ThaiDuong-Jupiters 530

Tây Nguyên

Home
Our Purpose
530-List
530-history
Stories/poems
Members Page
The Road
Picture Gallery
Links

Tây Nguyên Khung Trời Tưởng Nhớ 
 

trannha.jpg

... Đường Bay Muôn Thủa!

“Chưa bao giờ có một số ít như thế,”

“đă làm những chuyện phi-thường đến như thế,”

“để đem lại lợi ích cho một số đông đến như thế…)

W. Churchill

*****

Trần Ngọc Nguyên Vũ

(Tháng Tư oan-nghiệt!)

(Truyện ngắn viết tặng: Các phi-công khu-trục của KLVNCH. Đại-Úy Thọ, pḥng-thủ SĐ5KQ. Trung-sỹ Nghiệp. Trung-sỹ Thịnh. Trung-Tá Mạnh KT/TV.KQ. Các phi-tuần khu-trục của: Đại-Úy Phúc - Trung-Úy Bá, Thiếu-Tá Ấn - Đại-úy Thụy, Thiếu-Tá Sơn - Trung-úy Vân. Các phi-công và cơ-phi xạ-thủ của Tinh-Long AC119K. Các phi-hành-đoàn Trực-Thăng vơ-trang, và C&C. Các cơ-trưởng, và phi-đạo A1 đă thi-hành phi-vụ tác-chiến cuối cùng của Không-Lực VNCH trên không-phận Thủ-Đô SàiG̣n trong đêm 28 rạng ngày 29 tháng 4 năm 1975, trước khi có lệnh của tân Tổng-Thống và Thủ-Tướng là phải buông súng…Xin gởi đến những hiền-phụ VN, và những nàng dâu KQ thủy-chung, một đời trọn nghĩa phu-thê. Thành kính nghiêng ḿnh trước tên tuổi của: Thượng-Sỹ Chín, Trung-Úy Trần-Văn-Hiền, Trung-Úy Trang-Văn-Thành cùng các hảo-hán cơ-phi xạ-thủ của phi-hành-đoàn Tinh-Long AC119K thuộc phi-đoàn 821, và Thiếu-Tá Trương-Phùng khu-trục A1. Các anh…những người Không-Quân của KLVNCH đă viết ‘ḍng sử máu’ cuối cùng lên trang quân-sử bi-hùng triền-miên của dân-tộc qua ‘Đường-Bay-Muôn-Thủa’. Tổ-Quốc tri-ân các anh!)

*****

Phúc lắc cánh ra hiệu cho Bá, người phi-tuần-viên bay ở vị thế số 2 đổi qua đội h́nh chiến-đấu rồi bấm máy gọi:

- Phi-Long 42 đây một gọi.

- Hai nghe năm.

- Ḿnh sẽ làm một cái “low pass” qua đồn quân-cảnh, số hai giữ vị-trí bên trên cánh phải.

- Phi-Long 42 hiểu, vị-trí bên trên cánh phải.

Phúc đẩy “cần ḥa-khí”, đưa kim chỉ ṿng quay lên 2600RPM, và để “tay ga” ở vị thế tiền oanh-kích, rồi nghiêng cánh 45 độ về bên trái, chúi mũi xuống…Hai chiếc khu-trục cơ nối đuôi nhau lao ḿnh xuống sát mặt xa-lộ nhắm hướng đồn quân-cảnh lướt tới. Xe cộ hai bên đường giạt ra bờ cỏ. Mọi người hoảng-hốt nằm bẹp dí xuống mặt đường. Tiếng động-cơ của hai chiếc AD6 gầm rú như hai con mănh hổ ở cao-độ thấp làm hai người lính quân-cảnh ngồi thụp xuống, hai tay ṿng lên đầu chụp lấy chiếc nón sắt như sợ bị gió cuốn đi mất. Phúc bấm máy liên-lạc với đoàn xe qua tần-số FM:

- Măng-Xà, Bạn cho họ biết là ḿnh không có sự-vụ-lệnh nhưng có 1600 viên đại-bác 20 ly họ có chịu nhận không.

Cùng lúc đó, Phúc liên-lạc trên tần-số với Bá rồi kéo nhẹ cần lái. Hai chiếc khu-trục vút lên cao để lại 4 vệt khói trắng kéo dài bên cánh như những con rồng uốn khúc. Phúc lật ngửa phi-cơ cùng số hai làm một nửa “ṿng roll số 8” tuyệt đẹp. Nh́n xuống bên dưới, anh thấy đoàn xe của Trung-Tá Mạnh đang nối đuôi nhau rời đồn quân-cảnh chạy về hướng Sài-G̣n. Có tiếng của người trưởng-xa trên tần-số:

- Phi-Long 42 đây Măng-Xà gọi.

Phúc cười trên tần-số trả lời:

- Măng-Xà, Phi-Long nghe bạn rất rơ. Mọi chuyện tiến-hành tốt đẹp chứ. Trung-Tá đừng lo, chúng tôi sẽ hộ-tống đoàn xe của Măng-Xà về đến tận cổng “lăng Cha-Cả” , Tân-Sơn-Nhất. OK!

- Phi-Long 42, Măng-Xà nhận rơ. Từ đây về Tân-Sơn-Nhất là phần đất nhà, chúng tôi không dám phiền đến các bạn nữa. Xin vô-cùng cảm-ơn Phi-Long, các bạn vừa biểu-diễn một đường bay tuyệt-mỹ. Ước ǵ được mời các “Hiệp-Sỹ Không-Gian” ly thạch chè Hiển-Khánh và tô phở gà Hiền-Vương…Chúng tôi sẽ xử-dụng lộ-tŕnh về Tân-Sơn-Nhất qua ngả Đa-Kao.

Phúc cười trên tần-số:

- Cảm-ơn hảo-ư của Măng-Xà. Xin các bạn ăn dùm chúng tôi mỗi người hai tô phở đặc-biệt. Xin chào và hẹn gặp lại…

Có tiếng bấm máy dồn-dập của người giữ máy bên dưới:

- Phi-long đây Măng-Xà, xin bạn khoan rời tần-số, toàn thể anh em trong đoàn xin mời các bạn qúa bộ đến câu-lạc-bộ Huỳnh-Hữu-Bạc tối nay để chúng tôi được hân-hạnh diện-kiến và thù-tiếp.

Phúc cảm-động trước tấm chân-t́nh của những người Không-Quân Kỹ-Thuật, và từ một khoảng-cách vô-h́nh trên không…Phúc thấy như ḿnh đang đứng cạnh những người bạn cùng quân-chủng, trao đổi với nhau niềm ưu-tư về đại-cuộc. Anh mỉm cười đáp lại:

- Ồ! Nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ đó. Măng-Xà đừng bận tâm, chúng tôi không dám hứa v́ c̣n phải túc-trực bay đêm nay. Xin Măng-Xà đừng đợi.

- Không được, đêm nay nhất định chúng tôi phải được hân-hạnh thù-tiếp các bạn theo đúng tinh-thần của người lính chiến Không-Quân.

- OK! Chúng tôi sẽ cố-gắng. Xin chúc Trung-Tá cùng các bạn Kỹ-Thuật một đêm thật vui…“Mission Accomplished!”.

Tiếng người trưởng-xa bên dưới c̣n với vọng theo:

- Xin cảm ơn các “Thần-Điêu Đại-Hiệp” một lần nữa…Nhớ đến nghe, chúng tôi sẽ đợi các bạn tới sáng đấy.

