tham Mưu trên dưới 2.000 người, không c̣n cấp chỉ huy, nên họ đành phải quyết định: Tự động tan hàng!

Tôi điện thoại cho Đại Tá Nguyễn Hồng Đài (con rể của Tổng Thống Dương Văn Minh), nguyên là Chánh Sở Kế Hoạch/ Tổng Cục Tiếp Vận biệt phái về Phủ Tổng Thống:

- Anh Đài. Anh vui ḷng tŕnh với Tổng Thống là cho đến lúc này, trong Bộ Tổng Tham Mưu không c̣n vị Tướng Lănh nào hết, cũng không ai trách nhiệm bảo vệ bản doanh Tổng Tham Mưu nữa. Tôi tŕnh xin Tổng Thống cử người vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Nếu hôm nay không có vị nào vào đây th́ bộ tham mưu nhẹ của Tổng Cục Tiếp Vận chúng tôi sẽ sang Biệt Khu Thủ Đô làm việc, v́ khách hàng mà tôi yểm trợ chỉ c̣n Biệt Khu Thủ Đô và một phần lực lượng của Quân Đoàn III thôi-

- Được rồi, tôi tŕnh "Ông Già" ngay và sau đó sẽ điện thoại anh -

Một lúc sau, Đại Tá Đài gọi tôi:

- "Ông Già" cho biết, lúc 3 giờ chiều nay sẽ có phái đoàn Tướng Lănh vào nhận chức trong Bộ Tổng Tham Mưu. Anh yên tâm -

Lúc 2 giờ chiều 29 tháng 4 năm 1975, tôi mời các vị Cục Trưởng Cục Phó, Trung Tâm Tiếp Liệu Lục Quân, Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận, Chỉ Huy Trưởng trường Tiếp Vận, đến họp gấp. Kiểm điểm lại chỉ c̣n Cục Trưởng Cục Quân Y (Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh), Cục Trưởng Cục Quân Vận (Đại Tá Nguyễn Tử Khanh), Cục Phó Cục Quân Nhu, Cục Phó Cục Công Binh, Cục Phó Cục Quân Cụ, Cục Phó Cục Truyền Tin, Cục Phó Cục Quân Tiếp Vụ, và Cục Phó Cục Măi Dịch. Tôi vào đề ngay:

- Trong trách nhiệm Tham Mưu Trưởng/Tổng Cục Tiếp Vận, tôi xin thông báo đến quí vị và các bạn về t́nh h́nh chung và t́nh h́nh nội bộ Tiếp Vận của ḿnh. Về t́nh h́nh chung, hiện nay theo Pḥng 2/Bộ Tổng Tham Mưu th́ có khoảng 10 sư đoàn quân cộng sản bao quanh Sài G̣n và chúng đang áp sát ven ngoại ô. Điều đó cho phép dự đoán là chúng có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào mà chúng cho là thuận lợi. Về lực lượng pḥng thủ của ta th́ không có đơn vị nào nguyên vẹn, kể cả Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Ngay cả Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân mới thành lập với Đại Tá Nguyễn Văn Lộc giữ chức Tư Lệnh, Đại Tá Vũ Phi Hùng làm Tư Lệnh Phó, và Đại Tá Cao Văn Ủy làm Tham Mưu Trưởng, cũng chỉ là sự kết hợp gấp rút các Liên Đoàn Biệt Động Quân cùng với vài đơn vị Pháo Binh và Thiết Giáp c̣n lại thôi. Về nội bộ Tiếp Vận, th́ Trung Tướng Tổng Cục Trưởng và gần hết các sĩ quan cao cấp trong Tổng Cục Tiếp Vận, đă tự động rời khỏi nhiệm sở rồi. Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Tiếp Liệu Lục Quân và Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận, cũng thế. C̣n tại các Cục th́ tôi nghĩ là các bạn biết rơ hơn tôi. Thông báo một t́nh h́nh như vậy, tôi muốn quí vị và các bạn tùy nghi v́ tôi không có thẩm quyền về bất cứ vấn đề ǵ vượt quá trách nhiệm và quyền hạn của người Tham Mưu Trưởng Tổng Cục. Tôi có bấy nhiêu lời, và nếu không có điều ǵ cần hỏi, tôi xin chào quí vị, chào các bạn, v́ trong chúng ta không ai biết được những ǵ sẽ chợt đến với ḿnh trong những ngày tháng sắp tới -

Sở dĩ phải nói lời chào ngay v́ tôi thấy Đại Tá Nguyễn Tử Khanh có vẻ như muốn rời pḥng họp tức khắc. Quả thật, hơn tiếng đồng hồ sau đó, Đại Tá Cao Văn Phước, Cục Phó Cục Quân Vận cho tôi biết là Đại Tá Khanh đă vội vă xuống Giang Đoàn Vận Tải và đi rồi.

Lúc 3 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Vînh Lộc -đă một thời là Tư Lệnh Quân Đoàn II, rồi Chỉ Huy Trưởng Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng- vào nhận chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Cùng lúc, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhận chức Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu. Và một vài Đại Tá nhận chức Trưởng Pḥng. Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân, chánh văn pḥng Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng.

Đại Tá Tuân gọi tôi lên tŕnh diện Trung Tướng tân Tổng Tham Mưu Trưởng:

- Chào Trung Tướng -

- Chào anh. Những vị Tướng cầm quyền đă chạy hết rồi. Bây giờ chúng ḿnh hăy cùng nhau cố gắng nhiệm vụ trọng đại của Quốc Gia. Vào giờ phút lâm nguy này mới thấy được giá trị của mỗi người như thế nào đối với Tổ Quốc -

- Thưa Trung Tướng, giờ này tôi có mặt ở đây và đang tŕnh diện Trung Tướng, trong khi các cấp chỉ huy trên tôi đă rời khỏi nhiệm sở, và các cấp chỉ huy dưới tôi cũng vậy, có nghĩa là tôi vẫn tiếp tục trách nhiệm của tôi, thưa Trung Tướng -

- Nhiệm vụ yểm trợ Tiếp Vận cho các đơn vị pḥng thủ Sài G̣n, tôi trông cậy vào anh -

- Vâng. Tôi đă và đang làm tất cả những ǵ thuộc về trách nhiệm của tôi, và tôi vẫn tiếp tục như vậy. Và nếu không có vị nào khác th́ xin Trung Tướng cử Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức vào chức vụ Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, v́ tôi được biết Chuẩn Tướng Chức sẳn sàng nhận chức vụ này, thưa Trung Tướng -

- Anh sẽ có vị Tổng Cục Trưởng ngay hôm nay -

- Vâng. Chào Trung Tướng -

Lúc 5 giờ chiều 29 tháng 4 năm 1975, Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, trước là Cục Trưởng Cục Công Binh, kế đến là biệt phái sang phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách khẩn hoang lập ấp, đến nhận chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Một chức vụ mà Chuẩn Tướng Chức đă hơn một lần tự ông đề nghị thẳng với Trung Tướng Khuyên đề nghị lên cấp trên bổ nhậm ông vào đó. Chuẩn Tướng Chức, trong thời gian sinh hoạt trong "Nhóm Đời Mới" -tôi cũng là một thành viên trong Nhóm- của cụ Trần văn Ân, có lần nói với tôi rằng "lên đến Tướng là phải hoạt động chính trị và ông cũng nói thẳng là ông muốn nắm giữ chức vụ cao hơn là Cục Trưởng nếu vẫn phục vụ trong quân đội, v́ ông tự thấy khả năng của ông như vậy, và đó mới là tương lai sự nghiệp của ông. Chuẩn Tướng Chức là người rất hoạt động, khi ông tham gia công tác với đơn vị Công Binh của ông th́ ông làm nhiệt t́nh như bất cứ người lính Công Binh nào, và trong những trường hợp như vậy ông rất thích được phóng viên báo chí tiếp xúc. Chuẩn Tướng Chức là mẫu người rất nhiệt t́nh trong trách nhiệm, và ông cũng rất muốn được xuất hiện trong sinh hoạt chính trường.

Tôi tŕnh bày t́nh h́nh chung và t́nh h́nh riêng của ngành Tiếp Vận như đă thông tin cho các vị chỉ huy Tiếp Vận trong buổi họp ngắn ngủi lúc 2 giờ, và t́nh h́nh yểm trợ Tiếp Vận cho các đơn vị chiến đấu. Chuẩn Tướng Chức viết tay lệnh bổ nhiệm Đại Tá Trần Văn Lễ (đang là Chỉ Huy Trưởng Trường Tiếp Vận) trở lại chức vụ Cục Trưởng Cục Quân Tiếp Vụ. Các vị Cục Trưởng đă bỏ nhiệm sở th́ ông cử các vị Cục phó giữ chức Quyền Cục Trưởng.