Phúc bấm máy cười vang rồi cùng số hai đổi qua tần-số Paris báo cáo phi-vụ đă hoàn tất, và đoàn xe đă về đến điạ-phận của thành-phố được an-toàn…

Phúc ra hiệu cho số hai vào hợp-đoàn cận-phi. Hai chiếc khu-trục nối đuôi nhau quần-thảo trên không-phận thủ-đô như để đuổi bắt những tia sáng cuối cùng của một ngày dài căng-thẳng, và mệt nhọc đang ch́m dần sau đám mây đen tận cuối chân trời. Anh cho phi-tuần trực-chỉ hướng phi-trường Tân-Sơn-Nhất. Nắng chiều đă tắt…Bóng tối chập-choạng chụp xuống bao trùm cảnh-vật; thành-phố Sài-G̣n vừa lên đèn. Từ trên cao-độ, Phúc phóng tầm mắt nh́n về hướng Biên-Hoà…Phi-trường vẫn c̣n đang bốc cháy, chiếu hắt lên nền trời xám đen ánh lửa bập-bùng ma-quái, cùng với những cột khói nhấp-nhô như một bầy ngạ-quỷ đang nhẩy múa từ chốn địa-ngục của trần-gian…Trên xa-lộ, từng đoàn người và xe-cộ đủ loại, vẫn lũ-lượt đổ vào các ngả đường thành; bất giác anh để thoát ra một tiếng thở dài…

Trong suốt 20 năm qua, dọc theo với chiều dài của ḍng lịch-sử dân-tộc. Các anh đă nối tiếp bước chân của những bậc đàn anh đi trước, lần lượt đứng lên dấn thân, hy-sinh tuổi trẻ của ḿnh để bảo-vệ cho cái vùng đất được gọi là “tiền đồn chống cộng của thế-giới tự-do” này. Máu và thân xác của biết bao nhiêu người trai thế-hệ đă đổ xuống để tưới bón, vun-bồi cho mảnh quê-hương bất-hạnh thêm phần mầu-mỡ xanh tươi. Đă có bao nhiêu mảnh khăn tang được quấn vội lên đầu những người vợ trẻ, những đứa con thơ…dấu tích của những cuộc chia ĺa mất mát…để đổi lấy cuộc sống an-b́nh, và tự-do cho người dân miền Nam…Bao nhiêu năm ở trong quân-đội, từng coi những chuyện “vào sinh ra tử” như chuyện đùa…Những người phi-công của quân-lực Việt Nam Cộng-Ḥa như các anh, hàng ngày vẫn lạnh-lùng leo lên chiếc quan-tài bay, lao ḿnh vào vùng trời lửa đạn, nhưng chưa lần nào anh phải đối đầu với một hoàn-cảnh pha trộn những t́nh-huống vừa cay đắng, vừa khôi-hài như lần này…

Từ ở nơi địa-đầu của giới-tuyến…Các anh, những người lính chiến thuộc các quân binh-chủng của quân-lực-Việt Nam Cộng-Ḥa đă được lệnh phải rút về…rút măi…rút măi chẳng khác nào như những con ốc thu ḿnh vào trong cái vỏ chật hẹp của chính ḿnh, để mặc cho những cơn sóng chính-trị tàn-nhẫn, vô-t́nh vùi dập…Cho đến một lúc, các anh đă phải dừng lại tự hỏi là đất nước này rồi sẽ đi về đâu…Trong những ngày gần đây, Phúc nh́n thấy căn-cứ Không-Quân Tân-Sơn-Nhất trở nên nhộn-nhịp một cách khác thường…Thứ nhộn-nhịp pha trộn những hỗn-độn và lo-âu của những quân-nhân và gia-đ́nh thuộc các Sư-Đoàn Không-Quân từ các vùng chiến-thuật đổ về…Hàng ngày báo chí đăng-tải và b́nh-luận tin-tức về những cuộc “di-tản chiến-thuật”, cùng những lệnh chuyển quân bất-thường trực-tiếp từ ‘Tổng-Thống-Phủ’, càng làm cho tinh-thần quân-nhân các cấp giao-động thêm…Rồi Phan-Rang thất-thủ; Chuẩn-Tướng Phạm-Ngọc-Sang, Tư-Lệnh SĐ6/ Không-Quân đă bị rơi vào tay địch trong lúc quân tàn lực tận ngoài chiến-trường…

Mấy ngày trước đây, mọi người đă được nghe chính Tổng-Thốnng, Thủ-Tướng và Đại-Tướng Tổng Tham-Mưu-Trưởng Quân-Đội lên đài truyền-h́nh tuyên-bố từ chức và trao quyền lănh-đạo đất nước lại cho vị Phó Tổng-Thống ǵa nua, và sức khỏe đang xuy yếu. Anh không thể ngờ được là những người lănh-đạo tối-thượng của đất nước lại có thể cam tâm quay lưng chối bỏ nhiệm-vụ của ḿnh trong lúc Tổ-Quốc lâm nguy như vậy…Đâu rồi những vần thơ dậy lời hào-khí của người xưa: “Trống Tràng-Thành lung lay bóng nguyệt – Khói Cam-tuyền mờ mịt thức mây – Chín tầng gươm báu trao tay - Nửa đêm truyền hịch rạng ngày xuất chinh…” Đất nước này không thiếu cái dũng-cảm hào-hùng của những: Trần-Quốc-Toản, Phạm-Ngũ-Lăo, Trần-B́nh-Trọng, Nguyễn-Biểu, Nguyễn-Phi-Khanh, Nguyễn-Trăi, Lê-Lai, Hoàng-Diệu, Vơ-Tánh, Bùi-Thị-Xuân, Nguyễn-Thái-Học, Phạm-Hồng-Thái, Phạm-Phú-Quốc, Nguyễn Đ́nh-Bảo, Phạm Văn-Thặng, Nguyễn Khoa-Nam, Nguyễn văn-Hưng…Mà chỉ thiếu những người biết xử-dụng, và điều-hợp những cái hào-hùng dũng-cảm đó để lèo lái con thuyền quốc-gia dân-tộc qua cơn phong-ba băo-táp như Ngô-Quyền, Đinh-Bộ-Lĩnh, Lư-Thường-Kiệt, Trần-Hưng-Đạo, Lê-Lợi, Quang-Trung Nguyễn-Huệ đă làm…Vó ngựa trường-chinh đời Lư c̣n để lại bao dấu tích kinh hồn bên kia miền địa-đầu quan-ải của Bắc phương…Lời thề tại hội-nghị Diên-Hồng c̣n âm-ỷ tận đáy con tim của gịng giống con Hồng cháu Lạc…Tiếng trống Hà-Hồi vẫn c̣n vang dội trong ḷng của những người dân Việt, mỗi độ Xuân về tưng-bừng kỷ-niệm lễ hội Đống-Đa…Mà sao lá “cờ vàng ba sọc đỏ” đang ngạo-nghễ tung bay trên Cổ-Thành Quảng-Trị đă phải cuốn lại mang đi…

Hàng ngày, Phúc đă chứng-kiến cảnh từng đoàn xe “bus” của Hoa-Kỳ dẫn đầu bởi những chiếc xe “Jeep” mỡ đường của Quân-Cảnh hỗn-hợp Việt-Mỹ, chở đủ các hạng người từ bên ngoài căn-cứ vào “D.A.O” qua cổng phi-cảng dân-sự, để đưa những người được coi như là có liên-hệ với “đồng-minh Hoa-Kỳ” thoát ra khỏi Việt Nam…Anh cũng bắt gặp một số những khuôn mặt quen-thuộc ngồi trong xe… Nhưng đáp lại là những tia mắt ngỡ-ngàng lẩn tránh, và những cánh tay đưa lên không phải để vẫy chào đưa-tiễn mà là để che dấu…Anh không trách họ, mà chỉ lắc đầu mỉm cười chua chát…Các cư-xá trong căn-cứ không c̣n một chỗ trống. Người ta phải xử-dụng cả các hangar để làm nơi tạm trú…Băi đậu chật cứng, chứa đủ loại phi-cơ…gây trở-ngại không ít cho việc di-chuyển.

Cả tuần nay, tinh-thần Phúc lúc nào cũng căng-thẳng. Một phần v́ gia-đ́nh, vợ anh mới sanh đứa con gái đầu ḷng chưa đầy hai tháng. Một phần v́ khi bay những phi-vụ bất-thường, anh cảm thấy như có một cái ǵ không ổn ở đàng sau…Như chiều nay, anh được pḥng hành-quân-chiến-cuộc Sư-Đoàn 5 Không-Quân điều-động cất cánh khẩn-cấp. Lên trời mới nhận thêm chi-tiết từ Tướng Tư-Lệnh Sư-Đoàn 3 Không-Quân là hộ-tống đoàn xe của nhóm chuyên-viên vũ-khí vừa hoàn-thành nhiệm-vụ phá-hủy căn-cứ Không-Quân Biên-Ḥa về Tân-Sơn-Nhất. Phi-vụ hộ-tống này không có phi-cơ quan-sát hướng-dẫn trên vùng như thường lệ. Anh phải liên-lạc trực-tiếp với trưởng-xa là Trung-Tá Mạnh trên tần-số FM. Từ trên cao-độ của ṿng chờ, anh thấy phi-trường Biên-Ḥa đắm ch́m trong biển lửa…Trong khi bên ngoài căn-cứ, dân chúng túa ra đường, gồng-gánh dắt d́u nhau, chạy ngược xuôi như một đàn kiến vỡ tổ, anh thấy tim ḿnh đau nhói…Anh nghe thấy tiếng Bá nghẹn-ngào trên tần-số: “ Gia-đ́nh tôi đang ở dưới đó…“ Anh cảm-thông được tâm-t́nh của người bạn đồng-ngũ qua câu nói, và trong một giây quyết-định, anh tạm nhường quyền dẫn phi-tuần cho người phi-công số hai của ḿnh…Và hai chiếc khu-trục-cơ đă cùng gầm rú, bay lượn nhiều ṿng ở cao-độ thật thấp dưới bầu trời ảm-đạm, như để gởi đến những người bên dưới một lời chào gĩa-biệt…Bám sát theo bên cánh chiếc phi-cơ của Bá, Phúc có cảm-tưởng như ḿnh nghe được tiếng gào thét thê-lương của người phi-công khu-trục trẻ tuổi, đang bất-lực nh́n thảm-cảnh trước mắt chụp lên đầu những người thân của ḿnh trong những giây phút cuối-cùng của một cuộc chiến sắp tàn…

T́nh-huống chung quanh ḿnh đă vậy, nay nghe Măng-Xà, danh-hiệu người trưởng-xa của đoàn xe chở nhóm kỹ-thuật không-quân, vui mừng gọi trên máy là đă về đến “vùng đất nhà”, và gởi lời cám-ơn đến những “Hiệp-Sỹ Không-Gian”, anh thấy ḷng ḿnh se thắt…

Từ Biên-Hoà về Sài-G̣n có chỗ nào là vùng đất của địch đâu…Khoảng-cách chưa đầy 20 cây số theo đường chim bay này, anh và các bạn đă từng đi về nhiều lần, ngày cũng như đêm, kể từ lúc người bạn đời của anh c̣n là “Một Người Ái-Mộ Không-Quân”…Và cầu B́nh-Triệu, cầu B́nh-Lợi, xa-lộ Đại-Hàn, xa-lộ Biên-Hoà, quán “Con Gà Quay” Thủ-Đức, quán thịt rừng Tân-Vạn dường như vẫn c̣n vang-vọng đâu đây tiếng cười nói thâu đêm suốt sáng của đám bạn bè “tứ-hải giai huynh-đệ” thuộc đủ các quân binh-chủng, mà mỗi lần được về phép, là một lần gặp-gỡ để các anh “xả-láng cuộc đời” cho t́nh đồng-ngũ…Rồi những buổi sáng tinh sương, cúi rạp ḿnh, phóng xe trên xa-lộ từ Sài-G̣n xuống Biên-Hoà để vào phi-đoàn cho kịp giờ cất cánh cho một phi-vụ bao vùng, yểm-trợ quân bạn ở một tiền-đồn hẻo-lánh ngoài biên-giới…Hoặc những buổi trưa hực lửa nắng hè, ngồi ép ḿnh trong chiếc xe đ̣ hiệu “traction” đời cũ, chỉ có 5 chỗ ngồi, mà người tài-xế đă đặt thêm một tấm ván gỗ ở giữa để làm ghế, cố nhét cho đủ 12 hành-khách, để xin bà con cô bác thông-cảm cho thêm tiền “xăng nhớt”, đang chạy với tốc lực 120 cây số một giờ mà anh vẫn c̣n thấy chậm, chỉ sợ không kịp về cho đúng giờ hẹn với người t́nh…Và những buổi chiều lộng gió, sau những lúc đùa bỡn với tử-thần ngoài mặt-trận, trở về thành-phố đón người yêu ra xa-lộ, ngồi trong chiếc quán vắng, cạnh một gốc dừa lả ngọn, tận hưởng những giây phút riêng tư qua làn không-khí mát rượi, trong lành, ngát thơm mùi hương đồng cỏ nội…Để đến đêm về, dừng lại ở một nơi nào đó có những ánh đèn mầu mờ-ảo, có điệu nhạc bổng trầm quấn-quưt bước chân…để ngây-ngất với những đụng chạm nồng-nàn trên làn môi mềm mật ngọt, và ṿng tay êm-dịu của người yêu cùng d́u nhau trên lối mộng…Cuộc sống có vội-vă, có những hiểm-nguy bất-trắc, nhưng vẫn c̣n một quăng trống của thời-gian để lấp đầy những hẹn-ḥ, chờ đợi cho một cuộc t́nh vừa chớm nở…Rồi th́ những tháng năm luân-chuyển đơn-vị phục-vụ các nơi, xuyên qua vùng trời mịt mù khói lửa của quê-hương…Tuy có xa cách, nhưng khoảng không-gian giữa Sài-G̣n và những miền đất đồn-trú, dù ở chỗ nào đi chăng nữa, th́ cũng chỉ là cái gạch nối không dài lắm, cho anh thỉnh-thoảng có dịp tháp-tùng một chuyến bay của “Hàng-Không Việt Nam”, hay của các phi-hành-đoàn bạn…để bất-chợt trở về như một món qùa nhỏ tuyệt-vời, bất-ngờ mang đến cho người yêu trong những lần gặp-gỡ không hẹn trước…

Bây giờ th́ đă hết. Chỉ một khoảng-cách ngắn-ngủi, mà anh thấy dài như chiều dài của một chiến-tuyến khốc-liệt…Nh́n xung-quanh, thấy bạn mà ngờ là quân thù…Cảnh-tượng đoàn xe của các chuyên-viên vũ-khí Không-Quân từ Biên-Ḥa về Sài-G̣n bị đồn Quân-Cảnh gác xa-lộ chặn lại, v́ không có sự-vụ-lệnh di-chuyển, để anh và Bá phải “biểu-dương lực-lượng”…Một cuộc biểu-dương bất cân-xứng…Phúc không trách những người lính quân-cảnh, v́ họ cũng chỉ là những người lính thi-hành nhiệm-vụ qua lệnh của cấp trên, mà chính những người ra lệnh cho họ giờ đây cũng chẳng biết sẽ nhận được những lệnh ǵ nữa của cấp cao hơn…Rồi th́ như có một cái ǵ thật mỉa-mai ập tới, mà trong một thoáng, anh cảm thấy uy-danh của người phi-công khu-trục bị chà đạp, ḷng anh bỗng dưng chùng hẳn xuống như vừa lănh trọn cú hút tàn-bạo của cơn lốc xoáy trên không…Anh và bạn-bè vẫn c̣n đang sẵn-sàng hy-sinh, chiến-đấu để bảo-vệ tài-sản và đất-đai của dân-chúng kia mà…Nghĩ đến đây Phúc mỉm cười chua chát, để thấy rằng chỗ vùng-vẫy của những “Hiệp-Sỹ Không-Gian” chỉ là khoảng trời cao rộng, ngút-ngàn mây với gió, chứ không phải ở dưới vùng đất bụi mù kia…

Phúc cho phi-cơ vào chỗ đậu theo sự hướng-dẫn của Thịnh, người trung-sỹ phi-đạo. Anh với tay tắt máy, tháo giây nịt an-toàn trên người, và cởi nón bay rồi leo ra khỏi pḥng lái. Dưới ánh sáng chói ḷa từ dàn đèn pha 1200 watts trên sân bay, bên chiếc xe xăng đậu cạnh phi-cơ, anh kư tên vào sổ kiểm-tra kỹ-thuật, trao đổi một vài câu với Thịnh…rồi chia tay cùng Bá, phóng xe về cư-xá. Dạ-Thảo đang ôm con đứng đợi nơi cửa. Vừa thấy chồng, nàng vui mừng nói nhanh theo hơi thở đứt quăng:

- Anh…Hồi năy phi-trường bị thả bom, em sợ muốn chết, vừa lo cho con, vừa nghĩ đến anh không biết có sao không.

Phúc dựng xe rồi d́u vợ vào nhà cười nói với nàng:

- Chắc chắn là anh không sao rồi. Chỉ lo cho em và con thôi…

Rồi anh trầm giọng nói:

- Em ạ! Anh thấy t́nh-h́nh nguy-kịch lắm rồi, căn-cứ Không-Quân Biên-Ḥa đă được phá-huỷ bằng chất nổ hồi chiều, bây giờ c̣n đang cháy. Dân chúng đổ dồn về thành-phố c̣n đang kẹt cứng ngoài xa-lộ. Quăng đường từ Biên-Ḥa về Sài-G̣n qua ngả xa-lộ Đại-Hàn hoàn-toàn bỏ trống...Anh nghĩ đêm nay thế nào tụi nó cũng pháo vào Tân-Sơn-Nhất. Thôi để anh đưa em và con ra ngoài, về nhà ba má ở tạm rồi tính sau, chứ ở trong này nguy-hiểm lắm.

Thân h́nh Dạ-Thảo run lên trong ṿng tay cứng rắn của Phúc, nàng ôm chặt con vào ngực giọng thảng-thốt:

- Không, em sẽ ở đây với anh. Giờ phút này làm sao mà em xa anh được. Nếu có chuyện ǵ…th́ cho em cùng chịu với anh.