- Bây giờ xin phép anh tôi về nhà dùng cơm rồi trở lại ngay. Trong thời gian đó nếu có đơn vị nào xin yểm trợ th́ anh bảo họ điện thoại cho tôi và tôi giải quyết -

- Được rồi, anh về đi. Anh có cần xe mở đường không v́ đường phố đông nghẹt người với xe cộ đó? -

- Cám ơn anh. Không cần đâu anh -

Không chỉ là đường phố đông nghẹt người mà là hỗn loạn chưa từng thấy! Áng chừng 6 cây số mà phải gần 2 tiếng đồng hồ tôi mới về đến nhà. Dọc đường, tiếng gọi nhau chạy loạn vang vang cả một quảng dài, đúng là "loạn th́ lạc!". Trời tối hẳn, những chiếc trực thăng Hoa Kỳ thả "hỏa châu" chiếu sáng liên tục, để từng đoàn trực thăng phụ trách "di tản" thi hành nhiệm vụ. Nhiều phi tuần khu trục phản lực cũng của Hoa Kỳ, gào thét trên không phận thủ đô để sẳn sàng tấn công các đơn vị Cộng sản nếu như trực thăng vận tải của họ bị bắn hạ, trong khi đạn pḥng không của cộng sản tua tủa vọt lên khoảng không gian nhỏ bé vừa tối lại vừa sáng!

Trong những năm chiến tranh dữ dội, nhất là trong trận chiến "mùa hè đỏ lửa năm 1972", ngày cũng như đêm, người dân Sài G̣n rất quen với tiếng động cơ phản lực chiến đấu, từng chiếc, từng đoàn, xé không gian lên đường đánh địch bằng hỏa lực mănh liệt mà nó được các nhà chế tạo Hoa Kỳ nghiên cứu trang bị, và quen đến mức nếu như vắng âm thanh đó th́ họ cho là chuyện không b́nh thường. Bẳng đi một thời gian khá lâu, đêm nay, âm thanh đó trở lại, nhưng là trở lại để đánh dấu một t́nh huống bi thảm của dân tộc Việt Nam sau hai thập niên chiến đấu v́ Dân Chủ Tự Do!

Cơm xong tôi ra xe, nhưng đến 10 giờ đêm mà vẫn chưa ra đến đường Tô Hiến Thành mặc dù chỉ cách nhà tôi có hơn 100 thước. Chừng như tất cả mọi người đều đổ xô ra khỏi nhà để t́m đường sống vậy. Tôi xuống xe và chen nhau từng bước giữa khối người là người mới vào được trong khu cư xá do các thanh niên trong cư xá canh gác bảo vệ, v́ ngay ngoài cổng trước của cư xá đă có vài nhà bị cướp giật rồi. Tôi điện thoại sang Tổng Cục Tiếp Vận:

- Chào anh Chức, Hoa đây anh. Bây giờ tôi không có cách nào ra ngoài cư xá được v́ hỗn loạn đến mức không sao tưởng tượng nỗi . Anh cho phép tôi ở nhà, tất cả điện thoại về nhu cầu Tiếp Vận anh chuyển sang cho tôi và tôi giải quyết ngay. Công việc của Tổng Cục ḿnh bây giờ thu gọn lắm rồi anh. Hàng tiếp liệu cho các đơn vị chỉ gồm nhiên liệu và đạn dược, tôi cho lên xe sẳn sàng tại các kho để cung cấp thật nhanh theo yêu cầu. Anh an tâm -

- Được rồi. Có ǵ tôi gọi anh -

Vài trái đạn đại bác của quân cộng sản đă nổ bên ngoài khuôn viên cư xá nhưng chưa gây thiệt hại quan trọng nào. Phi trường Tân Sơn Nhất chắc là bị pháo kích nhiều, v́ tôi nghe tiếng đại bác nổ liên hồi ở hướng đó. Trong cư xá có 1 đại đội Nhẩy Dù từ trên căn cứ Hoàng Hoa Thám (đầu phi trường Tân Sơn Nhất phía Hóc Môn) rút về đây, và cư dân an ḷng đôi chút v́ có lực lượng pḥng thủ.

Gần nửa đêm, Đại Tá Trương Đ́nh Liệu, Chỉ Huy Trưởng Tổng Kho Long B́nh, điện thoại tôi: - Tŕnh với anh là tôi đă cho triệt thoái toàn bộ về đây rồi. Chờ lệnh Tổng Cục hoài không thấy, đến khi các đơn vị trong căn cứ Long B́nh rút lui, tôi liền cho anh em theo họ -

- Anh hành động đúng thôi. Chuẩn Tướng Chức nhận chức Tổng Cục Trưởng lúc chiều, ông ấy không ra lệnh th́ tôi làm ǵ được. Về yểm trợ th́ tôi lo được, nhưng ra lệnh rút lui th́ tôi đâu có thẩm quyền. Anh hiểu tôi rồi hén -

Khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, điện thoại (nhà tôi) reo:

- Đại Tá Hoa tôi nghe -

- Trung Tướng Lộc đây anh. Lúc nảy, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh có xin tiếp tế xăng và đạn, không biết là họ liên lạc với anh chưa? -

- Chuẩn Tướng (Lê Trung Tường) Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III có gọi tôi, và tôi đă cung cấp rồi, thưa Trung Tướng -

- Cố gắng nghe anh Hoa -

- Vâng. Tôi đă tŕnh bày với Trung Tướng chiều qua rồi, tôi vẫn thi hành nhiệm vụ của tôi cho đến khi nào tôi không thể tiếp tục được nữa, thưa Trung Tướng -

Khoảng 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu Tá Ông Kim Miêng, chánh văn pḥng Tổng Cục Phó, và từ chiều qua là chánh văn pḥng Tổng Cục Trưởng, từ văn pḥng Tổng Cục Tiếp Vận điện thoại tôi:

- Thưa Đại Tá, Chuẩn Tướng Chức đă lên xe đi rồi -

- Chuẩn Tướng đi một ḿnh hay đi với ai vậy anh? -

- Dạ đi một ḿnh. Chuẩn Tướng chỉ đi tay không chớ không xách cái cặp theo, và cũng không cho xe hộ tống (xe có c̣i hụ mà chiều qua ông mang đến) theo nữa -

- Thôi được. Sáng sáng một chút, tôi t́m cách đến Tổng Cục hẳn hay -

Tiếp đó điện thoại lại reo:

- Đại Tá Hoa tôi nghe -

- Đài đây anh (Đại Tá Nguyễn Hồng Đài). Lúc 10 giờ sáng nay (tức 30/4/1975) "Ông Già" sẽ công bố giải pháp chính trị, anh theo dơi trên đài phát thanh Sài G̣n nghe - - Nhưng mà nội dung giải pháp là ǵ? -

- Trung lập, như tôi nói với anh đó -

- Vậy là tôi chuẩn bị. Cám ơn anh -

Đến đây tôi xin mở ngoặc để nói đến 2 điều cho vấn đề được rơ thêm.

Điều thứ nhất. Khoảng năm 1998, tôi có dịp gặp anh Nguyễn Hồng Đài tại thành phố Houston, tiểu bang Texas. Sau khi thăm hỏi nhau, anh xác nhận lời anh đă nói với tôi là đúng như trong quyển Đôi Ḍng Ghi Nhớ, nhưng về thời gian th́ sai. Anh nói không phải rạng sáng 30 tháng 4 mà là rạng sáng 29 tháng 4, v́ tối 29 tháng 4 th́ anh đang trên tàu ra biển. Trí nhớ của tôi vẫn ghi nhận lời anh nói vào rạng sáng 30 tháng 4, v́ đây là đêm đầu tiên tôi "bị" ngủ tại nhà sau 3 tuần cắm trại ngủ tại văn pḥng tôi (Tổng Cục Tiếp Vận) trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu, và tôi tiếp chuyện điện thoại với anh lúc tôi từ cửa sổ nhà tôi nh́n lên bầu trời với những âm thanh gào thét của những chiếc phản lực cơ Hoa Kỳ bao vùng yểm trợ cho trực thăng đưa người di tản. V́ vậy tôi vẫn viết lại đây theo trí nhớ của tôi.

Và điều thứ hai. Khi tôi nói "tôi chuẩn bị", tức là tôi chuẩn bị rời khỏi Việt Nam ngay sau khi Tổng Thống Minh tuyên bố trung lập. Nghĩa là tôi và gia đ́nh dự trù rời khỏi Việt Nam nhưng không đi trước khi có giải pháp chính trị, mà ra đi trong lúc giao thời dù chỉ trong ngắn ngủi. Chúng tôi dự trù 6 gia đ́nh, trong số này có 2 gia đ́nh thuộc phi hành đoàn C130, dùng chiếc C130 sang Singapore để đi Úc Đại Lợi, v́ tôi được sự giúp đở của người bạn gốc Trung Hoa trong công ty INTRACO tại Singapore, nối liên lạc với ṭa đại sứ Úc tại đó và đă được đồng ư. Xin đóng ngoặc.