Phúc chợt thấy ḷng ḿnh mềm lại qua câu nói tha-thiết, chân-thành của người bạn đời. Chàng cảm-động cúi xuống hôn nhanh lên đôi môi nồng ấm của vợ, rồi nhẹ đỡ bé Hạnh-Thương trên tay nàng nói:

- Thôi được rồi để chút nữa tính. Cho anh bồng con một chút, ngồi trong máy bay trên trời mà nhớ con và em đến phát điên lên được.

Dạ-Thảo âu-yếm trao con cho Phúc rồi nh́n chồng mỉm cười nói:

- Có thật là nhớ em hay nhớ ai đó…

Rồi nàng dịu-dàng nói với Phúc:

- Anh bồng con một chút xong đặt con vào nôi cho nó ngủ, rồi đi rửa mặt, thay áo, để em sửa-soạn dọn cơm nghe…

Phúc xoa nhẹ ngón tay lên cặp má phúng-phính mịn-màng như cánh hồng nhung của bé Hạnh-Thương. Bồng con trên tay, anh như quên tất cả những muộn-phiền căng-thẳng của một ngày dài tưởng chừng như vô-tận… Nh́n cặp mắt nhắm nghiền thật vô-tư, và chiếc miệng chúm-chím nhỏ síu, thơm tho như một búp hoàng-lan vừa hé nụ, đang nhắp nhắp như c̣n tḥm thèm ḍng sữa mẹ của con, anh nựng:

- À…âu…u…u…Chó cưng của bố nè…Cái mặt đáng ghét này giống mẹ như đúc nè…Mau lớn rồi bố chở con đi chơi bằng máy bay khu-trục.

Nghe Phúc nựng con, Dạ-Thảo ph́ cười, nhắc chồng:

- Anh…Con vừa mới bú no, anh đừng lắc con nhiều qúa, coi chừng con nó bị ói sữa đó… Hồi trưa chị Thanh ghé chơi, có cho trái bầu và bó ng̣ gai. Em nấu món canh bầu với gị sống, và tôm để vỏ rang sả ớt với thịt. Những món ăn mà anh vẫn thích đó… À, lúc nẫy chú Đạt đến cho em biết phi-trường bị A-37 thả bom. Chú phải ghé phi-đoàn coi phi-lệnh rồi về đây ăn cơm với vợ chồng ḿnh. Chắc chú ấy cũng sắp tới.

Nghe giọng nói ngọt-ngào, sang-cả, gói-ghém những t́nh-tự, săn-sóc tŕu-mến của vợ, Phúc thật sự thấy ḿnh đang ngụp lặn trong biển yêu-đương dưới mái ấm gia-đ́nh nhỏ bé của ḿnh…Dù rằng trong hoàn-cảnh hiện tại, anh linh-cảm thấy nó rất mỏng-manh, chẳng khác nào như một cánh hoa đào trước cơn gió mạnh. Phúc nh́n vợ và con, ḷng giạt-dào thương-cảm…Kể từ ngày quen biết Dạ-Thảo cho đến khi thành vợ chồng rồi có con; qua mọi t́nh-huống, dù khó-khăn đến đâu, lúc nào anh cũng thấy nàng b́nh-tĩnh, can-đảm đối đầu với mọi chuyện một cách thật nhẹ-nhàng và uyển-chuyển…Nàng như một cái phao cho anh bám lấy trong những giây phút mệt mỏi giữa cơn sóng gió của ḍng đời. Dạ-Thảo dịu-hiền, và mềm-mỏng như một cành trúc trước trận cuồng-phong, giông-băo…Anh đặt con vào chiếc nôi cạnh bàn ăn, vừa lúc đó th́ Đạt bước vào nhà. Chưa kịp chào hỏi ǵ cả th́ Đạt đă liến-thoắng nói:

- Sao, anh hai, hạ được mấy phi-cơ địch. Hồi chiều em vừa “taxi” vào ụ đậu th́ nghe tiếng bom nổ, ngước nh́n lên em thấy mấy chiếc A-37 đang lượn trên trời rồi bay về hướng Bắc. Em nghĩ anh đang bao vùng, chắc gặp tụi nó.

Phúc cười nh́n người em vợ bay bên C7 nói:

- Tuy A1 chậm hơn A-37, nhưng nếu có cao-độ và ưu-thế th́ vẫn hạ được nó như thường. Chú biết không, Hải-Quân Trung-Úy Cunningham bay AD6 mà hạ MIG của Việt-Cộng đấy nhé. Thật ra th́ hồi chiều bọn anh đang làm ṿng chờ ở phía núi Châu-Thới, anh có thấy một hợp-đoàn 4 chiếc A-37 đang bay về hướng Bắc ở cao-độ thấp. Lúc đó bọn anh chưa biết đó là phi-tuần đă dội bom Tân-Sơn-Nhất, khi nghe được Paris thông-báo trên “tần số gard”, và gọi phi-tuần của anh về “cover” bảo-vệ Sài-G̣n th́ đă qúa trễ, chứ nếu biết trước th́ tụi nó cũng tiêu-tùng với bọn anh rồi.

Dạ-Thảo vừa bầy đồ ăn lên bàn vừa nói:

- Khiếp, lính tráng có khác. Chuyện quan-trọng như thế mà nghe mấy ông nói với nhau cứ như là chuyện đùa. Thôi chú vào rửa tay đi rồi c̣n ăn cơm chứ chị đói lắm rồi đó.

Đạt vừa bước vào nhà trong vừa cười nói:

- Lấy chồng lính, lại là dân tác-chiến, chị phải tập cho quen với những cá-tính đặc-biệt của họ chứ. Rồi như cao hứng, Đạt nhái lại mấy câu trong bài thơ “Mầu tím hoa sim” của Hữu-Loan: “Lấy chồng đời chiến binh - Mấy người đi trở lại - Mà lỡ khi ḿnh…về muộn…th́…”

Nghe Đạt nghêu-ngao ngâm thơ, pha chút giễu-cợt, Dạ-Thảo cười ngắt lời em:

- Chú là dân đại-học Phú-Thọ mà cứ mở miệng là thơ với văn, đáng lẽ hồi đó chú phải học Văn-Khoa mới đúng.

Đạt bước ra cười nói:

- Học ban ǵ th́ cũng vậy thôi. Thời buổi bây giờ là thời của những “đôi giầy bay bết bùn đất hành-quân…” (1) và những tà “áo tím điểm tô đời nữ-sinh…” (2) mà chị.

Cả ba người cùng cười rồi ngồi vào bàn ăn...Bữa cơm gia-đ́nh tuy đơn- nhưng diễn ra thật thân-mật và ấm-cúng. Đạt vừa ăn vừa hít hà khen:

- Trời ơi…món canh bầu gị sống, đi với rau ng̣ gai thái nhỏ sợi, thêm chút tiêu hột, quyện với nhau tạo thành một hương-vị tuyệt-hảo. Anh hai, mai mốt giải-ngũ, ḿnh chung nhau mở một quán ăn. Chị làm đầu bếp, em rửa chén, anh hai trông cháu…

Dạ-Thảo vừa xới cơm cho Phúc, vừa ph́ cười nh́n em nói:

- Chú tính vậy cũng gọn đấy. Chị đề-nghị chú lănh thêm phần quảng-cáo cho quán ăn luôn thể…Thế c̣n ai đứng bán hàng đây…Ồ! Hay ḿnh để dành chân bán hàng cho “tà áo tím” của “Thím Đạt tương-lai”...

Đạt nh́n chị cười một cách vô-tư lự:

- Tính em bộp chộp, chả có cô nào để mắt, nên khó kiếm vợ. Chắc phải nhờ anh chị làm cố-vấn…

Cả ba người cùng cất tiếng cười ṛn-ră như để tạm quên đi những hiểm-nguy bất-trắc đang ŕnh-rập họ tại một khúc ngoặt nào đó trên quăng đường đời vô-định…Trong bữa ăn, Phúc kể lại chi-tiết phi-vụ hộ-tống đoàn xe của Không-Quân từ Biên-Ḥa về Sài-G̣n cho mọi người nghe. Bằng một giọng nói trầm ấm, và lối kể chuyện hoạt-bát, lôi-cuốn của ḿnh, Phúc như kéo mọi người vào trong câu truyện. Dạ-Thảo chống đũa, say-đắm nh́n chồng như quên cả ăn uống, thỉnh-thoảng lại chớp mắt biểu-lộ sự cảm-phục của nàng. C̣n Đạt th́ luôn miệng phụ-họa với anh rể:

- Anh hai, nghe anh kể mà em thấy tay chân ḿnh ngứa ngáy, chỉ tiếc là chiếc C7 của em nó chậm như một con ḅ sữa…Nói nhỏ thôi đấy nha, ông Phi-Đoàn-Trưởng của em mà nghe được, ổng đổi em về “vùng 6 chiến-thuật” th́ bể gáo hết…À, cho mọi người biết là em đă làm đơn xin hoán-chuyển qua F5. Đơn đă lên đến Tham-Mưu Phó Hành-Quân, khối Đặc-Trách Khu-Trục trên Bộ-Tư-Lệnh.

Phúc cười nh́n người em vợ vui tính rồi nói:

- Vậy th́ anh chúc chú sớm đạt được ư-nguyện. Thật ra th́ mỗi loại máy bay đều có những khả-năng và ưu-điểm riêng của nó, và loại nào cũng cần cho ḿnh cả… C̣n chiếc A1 của bọn anh th́ cũng già lắm rồi, và đă được xếp vào loại phải đ́nh-động. Anh nghe nói nó sẽ được thay thế bắng loại A-10 tối tân hơn.

Đạt liến-thoắng nói :

- Anh hai thấy…liệu A-10 có thể địch lại F5 không?

Phúc nh́n Đạt rồi âu-yếm quay qua Dạ-Thảo cười tủm-tỉm:

- Cái đó cũng c̣n tùyngười “lái phi-công” nữa chứ. Có phải vậy không em.

Dạ-Thảo t́nh-tứ liếc mắt nh́n chồng cười nói:

- Thôi ăn đi kẻo canh nguội hết rồi ḱa…Cứ lo nói chuyện măi. C̣n chú Đạt khi nào bay F5 th́ cho chị tháp-tùng theo thử xem sao. Chị được bay AD5 rồi đó nghe.

Cả ba cùng cất tiếng cười vang. Một bầu không-khí ấm cúng gia-đ́nh đang quấn lấy đôi vợ chồng trẻ. Phúc nhắc đến cái hẹn của Trung-Tá Mạnh hồi chiều. Đạt đề-nghị:

- Tối nay em sẽ đưa chị và cháu qua cư-xá của phi-đoàn em ở, v́ tụi em có đào một cái hầm trú-ẩn rất kiên-cố để tránh pháo-kích cho những phi-hành-đoàn ứng trực. Em đă sửa-soạn đầy-đủ mọi thứ cho chị và cháu bé rồi. Như vậy đêm nay anh có thể yên-trí trực tại biệt-đội, nếu có chuyện ǵ xẩy ra th́ đă có em. Em có tấm thẻ đi trong giờ giới-nghiêm của “Pḥng 7” Bộ TTM cấp. Anh có thể ghé qua chung vui với họ một chút để khỏi phụ ḷng tri-kỷ…

Phúc âu-yếm nh́n Dạ-Thảo nói:

- Không được, giờ phút này ai c̣n ḷng dạ nào mà nghĩ đến chuyện nhậu nhẹt; mà nếu phải có một bữa tiệc rượu th́ chỉ có “tiệc rượu hợp-cẩm đêm tân-hôn” thôi, có phải vậy không em.

Dạ-Thảo ửng hồng đôi má, liếc mắt nh́n chồng nói:

- Anh thiệt t́nh…lúc nào cũng nói dỡn được.

Phúc hạ thấp giọng nói:

- Anh nói đùa đó thôi. Thật ra th́ anh đang lo không biết tính sao, anh linh-cảm thấy dường như có một cái ǵ đó sẽ xẩy ra đêm nay. Anh không muốn rời em và con trong lúc này. Bây giờ có chú Đạt th́ cũng đỡ lo…Chút nữa đưa em và con vào phi-đoàn của chú Đạt xong anh phải về pḥng trực của biệt-đội để túc-trực bay đêm.

Dạ-Thảo ngước mắt ngập-ngừng hỏi em:

- Vào đó có tiện không em. Hay là…cứ để chị và cháu ở đây cũng được.

Đạt cười trấn-an chị:

- Chị đừng lo, trong phi-đoàn em đứa nào cũng hâm-mộ chương-tŕnh “Đọc truyện ban đêm” của chị. Nhiều “ông con” c̣n mê “hoảng” giọng nói liêu-trai của bà chị xướng-ngôn-viên Dạ-Thảo. Nay gặp mặt thần-tượng, chắc tụi nó mừng hết lớn.

Dạ-Thảo mỉm cười nh́n chồng nói:

- Chắc họ sẽ thất-vọng mất, v́ bây giờ chị chỉ c̣n biết đọc kinh cầu-nguyện cho những người thân thôi.

Đạt nheo mắt nh́n Phúc nói:

- Thế mới nát ḷng người chiến-sỹ. C̣n cảnh nào đẹp và bi-hùng hơn cảnh: “Em ngồi xơa tóc trong hầm tối, Đọc tiếng kinh cầu như đọc thơ.” (3) Phải không anh hai?

Phúc cười vỗ vai người em vợ lém lỉnh:

- Nhờ cậu tư, cậu bay C7 mà lại đ̣i “nghênh-cản” khu-trục. Thôi để anh tống ga dọt trước cho cậu đỡ tốn xăng, tốn đạn.

Dạ-Thảo sung-sướng nh́n chồng và em nói:

- Anh em các ông sao mà hợp nhau thế. Kẻ tung người hứng cứ như là chơi bóng chuyền vậy.

Đạt nh́n chị cười nói:

- Ơ, thế chị không biết à, th́ cùng xuất-thân từ “ḷ huấn-nhục” Nha-Trang ra mà. Tuy khác khóa, khác nghành nhưng chung một mầu áo. Phải không anh hai.

Cả ba người cùng cất tiếng cười ṛn-ră. Dạ-Thảo cảm thấy thương chồng và em hơn. Nàng vẫn thầm cảm-phục những người lính chiến Không-Quân dù là ở ngành nào. Nhiệm-vụ của họ có khó-khăn và nguy-hiểm, nhưng cuộc sống của họ thật b́nh-dị và cởi-mở, không h́nh-thức, câu-nệ. Đôi khi có pha trộn những nét dí-dỏm, bất cần vào cuộc đời. Ngày xưa…hồi mới quen Phúc, nàng đă khám phá ra những cá-tính khác biệt ḥa-hợp với nhau như một bức tranh mầu tuyệt đẹp của người phi-công khu-trục trẻ tuổi này…Mới tiếp-xúc th́ tưởng như là một người rụt-rè nhút-nhát, nhưng lại rất sôi-nổi và lăng-mạn trong t́nh yêu…Lả-lướt và bay-bướm ngoài đời, nhưng cũng rất chung-t́nh, gắn-bó với gia-đ́nh, và nhất là…rất hào-hùng, nghĩa-khí ngoài chiến trận. Những khi gần chàng, nàng thấy như được bao-bọc và che-chở. Cuộc sống lứa-đôi của nàng và Phúc, đôi khi cũng có những dỗi-hờn bóng gió, nhưng chỉ là một thoáng mây bay…Để rồi với những lo-âu, chờ đợi hàng ngày qua những phi-vụ hiểm-nghèo của người lính chiến Không-Quân, đă làm mềm ḷng người vợ trẻ. Bởi v́: “Mỗi lần không-yểm cho quân bạn, Là một lần đi khó hẹn về…” (4) Cho nên, nó đă không chừa cho nàng một chỗ trống nào trong trái tim ḿnh để chứa chất thêm những giận-hờn, trách móc…

Subject: Mặt trận Benhet-530 Thái Dương :Trần Ngọc Hà  
Author: togia9  
 
Trần Ngọc Hà. Tức nhà thơ Trần Ngọc Nguyên Vũ

Hay mặc đồ cam
Lấy vợ 24 giờ
Đổi lên Pleiku (530 Thái Dương )
Vợ sắp đập bầu
Bị bắn rơi lần nhất
Pḥng lái lửa bén vào
Bấm nút vọt ra
Dù bay lơ lững
Benhet
Đáp giữa rừng già
Ṭng ten ! Ṭng ten !
Trực thăng đến cứu
Thả dây không tới
Cơ phi đu người
Theo dây tụt xuống
Ôn anh vào ḷng
Hồ Văn Anh Tuấn (Bom Bay ).69 A
Vơ Trịnh Xuân (Tóc Đỏ ). 69 A
Cánh quạt chặt cây
Tḥng dây chẳng ngại
Cứu được anh lên
Về đáp sân nhà
Bạn bè chạy đến
Đón anh vui mừng
Báo tin anh biết
Cháu gái đầu ḷng
Vui ! Vui !

Nhất Liên Tử

Ngày anh đi mây mù che Bắc Đẩu
Vầng Thái Dương vụt tắt dưới chân đồi
Đàn Sơn Dương ẩn ch́m trong bóng tối
Đêm lạnh về thầm gọi Lạc Long ơi...
 
Anh đi rồi Tây Nguyên giờ ngơ ngác
Trời thật buồn mưa nắng vẫn lang thang
Em vẫn đợi những giọt sầu nuối tiếc
Nh́n cành khô thương nhớ lá thu vàng.
 