Vừa mờ sáng là tôi lên xe. Hướng ngă tư Bảy Hiền -nơi trở thành tiền tuyến- có nhiều tiếng súng trường và tiểu liên, nên không có người đi lại bao nhiêu, và tôi cho xe chạy ngang chợ ông Tạ rồi rẽ sang Vơ Tánh nối dài. Quân cộng sản chưa xuống đến ngă tư Bảy Hiền, và tôi an toàn đến Tổng Tham Mưu. Đến, nhưng không được phép vào.

Chuyện như thế này: "Trung Tá Ṭng, Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh/Bộ Tổng Tham Mưu đă tháp tùng Đại Tướng Cao Văn Viên đi ngoại quốc từ mấy ngày trước, và Trung Tướng Vĩnh Lộc cử Đại Tá Trần Văn Thăng -sĩ quan An ninh quân đội- giữ chức Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu đang khuyết. Đại Tá Thăng ra lệnh cho toán Quân Cảnh gác cổng số 1 Bộ Tổng Tham Mưu, không cho bất cứ ai vào nếu không có thẻ an ninh do Sĩ quan an ninh Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu đă cấp. Tôi có thẻ, nhưng không bao giờ mang trên túi áo mà là để trong cặp xách tay, và cái cặp th́ tối qua tôi vẫn để trên bàn viết ở văn pḥng. Tôi làm như vậy là v́ tất cả những quân nhân trách nhiệm ở cổng gác này, không ai là xa lạ với tôi cả. Sĩ quan Quân Cảnh nói:

- Đại Tá thông cảm, v́ lệnh của Đại Tá Thăng như vậy nên tôi phải thi hành -

- Tôi hiểu, và bây giờ Đại Tá Thăng ở đâu vậy anh? -

- Dạ Đại Tá Thăng dường như lên văn pḥng Trung Tướng rồi Đại Tá -

- Thôi được. Chốc nữa Đại Tá Thăng về lại văn pḥng, anh nói là tôi không có mang theo thẻ an ninh nên không vào được, và tôi sang Biệt Khu Thủ Đô làm việc ở đó. Cám ơn anh nghe -

- Đại Tá thông cảm cho tôi nghe Đại Tá -

- Nếu tôi là anh, tôi cũng vậy thôi mà. Anh đừng bận tâm. Tôi đi đây -

Đạn đại bác của quân cộng sản nổ nhiều ở Tân Sơn Nhất và bắt đầu nổ trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu trong lúc tôi đang nói chuyện với anh sĩ quan Quân Cảnh.

Sang trại Lê văn Duyệt, tôi ngồi tạm trong văn pḥng Đại Tá Ngô Văn Minh, Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Đô. Tôi báo cho Thiếu Tá Ông Kim Miêng bên Tổng Cục Tiếp Vận biết vị trí của tôi và dặn anh chuyển tất cả điện thoại sang tôi nếu có ai gọi.

Trung Tướng Vĩnh Lộc điện thoại cho tôi, ông đồng ư tôi ngồi ở Biệt Khu Thủ Đô điều hành công tác yểm trợ Tiếp Vận. Và ông cho biết là ông phải xuống dinh Độc Lập để dự lễ ra mắt chánh phủ lúc 9 giờ (sáng). Sau đó tôi mới biết là Trung Tướng Vĩnh Lộc cũng bỏ chạy như những vị Tướng đă bỏ chạy, mà chiều hôm qua, khi ông ra lệnh cho tôi ráng lo về Tiếp Vận, ông đă khá nặng lời đối với các vị ấy. Nhưng nghĩ cho cùng, Trung Tướng Vĩnh Lộc chỉ ngồi ghế Tổng Tham Mưu Trưởng vỏn vẹn có 18 tiếng đồng hồ, và là 18 tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc chiến 20 năm 9 tháng 10 ngày -tôi nghĩ- ông không phải là vị Tổng Tham Mưu Trưởng có trách nhiệm về cái chết tức tưởi của một quân đội hơn 1.000.000 người!

Tại Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (có biệt danh là Minh đờn), Tư Lệnh, đă bỏ chạy rồi. Thiếu Tướng Lâm Văn Phát -người đảo chánh Trung Tướng Khánh ngày 19/02/1965 thất bại- được Tổng Thống Dương Văn Minh cử giữ chức Tư Lệnh Biệt Khu, Chuẩn Tướng Lê Văn Thân giữ chức Tư Lệnh Phó. Thiếu Tướng Phát từ sáng sớm đă lên trực thăng quan sát t́nh h́nh, vừa đáp xuống là ông gọi Tư Lệnh Không Quân cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích quân cộng sản đang quanh quẩn dọc con đường từ phía trên ngă tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn. Vị Tư Lệnh Không Quân lúc bấy giờ là Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, v́ Trung Tướng Trần Văn Minh (không phải là Trung Tướng Minh đă giữ chức Quyền Tổng Tư Lệnh quân lực sau khi Đại Tướng Nguyễn Khánh lưu vong), Tư Lệnh Không Quân đă cao bay xa chạy rồi. Và Bộ Tư Lệnh Không Quân cùng các phi đoàn c̣n lại, từ căn cứ Sư Đoàn 5 Không Quân Tân Sơn Nhất và căn cứ Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Ḥa, rút xuống căn cứ Sư Đoàn 4 Không Quân tại Trà Nóc, cách Cần Thơ khoảng 7 cây số. Tôi nói "các phi đoàn c̣n lại", là v́ đă có nhiều phi công lái hằng trăm phi cơ các loại bay qua căn cứ Utapao của không quân Hoa Kỳ, về phía đông nam thủ đô Bangkok của Vương quốc Thái Lan, di tản.

Thiếu Tướng Lâm Văn Phát vừa đáp xuống sân Bộ Tư Lệnh, th́ Chuẩn Tướng Lê Văn Thân bảo Đại Tá Ngô Văn Minh ghi lên bản đồ mà ông đang cầm trên tay, vị trí của các đơn vị bạn để ông bay quan sát và hướng dẫn các phi tuần khu trục tấn công các đơn vị địch. Khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, chiếc trực thăng trở về nhưng không có Chuẩn Tướng Thân. Tôi hỏi ngay:

- Chuẩn Tướng Thân đâu rồi các bạn? -

- Chuẩn Tướng bảo tôi đáp xuống Cần Giờ, ổng xuống đó rồi bảo tôi về đi -

- Vậy là Chuẩn Tướng Thân cũng chạy rồi -

(Sáu tháng sau đó, tôi gặp lại Chuẩn Tướng Thân trong cùng trại tập trung Tân Hiệp, Biên Hoà, trại này người địa phương c̣n gọi là trại Suối Máu nữa)

Đại Tá Ngô Văn Minh từ trong Trung Tâm Hành Quân gọi tôi:

- Anh Hoa, anh nói chuyện với Lê Minh Đảo không? Hắn đang ở đầu máy bên kia nè -

Đó là Thiếu Tướng (mới thăng cấp chưa kịp tổ chức lễ gắn cấp hiệu 2 sao) Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, đă quần thảo với 2 sư đoàn quân cộng sản ở Xuân Lộc và gây cho chúng tổn thất rất nặng. V́ áp lực của chúng quá mạnh, nên Quân Đoàn III cho lệnh lui về căn cứ Long B́nh.

- Chào anh Đảo, Hoa đây. Anh đang ở đâu vậy? -

- Tôi ở chổ "nhà máy xi măng Hà Tiên" và đang t́m xuồng qua sông. Tụi cộng sản nó đuổi theo sau lưng tôi nè. Hết rồi anh ơi! -

- Dù ǵ th́ anh cũng đă đánh nhau với tụi nó một trận ngon lành, anh oai hơn nhiều vị Tư Lệnh khác mà -

- Sao anh ở chổ anh Minh? -

- (Tôi mượn câu của anh để trả lời anh) "Hết rồi anh ơi"! V́ chỉ c̣n yểm trợ cho Biệt Khu thôi, và giờ này th́ c̣n đơn vị nào nữa đâu. Thôi, chúc anh may mắn nghe, và mong rằng chúng ḿnh vẫn c̣n gặp lại nhau là mừng rồi -

Sau đó -tức sau giờ Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố buông súng và bàn giao- Thiếu Tướng Lê Minh Đảo dùng giấy tờ giả xuống Rạch Giá để hy vọng vượt thoát ra Hạm Đội 7 Hoa Kỳ, nhưng anh đă không thực hiện được và trở về nhà trong cùng cư xá với tôi. Sau này, có những năm chúng tôi ở tù chung trong một trại nhưng khác buồng giam.

Lúc 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4 năm 1975, từ máy thu thanh trong pḥng Đại Tá Ngô Văn Minh, có âm thanh "... ông nói đi...., nhanh lên,.... chờ ǵ nữa,....". Một giọng nói gần như quát: "Ông tuyên bố nhanh lên..." Và đại ư lời của Tổng Thống Dương Văn Minh như là một mệnh lệnh đối với quân đội ".... các đơn vị không được nổ súng, ở yên tại chổ và bàn giao cho lực lượng giải phóng...". Đối với phía cộng sản, ông yêu cầu đừng nổ súng và ông hứa sẽ bàn giao chánh quyền trong ṿng trật tự.