Thiên Thần Mũ Đỏ Nguyễn Đ́nh Bảo 
 
 
Anh đi rồi mùa Đông trời lạnh lắm
Mùa thu về cây cối đứng cô đơn
Mây vẫn quyện thành những ṿng tang trắng
Đồi Charlie nằm gặm mối căm hờn
 
Anh đi rồi vầng trăng tṛn tan vỡ
Rụng xuống đời thành mănh vụn liêu trai
Cồn cát trắng quặn ḿnh trong gió lộng
Rít từng cơn theo với những canh dài.
 
 

Phạm Văn Thặng

 

Anh đi rồi Tây Nguyên giờ ủ rũ

Kontum buồn như đánh mất mùa xuân

Ḍng Dabla cuộn ḿnh trong vắng lặng

Làm chứng nhân cho buổi lễ phong thần

 

Anh đi rồi em một ḿnh ở lại

Đếm từng mùa trên đỉnh ngọn Chu-Pao

Đường 14 xuôi nam về phố núi

Trời về khuya nghe vẳng tiếng ai chào

 

Anh đi rồi Pleiku giờ hoang vắng

Đồi Cù Hanh sương khói phủ lê thê

Bao lâu rồi con đường xưa vẫn đợi

Từng mùa mưa lầy lội lối đi về.

 

Tử lộ 7 Pleiku-Qui Nhơn
 
Anh đi rồi Tây Nguyên lên tiếng gọi
Đừng về Xuôi hăy ngược về Cao
Quốc lộ 7 bao oan hồn uổng tử
Vẫn hằng đêm nghe gió hú kêu gào
 
Anh đi rồi đến bao giờ trở lại
Trời Tây Nguyên lặng đứng ngóng trông anh
Nắng vẫn đỏ từng ngày qua tháng hạ
Rừng hoang vu mong đợi khúc quân hành...
 
Trần Ngọc Nguyên Vũ
 
(để gởi đến những người của một thời ly loạn đă từng gắn bó đời ḿnh với vùng trời Tây Nguyên mịt mù khói lửa)
 
 
Đêm Thấy Ta là Thác Đổ
 
M Pleiku lớn lên sau thời loạn, nhưng không phải thế mà b́nh yên t́m đến. Sau cơn mưa trời lại không sáng mà tối như mực. M Pleiku bắt đầu lớn lên trong khủng hoảng tinh thần lẫ kinh tế...
M Pleiku bắt đầu thấy cái khổ thật sự, nhưng không phải chỉ một ḿnh em trải qua, mà là toàn quốc lâm vào "Nạn hồng thủy".
Thưở bé, M chỉ biết đến trường, và cuối tuần về thăm bố mẹ. Có lần, M nhớ khi về thăm nhà, t́nh cờ thấy trước nhà có một chiếc xe quân đội. Đứng trong pḥng ăn, nh́n qua song cửa, M thấy trong nhà ḿnh có một ông Th/tá. Không biết ông là ai? Nhưng nh́n ông trong bộ quần áo bay, trông rất oai và phong nhă. M thầm nghĩ, chắc ông ta phải nhiều đào lắm???
Thời gian trôi qua, M trưởng thành và trở thành cô giáo, đi dạy học. Đời sống rất chật vật, nhưng v́ mến chức nghiệp cô giáo, cái chức nghiệp được nhiều người yêu mến, qúy trọng (nhất là đàn ông), nên M vẫn chấp nhận cái chức nghiệp nầy và đời đống khó khăn thiếu thốn ấy.
nơi M dạy học, ở trong một vùng kinh tế mới, cách Pleiku về hướng Nam khoảng gần 10 cây số (gần tiền đồn 32). Không biết người Th/tá năm xưa c̣n nhớ không?...Vả lại người thường bay ở trên trời nên có khi nào lặn lội đến những nơi M vừa kể.
M pleiku có một căn pḥng rất dễ thương, làm toàn bằng đất sét, mái lợp bằng cỏ tranh, tuy vậy, rất nhiều khách du lịch ở kinh tế mới đến thăm!.
Trong nhà trang trí đơn giản nên ai cũng thích. Điều M muốn nói là, căn nhà của M ở ngay bên cạnh một cái thác nước, trong một buông của người Thương. mỗi sáng sớm, khoảng 5 hoặc 6 giờ sáng, khi thức dậy, M nghe tiếng nước của ḍng thác nầy đổ ầm ầm dữ dội, để rồi sau đó những tiếng ầm ầm nầy, ch́m vào trong nhiều tiếng ồn ào cuộc sống thường nhựt của cư dân chung quanh. Để về đêm, tiếng thác đổ lại ầm ầm, dữ dội trong thinh lặng đêm tối. Nhất là vào mùa mưa, những cơn mưa dai dẳng không dứt, ầm ầm gào thét dữ dội hơn, như tiếng oán hờn, trách móc của cuộc đời, của Tâ Nguyên, hay của thinh không ở lại, M không hiểu được.
Cho đến tận bây giờ, nơi tây Nguyên xa vắng ấy chắc chắn vẫn c̣n ḍng thác kia, vẫn c̣n tiếng ầm ầm nước đổ oán hờn, trách móc mà M từng nghe, từng sống với và thương nhớ nó trong bây giờ, lúc này.
Đây là kỷ niệm của M.
 
M Pleiku
 
(Người viết không để tên thật, địa chỉ hay tung tích ǵ. Bài viết ngắn, nhưng khiến người đọc, nhất là trong chúng ta đă một thời hiện diện ở vùng đất mà người viết mô tả, cơi ḷng chúng ta bồi hồi ray rức, vết thương tự qúa khứ chợt thức giấc, gây cảm giác nhức nhối, đau buốt...Chúng ta hăy đọc để chia xẻ cùng người viết những suy tư chưa t́m ra lời giải đáp. BĐ118) 
 

MÁU LỬA ... CHARLIE
Đoàn Phương Hải

Tưởng nhớ:
- Anh Năm Nguyễn Đ́nh Bảo, Khóa 14 Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù/QLVNCH.
- "Đệ Nhất Ẩm Sĩ, Cuồng Thái Y" Tô Phạm Liệu, Y Sỹ Trưởng TD/11 ND
- Các chiến hữu đă ở lại Charlie..
- Gửi Mễ, Duffy để nhớ một đời.