Tôi xem đây là giây thứ 3.600, giây cuối cùng của giờ thứ 25, giờ cuối cùng của ngày thứ 7.583, và là ngày cuối cùng của một giai đoạn chiến đấu cho tự do dân chủ!

Thế là hết !!!

Tôi lặng lẽ rời nơi đây, theo đường Lê Văn Duyệt, rồi rẽ sang đường Trần Quốc Toản, bên phải để ghé vào Cục Măi Dịch, chào các cộng sự viên cũ của tôi. Trung Tá Nguyễn Văn Th́nh, Cục Phó, hỏi tôi cách bàn giao ra sao? Tôi bảo: "không bàn giao ǵ cả, các bạn nào muốn lấy ǵ th́ lấy rồi thản nhiên ra về, ai muốn vào đây làm ǵ mặc họ".

Dọc đường về nhà, những nơi mà tôi vừa đi qua, có biết bao bộ đồ trận -những bộ quân phục từng là biểu tượng quân phong quân kỹ của quân nhân- những mũ những giày, vất vưỡng ngỗn ngang trên đường phố. Trong ḍng người ngược xuôi vội vă, có rất nhiều người quần đùi áo lót mà tôi tin đó là những đồng đội của tôi tạm thời lẩn tránh bọn cộng sản. (H́nh ảnh này là một phần trong bản nhạc "Như Lá Chết Cành Khô" do cựu Đại Tá Phan Văn Minh -đă một thời là Đổng Lư Văn Pḥng của Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ- sáng tác trong thời gian bị giam ở trại tập trung Hà Tây, tỉnh Hà Sơn B́nh).

Quân cộng sản chưa thật sự có mặt trong thành phố, nhưng những tốp thanh niên nam nữ đeo băng tay đỏ với súng M16 trên tay và ngồi xe jeep chạy lung tung. Đó là những bọn mà chúng tôi gọi là "cộng sản 30 tháng 4". Dù trong một tầm nh́n hạn hẹp đó, tưởng cũng đủ nói lên một góc cạnh trong biết bao cảnh tượng đau thương ngập tràn trái tim Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa v́ không tṛn trách nhiệm với dân với nước !

Chốc chốc tôi sờ vào chai độc dược trong túi, dự định của tôi khi xin Y sĩ Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh là tôi sẽ sử dụng nếu như tôi bị cộng sản bắt hoặc chưa bắt nhưng chúng sỉ nhục tôi. Nhưng, chiều hôm ấy, tôi đă ném nó cùng với khẩu súng lục 9 ly (do ông Johnson, trưởng toán t́nh báo vùng đồng bằng Cửu Long tặng tôi tại Cần Thơ năm 1968) vào cái giếng ngay sau nhà cô tôi ở đường Thành Thái, sau khi vợ tôi ngồi dưới chân tôi vừa khóc vừa nói như van lơn: "Anh ơi, trong mọi trường hợp, anh đừng bỏ em và các con nghe anh!". Chắc chắn là vợ tôi không biết ǵ về chai độc dược trong túi tôi, nhưng có lẽ do cảm giác đặc biệt của người vợ thấu hiểu tính chồng trong hoàn cảnh nghiệt ngă mà nói với chồng bằng cả tâm hồn người vợ người mẹ!

Hơn một tiếng đồng hồ sau lời đầu hàng (không nổ súng có nghĩa là đầu hàng rồi!) của Tổng Thống Dương Văn Minh, đơn vị Thiết Giáp đầu tiên của cộng sản mới vào dinh Độc Lập. Và từ giờ đó, Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta bị nhà cầm quyền nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa cai trị!

Trong lúc trên dưới 200.000 quân của Quân Đoàn IV, chưa một trận đánh quan trọng nào, cũng chưa một vị Tư Lệnh nào bỏ chạy, đă phải buông súng đầu hàng theo lệnh của Tổng Thống Dương văn Minh!

Trước đó, khi cuộc chiến chưa ngừng tiếng súng, có những vị Tướng đầy quyền uy, đă thật sự bỏ chạy ra nước ngoài. Và giờ đây, cuộc chiến thật sự đă tàn và tàn trong ư nghĩa thua trận, bại trận, hay đầu hàng, hiểu như thế nào cũng thế thôi. Nhưng trong cảnh bại trận này, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta, xuất hiện Những Vị Tướng Thật Sự Là Những Anh Hùng không kém những vị Anh Hùng trong lịch sử đă tuẫn tiết khi thành thất thủ. Đó là hành động tự sát ngay nơi nhiệm sở chớ không chấp nhận đầu hàng, của:

- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV. (Cần Thơ)

- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV. Chuẩn Tướng Hưng đă được vinh danh "Anh Hùng An Lộc" trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc, tỉnh B́nh Long.

- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. (Lai Khê, B́nh Dương)

- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. (Mỹ Tho)

- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, tự tử tại nhà v́ tên tuổi Quân Đoàn II đă bị chôn theo những nấm mồ vô danh trên đường liên tỉnh số 7 từ giữa tháng 3 năm 1975 rồi.

Ngoài ra, c̣n biết bao Quân Nhân thuộc các Quân Chủng, Binh Chủng, Binh Sở, Cảnh Sát, Viên Chức Hành Chánh các ngành, đă tuẫn tiết! Đó là "Những Anh Hùng Vô Danh" rất đáng cho chúng ta trân trọng.

Vào những ngày 30 tháng 4, tôi nghĩ, chúng ta nên dành vài chục giây đồng hồ, đứng hay ngồi ở đâu đó cũng được, cúi đầu, im lặng, để tưởng nhớ những vị Anh Hùng của chúng ta, những người đă cùng chúng ta cầm súng chống quân cộng sản xâm lược, nhưng vào giờ phút kết thúc bi thảm cuộc chiến đấu của chúng ta, th́ những vị đó đă can đảm thực hiện tṛn vẹn lời thề trước bàn thờ Tổ Quốc trong ngày tốt nghiệp trường vơ bị : "... Quyết hy sinh thân ḿnh để bảo vệ Tổ Quốc Dân Tộc ..."

Và theo tôi, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, là người rất xứng đáng được vinh danh "Anh Hùng Xuân Lộc" trong trận đánh sau cùng. Thiếu Tướng Đảo, dù bản doanh kế cận thủ đô Sài G̣n nhưng không bỏ chạy, mà trái lại, ông là vị Tư Lệnh duy nhất trong 3 Quân Đoàn, đă chống trả mănh liệt và gây tổn thất nặng nề cho 2 Sư Đoàn quân cộng sản tấn công Xuân Lộc (thuộc tỉnh Long Khánh). Và Sư Đoàn 18 Bộ Binh chỉ rút lui khi có lệnh của Quân Đoàn III.

Một giai đoạn lịch sử do Tổng Thống Dương Văn Minh -vị Tổng Thống có nhiệm kỳ chỉ hơn 40 tiếng đồng hồ- vừa sang trang!

Dân Tộc Việt Nam, từ nay dưới sự thống trị của cộng sản độc tài nghiệt ngă!

Quê hương Việt Nam chúng ta,

dân tộc Việt Nam chúng ta,

sao mà bi thảm đến như vậy!

sao mà bất hạnh đến như vậy!


Phạm Bá Hoa

Subject: ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI Print to printer
Author: SOSO  
 
Đi Không Ai T́m Xác Rơi

Trong khi quân lực VNCH quyết chiến để chiếm lại thành phố Quăng Trị dù chỉ c̣n là một đống gạch vụn hoang tàn đổ nát sau nhiều trận mưa pháo của người anh em phương Bắc. Thành phố Quăng Trị được dời về Mỹ Chánh. Nói là thành phố nhưng chỉ có mấy dăy nhà bằng tole cất lên vội vă cho ngựi dân tạm trú mà thôi và sông Mỹ Chánh là chiến tuyến địa đầu của miền Nam lúc bấy giờ.

Tháng năm, năm 1972 đoàn trực thăng vận phi đoàn 213 gồm có bốn chiếc slick UH-1 ( trực thăng vận ) và hai gunship UH-1H ( trực thăng vơ trang ) đến làm việc cho sư đoàn Dù mà bộ tư lệnh tiền phương đóng tại căn cứ Sully thuộc xă An-Hoà , thường gọi là cây số 17 cách Huế 17 cây số . Chúng tôi bị bắt buộc phải hành quân trực thăng vận đổ bộ một trung đội thuộc tiểu đoàn 81 biệt kich Dù vào tận sào huyệt cũa đối phương, đặt đại bản doanh phía tây đại lộ Kinh hoàng và phía bắc sông Mỹ Chánh.