Những quân mạt-chược màu đỏ màu xanh, những vệt nắng lung linh xuyên qua khe lá pha trộn với màu áo hoa rừng của những người lính Nhẩy Dù trong buổi trưa hè, dưới tàng cây rợp bóng trong vườn Tao Đàn, tạo cho tôi một cảm giác thật êm ả, thoải mái dễ chịu.
Đang măi mê xoa th́ anh Năm kêu đi họp, làm cả bọn bật đứng lên.
Trong đơn vị, chúng tôi có thói quen kêu nhau bằng anh, với cấp bậc đi sau. Tiếng "Anh" nghe gần gũi thân quen và đầy t́nh cảm, như trường hợp ông Tiểu Đoàn Trưởng của tôi hiện nay, chúng tôi vẫn kêu bằng Anh Năm, v́ ông mang cấp bậc Trung Tá.
Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù được không vận ra Pleiku, sau đó sẽ trực thăng vận vào vùng hành quân để giải tỏa áp lực địch đang đè nặng lên hai tỉnh Pleiku và Kontum.
Giă từ vườn Tao Đàn sau hơn một tháng dưỡng quân với nhiệm vụ bảo vệ Dinh Tổng Thống, cầu Xa Lộ, Hóc Môn, Phú Lâm, Bà Điểm. Những cửa ngơ chính mà địch thường lợi dụng xâm nhập thủ đô Sàig̣n.
Tạm biệt Đêm Màu Hồng, Queen Bee, hủ tiếu gà, cá bờ sông, những tàng cây đầy bóng mát trong vườn Tao Đàn, và Sàig̣n, nơi đầy những biến động trong trận chiến “ tranh dành quyền lực” của các tướng lănh và các phe phái chính trị?
Ngày 13 tháng 3 năm 1972, tôi ghi lại những nét đầu tiên trong trang nhật kư hành quân.
Pleiku gió lạnh mưa mùa làm tơi rùng ḿnh, kéo cao cổ áo saut. Xa xa những đỉnh núi cao với nhieàu h́nh thể lạ lùng in đậm trên nền trời, trông thật đẹp và hùng vĩ. Biển Hồ phaúng laëng với màu nước trong xanh.
Tượng Đức Mẹ trên đỉnh đồi cao, hiền dịu, bao dung, tay mẹ giơ ngang trái tim như đang ôm cả bầu trời. Ḷng tự nhiên lắng đọng, tôi hít thật sâu cái lạnh của núi rừng. Nh́n những ngôi sao đổi ngôi trên bầu trời, tôi cầu xin b́nh an cho bạn bè và đồng đội.
Mấy ngày ở Pleiku, đêm nào tôi cũng ra hội quán Phượng Hoàng với Thaëng Fulro, Long đất, Kỳ, Xuân.. bên Không Quân, để nhắc đến bạn bè, kẻ ở người đi trong cuộc chiến!
Tuần lễ sau, 11 Duø theo quốc lộ 14 lên Kontum, Tân Cảnh. Lâu lắm mới hành quân trở lại vùng 2. Vẫn núi đồi hùng vĩ năm nao, nhưng quốc lộ, xóm làng đă thay đổi quùa nhieàu, bom đạn chiến tranh làm loang lổ mặt đường, cầu cống hoàn toàn đổ găy, dân chúng sống thật nghèo nàn dọc theo hai bên quốc lộ.
Đóng quân tại Diên B́nh, loøng nao nao xúc động khi thấy tháp chuông nhà thờ sụp đổ, cả dẫy nhà nguyện phía sau chỉ c̣n là những đống gạch vụn hoang tàn. Mấy năm trước tôi bị thương trong trận đánh khai thông quốc lộ, nằm baêng boù veát thöông trong dẫy nhà nguyện, neân toâi không thể quên cha Joe, vị cha xứ người Pháp đă sống và chết trên ngôi giáo đường cao nguyên với những con chiên ngoan đạo của cha đến từ các giáo phận miền Bắc, trong những năm 54 chia đôi đất nước.
Döøng quaân gaàn Tân Cảnh, “Charlie” ẩn hiện trên nền trời ảm đạm mờ sương. Charlie gồm 3 đỉnh đồi, cao độ trên dưới 1000 thước, nối liền nhau bằng những sườn đồi thoai thoải. Phía bắc là ngă ba biên giới Việt-Lào-Cambốt, phía đông bắc là quận Tân Cảnh, và xa xa về phía nam là tỉnh lỵ Kontum ch́m trong rừng xanh núi đỏ.
Mặt trận B3 Cộng Sản gồm 3 sư đoàn 2, 3, 320, du kích địa phương và các trung đoàn pháo, pḥng không, đang liên tục tấn công, tạo áp lực nặng nề cho Quân Đoàn II. Baéc quaân công khai xử dụng xe Molotova tiếp tế quân trang, quân dụng cho mặt trận B3 trên hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh. Naèm chaën ngang ngay treân “xa loä” tieáp teá chính cuûa ṇ̃ch neân Charlie đă trở thành cái gai nhọn đâm ngay yết hầu, nên bằng mọi giá địch phải chiếm lại cho bằng được.
Từ ngă ba biên giới, gịng sông Pôkô dậy sóng, qua núi băng rừng, aàm aàm đổ về dọc theo quốc lộ 14, đến Taân Cảnh chia thaønh nhieàu nhánh nhỏ ào ào như thác đổ chảy gaàn caên cứ Charlie.
Dọc theo những đỉnh núi chập trùng, Charlie cách Tân Cảnh hơn 10 cây số về phía tây nam; phía bắc Charlie là căn cứ Yankee, căn cứ 5, căn cứ 6, phía nam Charlie là căn cứ Delta, Hồng Hà, Mêtrô, Vơ Đính.. Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù rải đều quân trên nhieàu cöù ñieåm, tạo thành một ṿng cung, với nhiệm vụ phát giác và tiêu diệt địch, để bảo vệ quốc lộ 14 và vùng đồng bằng duyên hải của Quân Khu II.