Đây là một vụ "nướng quân" mà chúng tôi đành chấp nhận hy sinh. V́ người ta - thượng cấp - cố bắt chước Hoa Kỳ đổ bộ vào Sơn Tây cướp tù binh. Nhưng trước khi người Mỹ làm việc nguy hiễm ấy họ có đủ tin tức t́nh báo, không ảnh chính xát và những pilot thi hành nhiệm vụ được thực tập trên địa h́nh gần với sự thật một cách kỷ càng và phân nhiệm của phi hành đoàn trong mỗi giai đoạn. Ngoài ra họ c̣n có thám thính cơ U 2 siêu đẳng quan sát và theo dỏi trên không, cũng như toàn bộ lực lượng không quân Thái b́nh dương và Đông nam Á sẳn sàng trên trời để kịp thời can thiệp và tiếp cứu . C̣n chúng tôi nếu được như Kinh Kha sang Tần c̣n dể hơn v́ ít ra Kinh Kha cũng là một sứ thần làm thượng khách và biết rỏ hang hùm ổ cọp, biết đối thủ là ai c̣n chúng tôi hoàn toàn không có bất cứ tin tức hay không ảnh nào, cũng không có sa bàn để nhận diện địa thế và càng không hiểu biết ǵ về đối phương cũng như lực lượng của họ, như đi trong đêm giữa ban ngày chung quanh toàn ma quái tử thần xuất hiện bất cứ lúc nào.

Khi vào họp với Thiếu tướng Lê quang Lưởng, Tư lệnh binh chủng Dù, trong lúc họp tướng Lưởng nói dối rằng "Các anh có hai phi tuần B52 đánh trước và khu trục cơ A37 cùng với Cobra của quân đội Hoa Kỳ yễm trợ ( sic )". C̣n Trung tá Tr- V- V tiền nhiệm Phi đoàn trưởng 213 của chúng tôi th́ phát họa chương tŕnh hành quân chưa từng có trong quân sử Bây giờ chúng ta bay tới điểm xuất phát, từ đó bắt đầu xâm nhập vào đất địch. Chúng tôi hỏi :
- Điểm xuất phát là đâu. Ông trả lời:
- Khi tới Mỹ chánh rồi từ đó các anh xuất phát .

Trời ơi, điểm xuất phát vậy đó sao, lồ lộ trước mắt mọi người c̣n đâu là bí mật. Điểm xuất phát là nơi bí mật mà các cánh quân từ các nơi âm thầm di chuyển về để từ đó tung ra cuộc hành quân tấn công chớp nhoáng vào quân địch. Chẵng hạn điểm xuất phát của không quân khi đánh ra Quăng Trị là căn cứ Đà Nẵng mà ban đêm những phi đoàn khu trục cơ từ Biên Hoà, Pleiku hay những nơi khác âm thầm hội tụ về đó để có đủ lực lượng rồi mở cuộc hành quân ồ ạt tấn công. Hoặc điễm xuất phát của không quân Hoa kỳ là ở Thái Lan, Phi Luật Tân, Đệ thất hạm đội cùng xuất phát để tập trung vào chiến trường nào đó . C̣n chúng tôi có cái ǵ là bí mật đâu khi sáu chiếc trực thăng rần rộ đáp taị căn cứ Dù, rồi cũng rần rộ cất cánh ai mà không thấy, không biết . Vậy đâu là điểm bí mật để đồng loạt mở cuộc tấn công. Cũng không có ai theo dỏi để sẳn sàng tiếp ứng. Về phía địch t́nh hoàn toàn bị bưng bít "nơi đó không có ǵ hết, chúng ta chỉ đổ quân vào lấy tin tức mà thôi". Phải có địch hoạt động mới có tin tức chứ chổ không người th́ lấy tin tức của ai ( ? )

Sau khi họp xong chúng tôi lặng lẻ ra tàu biết rằng bị người ta xếp đặt đưa lên dàn hỏa thiêu tàn nhẩn nhất của những vị chỉ huy. Đi bên cạnh Trung tá Tr -v -V tôi nói "nhứt tướng công thành vạn cốt khô" đó Trung tá. Ông yên lặng tránh né. Bốn chiếc slick chở bốn tiểu đội 81 Biệt kich dù và hai gunship yễm trợ mà không có một phi tuần B52 hay bóng dáng khu trục cơ, cobra nào hết như lời hứa "ẩu".

Khi ra tàu, hai chiếc gunship UH-1H (Attack helicopter) đậu cuối dăy và khi đi ngang qua bốn chiếc slick ( trực thăng vận ) trong số những copilote và phi hành đoàn đang chờ đợi ở đó, đặc biệt Th/ uy Nguyễn duy Khương , người copi cùng tôi hành quân vào Bastogne tháng trước, đứng chào tôi theo quân kỹ. Điều nầy làm tôi khá ngạc nhiên và nói:
- Sao hôm nay anh khách sáo quá vậy?

Chúng tôi cùng trao nhau vài câu hỏi thông thường với nụ cười héo hắc v́ tôi hiểu phi vụ nầy nguy hiễm c̣n hơn đội đá vá trời. Nhưng sau đó tôi bất giác chợt rùng ḿnh tự hỏi : Có chuyện ǵ đây, Anh giă biệt tôi hay tôi giă biệt anh ?

Trong quân đội có rất nhiều chuyện xăy ra trùng hợp với nhau thường gây ra cảnh găy cánh giửa đường. Có thể nói chúng tôi rất tin dị đoan và sợ những cảnh chào hỏi không thông thường đó. Nếu chẵng thế th́ SĐ 10 BB không đổi thành SĐ 18 và Phi đoàn 213 ( hai lần con số xui 13 ) chúng tôi cũng xém bị xoá sổ v́ hy sinh quá nhiều trong mùa hè 72 mà Bộ tư lệnh KQ có đề nghị đổi tên phi đoàn thành PĐ 216 ( chín nút ) trái với thông thường số sau cùng phải là số lẽ và cũng không thể sếp hàng sau phi đoàn 215.

Xin cho tôi kể thêm chuyện bên lề về một tấm h́nh được chụp đón mừng chúng tôi trở về từ Biên Ḥa sau khi biệt phái theo bước chân người lính Dù tham dự chiến truờng Cao miên năm 71. Nhũng người có mặt trong tấm h́nh đó hy sinh từ trên xuống dưới gần hai chuc phi công kéo theo những phi hành đoàn của họ, có khi mang theo sinh mạng của nhiều quân nhân chuyên chở trên tàu. May mắn tôi kéo anh Nguyễn Quang Minh đang trong hàng thư hai hay thứ ba bỏ hàng đi ra ngoài nên hai đứa tôi không có trong tấm h́nh oan nghiệt đó và hôm nay anh Nguyễn Quang Minh làm copi của tôi.

Bây giờ th́ chẳng phải “chín tần gươm báo trao tay” nhưng quân lệnh nặng như núi và chúng tôi đành phải “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” thôi. Sáu con tàu bắt đầu cất cánh bay theo đội h́nh hàng dọc phía tây quốc lộ 1. Đại úy Nguyễn văn Chiến leader bay chiếc gunship một bên trái đội h́nh phía rừng núi, tôi bay chiếc gunship thứ hai yễm trợ phía sau bên phải, phía quốc lộ. Bay như vậy tôi đựơc an toàn hơn nhưng nghĩ nếu có chuyện ǵ xăy ra anh em sẽ quẹo gắt ra quốc lộ ṿng trở về th́ không tránh khỏi đụng nhau, nên tôi báo với anh Chiến:
- Charlie, tôi bay qua bên trái sau anh đó để cho có hai cái Gun vửng hơn.
Chiến trả lời:
- OK.
Thế là tôi bay sang bên cùng với Gun một băo vệ cánh nặng nế nhất.
Trung tá Tr v V bay CNC là cánh chim đầu đàn, nhiệm vụ Commandant và Control phải dẩn đắt chúng tôi đến nơi đến chốn thi hành nhiệm vụ, thế nhưng đoàn tàu bay gần tới Mỹ Chánh th́ ông tuyên bố “bây giờ các anh xuất phát và âm thầm rút lui”.
Vừa bay sang qua bên trái tôi bị một tràng AK bắn lên, mặc đầu hai xạ thủ Minigun tră đủa kip thời nhưng tàu vẫn bị trúng đạn. Anh Minh và hai người xạ thủ phía sau cùng nói:
- Ḿnh trúng đạn rồi. Tôi tră lời:
- Ừ tôi cũng nghe nhưng không biết trúng đâu. Minh mầy kiễm soát lại toàn bộ phi kế và instrument, c̣n hai anh ở sau t́m xem coi có thấy dấu vết trúng đâu không. Tôi cũng tự ḿnh kiểm soát lại toàn bộ cockpit, tất că b́nh thường nên không báo với leader v́ sợ anh em mất tinh thần mà vẩn tiếp tục cuộc hành quân, điều nầy làm tôi ân hận măi đến bây giờ v́ sau đó vài phúc hai chiếc bị bắn rơi. Như vậy là toán tiền sát của địch quân đả đột nhập vào khu vực pḥng thủ của Bộ tư lệnh tiền phương Dù rồi và bắn tràng đạn AK đó báo động Nếu tràn đạn bắn vu vơ ấy gây ít nhiều gây nguy hiểm cho tôi hay cần phải force landing th́ xem như bỏ cuộc, như vậy anh em chúng tôi, hai phi hành doàn cùng hai tiểu đội 81 BK dù đâu phải hy sinh vô ích.

Đoàn tàu đang tiến dần vào tử địa mà tôi tin chắc rằng hai vi chỉ huy kể trên điều biết rỏ. Chẳng bao lâu, một vệt lửa xanh dờn từ phía bên kia bờ Mỹ Chánh vừa vọt lên. Anh Chiến vội la lên:
- Sam sam break

Những phản lực cơ bay nhanh xé gió c̣n không tránh nổi được loại hơa tiễn tầm nhiệt SA 7 ác ôn nầy mà vận tốc vượt xa mấy bức tường âm thanh, c̣n chúng tôi chậm chạp như rùa ḅ làm mục tiêu ngon lành qúa. Trong khi hợp đoàn slick bay sát nhau để hai chiếc gunship dể dàng cover (bảo vệ). Bay như vậy quờ quạng đụng nhau cũng chết c̣n nói ǵ tránh hỏa tiển. Tiếng hét báo động của Charlie chưa dứt, một chiếc phát nổ ngay lập tức bên cạnh chúng tôi nhanh đến nổi ngỡ ngàng mà sự sợ hăi c̣n lăng du đâu đó chưa kip về. Bản năng tự nhiên của những người bay Gunship, anh Chiến chúi xuống đánh thẳng một loạt rocket vào nơi hỏa tiễn SA 7 vừa bay lên c̣n để lại đám bụi mờ với làn khói mơng như ṿng tṛn khói thuốc lá chưa kịp tan trong không khí c̣n lành lạnh hơi sương.. Tiếng đồng hồ vừa gỏ ‘’ tíc ‘’ mà chưa kịp gỏ tiếng ‘’tắc’’ trước mặt chúng tôi là một vách tường lửa dối phương vội vàng dựng thẳng lên trời hay lửa của hàng trăm miệng núi lửa vùng quần đảo Hawai đồng loạt phun lên và thật là biển lửa .Đạn pḥng không tự hủy nổ trên cao như pháo bông dỉ nhiên họ không quên chiếu cố chúng tôi, con tàu của anh Chiến bây giờ bị đạn pḥng không bao phủ với cả ngàn ánh lửa chớp tắt lung linh. như cây mùa xuân giữa ban ngày, tôi chỉ biết kêu trời trước cảnh ngoạn mục vừa hùng vĩ. Nếu người ngoại cuộc nh́n cảnh ấy chắc hẳn đẹp vô cùng kèm theo những mănh vụn con tàu vừa nổ c̣n bốc lửa tủa ra trong không gian, h́nh như trời chưa đủ sáng nên sai mười hai vị thiên thần mũ đỏ và bốn phi hành đoàn chiếc slick của anh On và Phấn làm mười sáu ngọn đuốc thắp sáng lên cho ngày thêm tươi khi chưa kip gọi hai tiếng “may day”.

Bây giờ tới phiên tôi gặp đại họa. Tôi nhảy vào cuộc tung rocket đánh dọc theo vách tường lửa ấy để đở đ̣n cho Charlie. Khi đánh rocket tôi không ngờ nó như lệnh xé xác khi gặp “kỳ phùng địch thủ” tự động xuất chiêu đánh rafale không cần lệnh chủ nhân nữa nên mấy chục trái nối đuôi nhau ồ ạt tuôn ra không ngừng khiến con tàu khựng lại như chiếc lá thu rơi v́ sức phản hồi của mấy chục trái rocket đó, dù tôi muốn ngưng để dọt cũng không được. Phóng lao đành phải theo lao, tôi đẫy thêm cyclic tới trước để tàu không bị giăm tốc độ. Cùng lúc chiếc slick thứ hai bên cạnh tôi bốc cháy thành cột khói trắng kéo dài chừng hai ngàn thước mới nổ tung như chiếc phi thuyền Chalenger lâm nạn nổ tung trên trời, thêm mười sáu cây đuốc nửa.

Những chiếc trực thăng vỏ trang của chúng tôi không có chiếc nào có cửa nẻo ǵ hết, ngay că cửa cokpit cũng được gở ra để pilot tiện bề thoát ra trong trường hợp đáp khẩn cấp. Không như những chiếc khu trục Skyraider hay A37 rocket được gắng trên cánh, ít ra cũng cách pilot vài săi tay, trên trực thăng, hai dàn rocket gắng phía sau sát hông tàu và khi khai hơa, rocket từ sau lưng lao tới chỉ cách pilot chừng hai gang tay. Khi rời dàn phóng nó bung bốn cánh sau đuôi vừa bay tới vưà xoáy với vận tốc cực mạnh tạo ra tiếng rú kinh hồn cũng như khối lửa xoáy h́nh trôn óc sáng ḷa trước mặt. nhất là ban đêm những khối lửa ấy càng khũng khiếp hơn.

Cũng v́ không có cửa nên tàn rocket bay túi bụi vô tàu mà có thằng pilot gunship nào chiến bào không bị cháy nhiều lổ. Có khi nó c̣n chui vô cổ áo, lọt xuống lưng như bị tàn thuốc lá dúi vào da đành phải trân ḿnh chịu trận, may mà có nón bay nếu không trên đầu chúng tôi phải có nhiều dấu đốt như những vị Cao Tăng đắc đạo. Bây giờ đây mấy chục trái rocket điên khùng đó đủ làm tôi bấn loạn mà chỉ biết đẩy cần lái tới chống lại sức phản hồi , con tàu như bị cuốn theo hằng chục khối lửa xoay ṃng ṃng trước mặt, mặc kệ khói ùa vào tàu mịt mù và tàn rocket chớp nháng như bầy đom đóm đêm khuya, tôi cũng không dám làm bất cứ maneuvre nào khác, chỉ cần tàu nghiêng nghiêng một chúc th́ rocket thụi sau lưng liền.

Có lẽ nhờ trận rafale bất đắc dĩ ấy mà bầy rocket bao một vùng rộng lớn, đối phương cũng phải từ chết tới bị thương hay ít ra cũng quăng súng ḅ càng dưới đất giảm đi phần nào áp lực tôi mới c̣n có dịp ngồi đây viết lại đôi gịng nầy. Khi trái rocket cuối cùng rời dàn phóng lao ra tôi tạt ngang qua chui vào làn khói chiếc thứ hai của anh Sỹ và anh Khương c̣n để lại, h́nh như linh hồn các anh chưa muôn vội tan để làm thành bức màn mây dầy đặc băo vệ những phi hành đoàn c̣n lại và nhất là tôi. Vừa chui ra khỏi làn mây ấy nhưng vẫn c̣n trong vùng hiễm địa ( death zone ), dù đối phương không thấy tôi nhưng vẩn bắn bổng đuổi theo đạn bay ṿng cầu trên cao rơi xuống chung quanh như ngừời ta răi hoa confective mừng đại hội, vừa lúc ấy anh Chiến ṿng trở lại đánh gở cho tôi tháo lui.

Con ngựa chứng nầy đánh rocket khỏi chê mà cũng thường hay đánh bán mạng. Không biết sau nầy có bà nào cởi được trên lưng con ngựa chứng ấy không ?
Hai chiếc chúng tôi đang bay ngược chiều mà từ xa ông cứ phóng rocket ào ào từng cặp bay ra sát bên cạnh tàu làm tôi phải thất kinh hồn vía, khiến người tôi cứng như khúc gổ dẩu có mấy lớp da gà cũng nổi lên hết. Tội vội hét lên:
- Trời ơi đánh cái kiểu ǵ kỳ vậy !.
Giọng Huế đặt sệt :
- Mẹ nọ đang đuội theo mầy.

Bay về đến vùng an toàn, xót xa hai phi hành đoàn găy cánh, Anh Sỹ, Phấn ,On và anh Khương , người copi chào vĩnh biệt tôi hồi năy, thân thể các anh và bao nhiêu người nửa biến thành làn mây trắng cuồn cuộn trong ánh b́nh minh, hiến thân ḿnh cho bài Không Quân hành khúc mà trong đó có câu ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI. (c̣n xác đâu mà t́m)

Chúng tôi bay vài ṿng nh́n về phía chiến trường để xác định nơi nào “đạn vụt bay đến nhanh, đàn chim chưa tung cánh xác rơi trên đất lành” để những con chim c̣n lại bay ṿng ủ rủ những cánh chim ĺa đàn. Phía đối phương c̣n nhiều tiếng nổ và khói cuồn cuộn bốc lên cao.
Anh Chiến nói :
- Rocket mầy bặn đó, chắc trúng kho đạn ǵ của nó rồi. mầy gan dữ quá hỹ.
Tôi tră lời:
- Định đánh vài trái dứt thằng đang thổi vô hông của ông thôi, ai dè rocket ở vị trí rafale hoăng quá.
Về căn cứ Dù cả hai chiếc cùng bị trúng đạn nhiều nơi và vài đầu đạn AK hay RPD ǵ đó c̣n kẹt lại .Tuy chưa đến đổi nào nhưng cũng phải nằm ụ vài ngày vá víu.

Trung tá Tr V V không hề tỏ vẻ xúc động trước sự hy sinh tức tưởi của đàn em để lo tổ chức cấp cứu hai phi hành đoàn vừa tử trận cùng với hai tiểu đội 81 Biệt kích Dù, biết đâu có người c̣n sống sót mà c̣n hỏi tôi “anh có đánh trái rocket nào không”?!!

Bạn bè chúng tôi hy sinh trên chiến trường đă đành, nhưng bị nướng quân như thế nầy cũng không ít. Cố Th / tá Trần lê Tiến hy sinh trên trên đĩnh Checkmate phía Tây nam Cố đô Huế đễ sau đó nghe Đại tá Toàn Tham mưu trưởng SĐ 1 BB nói :
- Các anh rớt một chiếc là may, tụi nó đầy dưới đất, tôi chỉ cần một chiếc đáp được trên đĩnh thôi.

Như vậy người ta quyết định nướng hết sáu chiếc chúng tôi trong ngày đó rồi. Nếu người ta chân thành một chút đừng che dấu sự thật để chúng tôi áp dụng chiến thuật và kỹ thuật bay riêng để hoàn thành trách nhiệm dù phải hy sinh cũng như chúng tôi tiếp tế tiền đồn Bastogne giửa ṿng vây của địch mà Tướng Nguyễn Văn Phú nói :
- Tôi không dám ra lệnh cho anh em nhưng nếu thấy cách nào có thể giúp được anh em ḿnh trong đó cầm hơi kéo dài được lúc nào hay lúc ấy.

Tiếc thay và anh hùng thay Ông đả tuẫn tiết cho tṛn khí tiết của bậc anh hùng vốn rộng ḷng hiếu sinh .

Chỉ lời nói chân t́nh và biết qúy mạng sống của sĩ tốt chúng tôi đột nhập vào Bastogne bắt chấp mọi hiễm nguy chứng tỏ chúng tôi không hèn trốn tránh trách nhiệm. C̣n che đậy, gạt gẫm chúng tôi để chúng tôi chết oan uổn mà cuộc hành quân người ta nặng đầu óc trên bàn mạc chược hay bửa tiệc linh đ́nh nào đó không đạt được mục đích ǵ hết. Trên đĩnh núi Cối xay ở Thượng Đức tỉnh Quăng Nam, người ta cũng nói t́nh h́nh yên tĩnh, nhưng bị phục kích ngay băi đáp và chiến sĩ Biêt động quân phải lao ḿnh ra đánh cận chiến với đối phương ngay lập tức khi bốn con tàu vừa chạm đất, phi hành đoàn Thiếu uư Lưu và Lăm bị VC đâm chết.

Một ánh sao Hôm

C̣n vụ nướng quân khác mà vi Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng thuộc SĐ 2 BB của tướng Trần văn Nhựt, hớt hải chạy kiếm tôi nói:
- Trời ơi anh làm sao cứu đàn con tôi với, đưa tụi nó vô đó chết hết, trong đó có cả sư đoàn việt cộng đông như kiến.Tôi nói:
- Cuộc hành quân nầy ở cấp Sư đoàn do 72 điều động (72 là biệc danh của tướng Trần văn Nhựt ) ngoài khả năng quyết định của chúng tôi. Trên chúng tôi c̣n có CNC nửa.

Khi viết nhũng ḍng nầy tôi c̣n nhớ rỏ dù đă hơn ba mươi năm qua, h́nh ảnh người chiến sĩ dày dặn chiến trường, dạm nắng phong sương bước đi thất thiểu những bước năo nề. sao khi tôi từ chối lời cầu cứu đàn con anh. Người chỉ huy đáng kính và thương lính ḿnh như con dại ấy bây giờ hồn ở nơi đâu? Chính tôi cũng có ư muốn cứu Tiểu đoàn ấy bằng cách yêu cầu chiếc đầu tiên sau khi đáp xuống, chạy ra bỏ lại tàu để tôi cấp cứu, th́ xem như cuộc hành quân phải hủy bỏ. Nhưng mà đâu có pilot nào dám bỏ con tàu lại chiến trường và chính bản thân chúng tôi rồi không biết sẽ ra sao nửa, nếu có người biết được, tôi đành phải ra toà án quân sự th́ cuộc đời và binh nghiệp xem như cáo chung.

Tôi cũng ngở ngàng cuộc hành quân cấp tiểu đoàn ( 64 tiểu đội ) chỉ có 5 chiếc slick và 2 gunship thôi. Đúng ra chúng tôi cần có pháo binh, khu trục oanh tạc dọn băi trước và ít nhất cũng 20 chiếc slick chuyễn quân và 4 gunship băo vệ để đợt đổ quân đầu tiên ít ra cũng được một đại đội tương đối đủ khă năng làm bàn đạp và băo vệ băi đáp cho những đợt theo sau. Hơn nửa tiểu đoàn phải hành quân nghi binh vừa bảo mật trong vùng nào đó để chúng tôi đến từng nơi bốc đi thay v́ gom hết lại phi trường Đức Phổ vùng xôi đậu, ban đêm hoàn toàn bất an ninh. Chỉ cần đối phương có một khẩu cối 82 ly đâu dó khai hơa th́ phi trường Đức Phổ că ngàn người quy tụ tại đó chắc xăy ra cảnh tấm máu, 7 giờ 30 sáng chúng tôi có mặt mà măi đến 1 giờ trưa cuộc hành quân cũng chưa thể bắt đầu được, làm chúng tôi phải chờ đợi trong nao núng v́ sợ bị pháo kích vào phi trường.

Chúng tôi cầm vận mạng của tiểu đoàn gần bốn trăm người trong tay mà không được briefing để hiểu biết t́nh h́nh diện điạ hầu t́m cách bay bổng riêng theo chiến thuật trực thăng vận với từng địa h́nh thế trận. Khiến tôi phài tự hỏi chúng tôi có phài là những quân nhân đầu đội "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" cũng như ai hay chỉ là hạng tài xế xe đ̣, chắc hẳn bề trên cũng nghĩ như vậy. Chúng tôi không gặp bất cứ quan chức thẫm quyền nào có thẩm quyền để hỏi t́nh h́nh đối phương trong cuộc hành quân phi chiến thuật phi binh pháp nầy, mặc dầu người người tới lui tấp nập với nhiều bông mai trắng trên vai, huy chuơng đầy trên ngực, ngay cả CNC Th/ tá Trương văn Hoàn nửa là đàn anh PĐ 213 của chúng tôi cũng không thấy đâu hết. Tôi nóng ruột lấy hai chiếc gunship lên vùng quan sát điạ thế và băi đáp chuẩn bị cuộc chuyển quân.

Băi được cấp trên chọn lựa là một khoăng trống eo hẹp nằm trong thung lũng giửa rừng thiên núi thẫm, với bải đáp như vậy chúng tôi không thể nào áp dụng được hết tuyệt kỷ cách đáp nhanh chóng nhảy diều hâu được. Hơn nửa rất dể dàng bị phục kích tại bải đáp thập phần nguy hiểm khi con tàu và bộ binh nhảy xuống ngoài khoăng trống. Tôi quyết định chọn bải đáp là khoăng trống cuối lưng của dăy núi dài hẹp không xa. Như vậy xem như chúng tôi thực h́ện một chúc ǵ để nghi binh đánh lạc hướng đối phương. Những phi công của chốn núi rừng cũng dể dàng phát huy hết sở truờng của họ với cách bay thấp raremote tuỳ theo cây rừng cao thấp để tránh né pḥng không hạng nặng v́ loại nầy ṇng dài, tấm bắn cao và xa nên cần phải có xạ trường. Bay thấp như vậy chúng tôi đă làm mất hiêu năng của họ rồi chỉ c̣n chấp nhận loại súng cá nhân của địch mà thôi, c̣n pilot th́ cũng chỉ cần một vài giây đồng hồ họ có thể giăm tốc độ từ hai trăm cây số c̣n vài chục cây số giờ để vào bải đáp. Hơn nửa bộ binh ở trên đồi cao nhiều lợi thế dẩu đối phương cũng không dám liều lĩnh tấn công từ dưới lên. Hai chiếc gunship ngoài việc quanh vùng bảo vệ chặc chẻ bải đáp và lúc nào cũng bao vùng để sẳn sàn giúp đở quân bạn vừa nhảy xuống. Sau dó tôi trở về hướng dẩn đoàn trực thăng chuyễn quân vào.

Đoàn trực thăng vận bay theo đội h́nh bật thang và bay thật thấp trên ngọn cây rừng và sắp xếp thời gian cho những chiếc trực thăng chuyển quân đáp từng chiếc một, chiếc nầy vừa cất cánh th́ chiếc khác nhanh chóng nhảy vô liền để không mất thời gian tính. Chúng tôi phải bay liên tục nhiều đợt chuyễn quân măi đến tối mịt vẫn chưa xong.. Lại một lần nửa cuộc hành quân phi quân sự và binh pháp phơi bày quá rỏ, v́ hành quân trực thăng vận phải xong ít nhất vài giờ trước khi trời tối để bộ binh vừa nhảy xuống có đủ thời gian thám sát, di chuyễn đào hố cá nhân và bố trí pḥng thủ, đàng nầy họ vừa nhảy xuống giửa rừng thẫm âm u trong bóng tối đưa bàn tay ra c̣n không thấy chẵng khác nào thả đàn dê trước miệng hổ, tội nghiệp.

Tôi thật sự ngao ngán quá cho cuộc hành quân không có yếu tố quân sự sơ đẵng theo những bài học quân trường từ sự bí mật, bất ngờ, nhanh chóng và ồ ạt đều không có. Đêm bắt đầu buông xuống, những con tàu đáp khó khăn và tôi phát hiện có nhiều tiếng súng gần xa báo t́nh h́nh bất ổn, hơn nữa v́ trời tối chúng tôi không c̣n thấy rỏ băi nên không thể bay nhanh đáp bạo được. Tôi báo cáo lên CNC yên cầu ngưng phi vụ nhưng CNC ra lệnh chúng tôi tiếp tục chuyến cuối cùng vẩn không thấy CNC ờ đâu hết. Cuối cùng chiếc Thiên Ưng 7 của phi đoàn 239 biến thành ánh sao băng khi nghe vang trong vô tuyến:
- May day ,may day.
Tôi rùng ḿnh nh́n qua bên cạnh một khối lửa xanh dờn đang vùn vụt lướt trong màn đêm trời không "xanh như màu áo" Tôi hét lên:
- Tắt máy làm Force landing.
Lời tôi lạc lỏng trong bóng đêm vô t́nh. Một v́ sao rơi, rơi về với ḷng đất mẹ.

Nhớ lại từ khi Không Quân có cả ngàn chiếc trực thăng đủ loại đứng vào hàng thứ ba trên thế giới những tưởng quân lực VNCH nắm được thế thượng phong chủ động chiến trường tung những cưộc hành quân xa với lực lượng hùng hậu đuổi hổ về rừng hay t́m địch vây địch mà đánh, trái lại càng lúc càng co cụm chiếm những đỉnh cao mà không thấy địch , xây thành làm mục tiêu cho đích pháo kích, tấn công cũng phi binh pháp. Mổi ngày trực thăng phải phân tán mơng thành từng nhóm nhỏ năm sáu chiếc cho các sư đoàn điều chi để tiếp tế cho những tiền đồn đó rồi cũng không biết quy tụ thành lực lượng mạnh khi cần thiết. Nếu biết và am tường chiền thuật trực thăng vận, tập trung lực lượng trong vài giờ gần 100 chiếc slick và trực thăng gunship tại Đà Năng băo vệ cùng khu trục ngăn cản đối phương chắc hẵn cuộc triệt thoái Thũy Quân Lục Chiến ở Thừa Thiên không dến đổi tấm máu, tiếc thay !!!

Sau mùa hè đỏ lửa Phi đoàn 213 khánh tận, chịu sự hy sinh quá nhiều đến đổi từ đó mổi chiều về vợ con thân nhân của chúng tôi kéo nhau tới cổng phi trường hay tới phi đoàn dỏi mắt trong chờ từng chiếc trực thăng đập cánh tành tạch trở về với những nổi vui mừng và run sợ trộn lẩn của

"Thưở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên.
mà trong đó bao người thiếu phụ biến thành "tượng đá ôm con"

Khi viết những gịng nầy không biết vị Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng thương lính như con cái ấy và những người lính trong tiểu đoàn đó c̣n ai không nửa!

Xin chia buồn với thân nhân, gia đ́nh hai phi hành đoàn và hai tiểu đội 81 Biệc kích Dù vuợt tuyến Mỹ chánh. Thân nhân Thiên Ưng 7, Tiểu đoàn thuộc SĐ2BB kể trên. Tôi xin cúi đầu tưởng niệm tất cả anh linh cũa những anh hồn người tử sĩ hội nhập với hồn thiên sông núi.

Song Chùy 11
Tháng Giêng, năm 2005

"Nếu ai đó có viết nhật kư cuộc đời oanh liệt của ḿnh xin đừng quên ghi thêm chuyện ''nướng quân trên ḍng sông Mỹ Chánh'' và nhiều vụ nướng quân khác nữa để rồi sau đó kẻ nướng quân đào ngủ trước đoàn quân đang trút giọt máu cuối cùng trên chiến địa, người quân nhân chỉ biết thi hành trước, đợi đầu thai rồi mới có quyền khiếu nại sau mà"
Click to expand image to full size (84.98 Kb)


 
Cựu Chiến Binh "homeless" Và Phim "Inside The Vietnam War"
- NGUYỄN DUY-AN -

Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới.. Bài viết của ông mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền h́nh National Geographic chiếu phim "Inside the Vietnam War" nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.

Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư kư dẫn vị sĩ quan an ninh của sở vào văn pḥng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Đại uư Morrow cần gặp riêng Duy.
Bà ta vội vă quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uư Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uư ngồi. Anh t́m tôi có việc ǵ quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người "homeless" cứ nằng nặc đ̣i gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đă giữ họ lại và báo cáo cho tôi t́m gặp ông để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng v́ hai anh chàng kia trông có vẻ "ngầu" lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và "càm ràm" với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn pḥng, nhưng có thể mời họ vào "cafeteria" uống ly nước, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ư trông chừng trong lúc anh gặp họ ở "cafeteria". Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo với đại uư Morrow xuống nhà gặp "khách", tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, v́ chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thường đi làm bằng xe "Metro". Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn b́nh thường v́ phải ghé qua trường học để kư một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang "rên rỉ" bài Hạ Trắng:

Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, ḷng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy...

Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một một người Mỹ "homeless" đang "ngất ngưởng" thả hồn vào một cơi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam v́ anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh c̣n treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đă hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đă từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân t́nh. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là "anh tôi" được không?
- Tuỳ mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa? Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11 giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận th́ thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn pḥng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quăng đường ngắn.
- Mày không sợ hả?
- Sợ ǵ?
- Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Đi đi. Hẹn gặp lại.
Tôi đă trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành "bạn" từ dạo đó.
Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn pḥng t́m tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối. Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm t́nh với National Geographic cũng như cá nhân tôi v́ bị những nhân viên an ninh của sở "hạch hỏi". Đă từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính t́nh chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có những người đă từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đă hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial). Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm č ? ầy những bức h́nh ngổ ngáo hay những ḍng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm v́ những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quư những hy sinh họ đă dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày c̣n khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám "cớm dổm" ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi ḿnh. C̣n đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân "homeless" của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống "cafeteria" uống nước và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đ̣i cà phê sữa đá, ở đây không có đâu.
Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói măi! Đúng không?
- Rất đúng. Nghe giống hệt "một ông già Bắc kỳ" thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong "cafeteria" sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:- Để khỏi mất th́ giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có "preview" cuộn phim "Inside the Vietnam War" trước khi tŕnh chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?
- Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Đài của tụi mày chỉ có trên "Cable" và "Direct-TV". Dân "homeless" tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé "preview" mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?
- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... v́ họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người "bạn" cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang "Explorer Hall" cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé "preview", tôi đă liên lạc nhờ mấy người trong nhóm "Audio & Video" của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị "tai to mặt lớn" trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Pḥng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tuc, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi người.
Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba người bạn của tôi vẫn "án binh bất động" dơi mắt dăm chiêu theo từng tấm h́nh, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị "dân Mỹ" và có lúc cả gia đ́nh và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đă ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Tôi vội vă xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng "kéo" ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót "khật khưỡng" bước theo tôi như ba cái xác không hồn!

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu "Inside the VietNam War" nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh "homeless" đă cùng tôi đi xem "preview" hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác v́ Bộ Quốc Pḥng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
Có lẽ đă tới lúc người Mỹ nhận thức được "món nợ phải trả" cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Ḷng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai c̣n? Ai mất?

NGUYỄN DUY-AN

                               
        
              
      ThaiDuong 530 Fighter Squadron, A-1 Skyraiders, Cu-Hanh Pleiku Airbase, Vietnam