Charlie, Delta, Hồng Hà.. hay Vơ Định, là những tên được Bộ Chỉ Huy Hành Quân đặt ra cho Không Quân, Pháo Binh, dễ nhaän, deă lieân laïc khi cần yểm trợ.
Sau khi Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù được trực thăng vận vào Charlie. Đại úy Hùng, Ñại ñội trưởng đại đội 113 đóng quân phía bắc Charlie, 3 cây số gần chân núi Yankee, tạm gọi là C1. Trung úy Thinh, đại đội trưởng 111, đóng tại C hay Charlie. Đại úy Hùng (Huøng moùm) đại đội trưởng 112, Đại úy Nho, đại đội trưởng 110, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và đại đội 114 của Trung úy Cho đóng tại C2, đỉnh cao phía nam cách Charlie hơn 500 thước.
Ném mạnh cục sỏi ra xa, đá tung cục đá dưới chân, anh Năm nhăn mặt cau có, sau một ngày vần vũ trên trực thăng đổ quân và quan sát địa thế quanh Charlie. Tôi biết anh đang tức giận với nhiệm vụ hành quân. Đưa tay chỉ dẫy núi cao phía tây, trùng trùng điệp điệp, Sư đoàn 320 Cộng quân và các đoàn xe Molotova của địch đang tự do di chuyển, vaø nhiệm vụ chính của tiểu đoàn laø baèng mọi giá phaûigiữ vững Charlie, có nghĩa là tử thủ Charlie.
Ráng chiều đỏ rực đang phủ nḥa cảnh vật, Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù vừa qua ngày đầu tiên trên chiến địa!
Nằm trên vơng, toâi laéng nghe những âm thanh kỳ lạ của núi rừng trong buổi sớm mai. Những tia nắng đầu ngày rơi từng vệt tṛn trên poncho, tiếng chim hót, tiếng suối reo, hơi thở của rừng cây, mùi đất mới, vệt khói mong manh từ ly cà phê buổi sớm tạo cho tôi moät cảm giác deă cḥu. Uể oải vươn vai, toâi ñöùng leân hít ñieáu thuoác thôm nh́n xuống thung lũng qua những vạt sương sớm giăng mắc trắng đục trên lưng đồi.
Anh Năm, Mễ, tôi, Duffy (Cố Vấn Mỹ Liên Lạc), Liệu (Y Sỹ Trưởng Tiểu Đoàn) và các đại đội trưởng bàn thảo kế hoạch pḥng thủ, các hỏa tập cận pḥng, chung quanh và ngoài căn cứ. Anh Năm gằn giọng chỉ tay về những đỉnh núi xa xa:
- Ḿnh chỉ có vài đỉnh đồi để vinh quang hay gục ngă. Tao đă xin Lữ Đoàn để lại một đại đội tại Charlie, c̣n toàn bộ Tiểu đoàn phải ra ngoaøi, di chuyển hàng ngày để phát giác và tiêu diệt địch sớm hơn, nhưng Lữ đoàn không chấp thuận và lệnh phải giữ Charlie bằng mọi giá. Như thế là ḿnh mất thế thượng phong, chỉ thủ và không tấn công.
Hổ "xám" chiến trường nhún vai bất măn v́ cái lệnh hành quân kỳ cục, phải tử thủ Charlie khi biết địch hơn ḿnh về quân số và vũ khí gấp mấy mươi lần!
Đưa mắt nh́n nhau, với kinh nghiệm nhiều năm trận mạc, chúng tôi biết đang bị đâm thấu tim bằng một lệnh hành quân quái ác!
Lính tráng đào hầm hố, giao thông hào ngang dọc vị trí đóng quân. Tôi xin trực thăng tăng cường tối đa thuốc men, đạn dược, để sẵn sàng pḥng thủ. Các đại đội tung quân lục soát xa căn cứ, nhưng lần nào cũng đụng mạnh, khi Meâ Linh Leâ Vaên Meă (Tieåu ñoaøn phoù), tieán chiếm các cao điểm phía nam. Lợi dụng địa thế hiểm trở, địch đóng chốt trong các hang đá, trên các cao điểm mà bom đạn không thể "lách" vào các khe núi để "móc" chúng ra. Địch gài trận địa pháo và bố trí pḥng không dày đặc, gây tổn thất cho đơn vị mỗi khi tấn công.
Ngày 6 tháng 4, Tiểu Đoàn 2 Nhẩy Dù tại căn cứ Delta, phía nam Charlie bị pháo và tấn công. 11 Dù bên Charlie theo dơi trận đánh qua máy truyền tin. Giao tranh suốt đêm, có lúc địch đă chiếm nửa căn cứ, sau lại bị đánh bật ra, rồi mờ sáng hôm sau "Ngọc Ngà" thằng bạn cùng khóa 19 Voơ Ḅ, baùo cáo chiếm lại Delta, địch thảm bại tháo lui, để lại nhiều tổn thất về nhân mạng và vũ khí.
Chiêu một ngụm cà phê, Anh Năm chỉ trên bản đồ và nói:
- Rút kinh nghiệm trận đánh đêm qua, địch sẽ möa phaùo ngaøy ñeâm leân Charlie, sau đó sẽ tung cả trung đoàn chieám laïi caên cöù. Nhắc "tụi nhỏ" dè sản đạn dược, căng thêm tối đa phục kích tự động, tung tiền đồn ra xa, tu bổ thêm hệ thống pḥng thủ.
Trước khi về hầm trú ẩn, Anh Năm nói với lại với tôi:
- "Khều", mày và Mễ di chuyeăn ṿ trí ra xa tao một chút, mỗi người một góc, lỡ có ǵ th́ c̣n thay nhau chỉ huy.
Hai ngày kế tiếp, địch bắt đầu pháo nhö möa, vuøi daäp treân cả 3 căn cứ. Theo t́nh báo và tài liệu tịch thâu từ tù binh, địch chắc chắn seơ xöû dụng Sư Đoàn 320 tấn công và tiêu diệt Charlie, để chiếm lại con đường huyết mạch dùng tiếp tế, chuyển quân về đánh Tân Cảnh, Kontum, trong chiến dịch mùa Hè.
Ngày 9 tháng 4, hỏa tiễn và đại pháo 130 địch cầy tung hệ thống pḥng thủ. Sau haøng giờ pháo kích, với hàng ngàn quả đạn công phá, Coäng quaân bắt đầu tấn công Charlie, trong khi đó chúng vẫn möa pháo vaøo Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn.
Đại đội 111 chống trả mănh liệt. Pháo binh, khu trục, trực thăng vơ trang trút đủ loại bom đạn lên đầu địch. Sau nhiều đợt xung phong không kết quả, địch rút lui, để lại hàng trăm xác chết với vũ khí ngổn ngang đầy ngất sườn đồi.
Địch dùng pháo 130 với đầu nổ chậm, đạn chui sâu xuống ḷng đất, rồi nổ tung lên. Hầm hố nào chịu đựng cho nổi với tầm bắn xa 30 cây số, nhanh và chính xác. Pháo 130 là vũ khí tối tân cực kỳ độc hại, bỏ xa pháo binh 105, 155 hay 175 mà quaân löïc ta đang xử dụng treân khaép caùc chieán tröôøng!
Đêm xuống thật nhanh, Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù đang chuẩn bị cho một định mệnh tàn khốc trong những ngày sắp tới.
Nơi những rặng núi mịt mùng phía Tây, từng đoàn xe Molotova địch đang di chuyển, ánh đèn pha sáng rực góc rừng. Kêu pháo bắn tiêu diệt th́ pháo bắn không tới, kêu Không Quân oanh kích th́ không có phi vụ, coá vaán Duffy xin thaû B52.. Những taát caû vẫn chæ laø ñôïi vaø chôø, ṃt mù vô vọng.
- Ḿnh làm ǵ bây giờ?!
Anh Năm cheùp mieäng buoàn baơ thở dài, raàu raàu nói tiếp:
- Tử thủ một ngọn đồi chờ địch möa pháo cho tan nát, sau đó ào ào tấn công. Cứ đà này tiếp diễn trong vaøi ngaøy, chắc chắn ḿnh sẽ tổn thất raát nặng. Nhớ ngày ở Hạ Lào, Damber, địch tung cả trung đoàn, nhưng tao coi như "pha", v́ ḿnh có địa thế để vùng vẫy, không có cái nhiệm vụ "tử thủ". C̣n bây giờ th́ khác, phải "ôm lấy" Charlie để ăn pháo và chấp nhận thương đau.. !
- Không lẽ sinh nhật tháng này cũng là ngày đi tàu suốt tại đây?
- Thôi ngủ đi ông ơi. Ḿnh chiến trận nhiều rồi, đâu có sao !
- Nhưng lần này tôi thấy không ổn. Hồi chiều Anh Năm mặc lại bồ đồ duø hoa huyết ñoû, tôi tính nói mà sợ anh giận.
- Bộ đồ đó xui bỏ mẹ! Ông nhớ kỳ quốc lộ 22 giải tỏa Thiện Ngôn khoâng, chút xíu là tịch rồi...
- Mẹ kiếp, cứ mỗi lần ông bận đồ đỏ là đụng liên miên. Sáng mai tôi phải nói ông vứt mẹ nó đi.
- Dị đoan quá, nhưng không tin không được.
Trao đổi vài câu tâm sự với “Tubip” (Baùc syơ) Lieäu, tôi thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề, đầy mệt mỏi trong cái lạnh của rừng núi Tây Nguyên.
Saigon, bếp lửa gia đ́nh mịt mờ xa tắp cuối phương nam!
Vừa viết xong chữ "Ngày 10 tháng 4" trên cuốn nhật kư hành quân th́ địch bắt đầu pháo ngay Bộ Chỉ Huy. Nép ḿnh trong giao thông hào, tôi kêu máy cho các đại đội. Tất cả đều đang bị pháo. Tiếng rít của hỏa tiễn và pháo 130 ly làm tê liệt lệnh lạc. Tôi nói như hét trên máy truyền tin, báo cáo lên Lữ Đoàn để xin phi cơ quan sát lên vùng với hy vọng t́m thấy vị trí pháo địch. Lữ Đoàn có vẻ không tin là ṇ̃ch pháo baèng ñaïi baùc 130 ly. Tôi bực tức cúp máy, chửi thề vài câu cho bớt giận!
Đắng môi, khô miệng v́ căng thẳng mỗi khi nghe tiếng "depart" của pháo. Vài giây chờ đợi, giây phút ngắn ngủi, lằn ranh của möùc töû sinh.
- Nó pháo ra ngoài, h́nh như đạn rơi về phía suối?
- Ừ, nó pháo ra ngoài!
Thật ra đó chỉ là ảo giác, nói để trấn an, nói để hy vọng, nói để tự dối lừa ḿnh, nói để biết ḿnh đang sống trong nỗi chết gần kề, trong luùc löûa, phaùo ñang noå chuïp treân ñænh Charlie.
Tôi nghe tiếng phi cơ quan sát trên đầu. Vào tần số Không Lực, nhận ra giọng Xuân trên chiếc L19. Tôi hét lên:
- Mở mắt ra coi tụi nó đặt pháo ở đâu? Hướng dẫn thằng "Fulro" khoùa hoïng nó đi cha nội. Nó hỏi thăm tao quùa nhieàu rồi đó.
- OK. Có đám thằng Kyø, thaèng Long "đất" khu trục vào vùng rồi đấy.
Căn cứ lănh haøng ngaøn ñaïn phaùo 130 ly nổ chậm và hỏa tiễn. Sau ñoù phaùo ngöng ñeå ṇ̃ch bắt đầu tấn công.
H́nh như địch muốn ḍ xét khả năng pḥng thủ và hỏa lực Không, Pháo yểm cuûa ta, neân chúng lúc taán coâng hướng đông, lúc taán kích hướng nam, xong lại rút... Tṛ chơi tiếp diễn suốt ngày. Rơ ràng địch đánh thăm ḍ và pháo 130 vẫn là tṛ chơi hữu hiệu và độc hại nhất, vừa tiêu hao, vừa làm thần kinh căng thẳng. Tiền sát viên của địch trên những hốc núi cao dùng ống nḥm điều chỉnh pháo mỗi khi thấy binh sĩ di chuyển. Để tránh tối đa thiệt hại, chúng tôi chỉ di chuyển trong giao thông hào kiên cố quanh vị trí đóng quân.
Trực thăng tản thương cố gắng mấy lần, nhưng không thể đáp được v́ hỏa lực pḥng không quá mạnh của địch, toàn 12 ly 7 từ các khe núi bắn ra. Trực thăng vơ trang, không quân oanh kích ít gây tổn thất cho địch. Duffy xin được mấy phi vụ B52 sẽ thả lúc nửa đêm. Sau khi cho tọa độ, anh Cố Vấn hét lên v́ xin thả quá gần, chỉ cách vị trí đóng quân khoaûng vaøi ba traêm thước.
Đêm xuống thật nhanh, sao lấp lánh trên cao, núi đồi đen thẫm đầy đe dọa. Những đốm lửa bập bùng trong đêm sau các cuộc oanh kích trong ngày làm những bụi cây chập chờn di động như bóng địch quân. 11 Dù chống mắt đợi chờ, mệt mỏi đói khát sau mấy ngày đêm ăn pháo và tấn công của địch. Tựa lưng vào giao thông hào chờ B52 tới thả bom, tôi buột miệng:
- Anh Năm, sao anh khoái bộ hoa dù AÊng Leâ naøy quá vậy? Bộ này coi bội xui lắm, hay là anh thay đi, có tin có lành mà Anh Năm.
- Xui cái ǵ, tụi mày chỉ dị đoan. Bộ đồ vừa đẹp lại vừa hiếm, tao kiếm măi mới ra đấy!
Mễ phang thêm một câu:
- Lần trước ở Damber beân Kampuchia, đụng mấy ngày đêm, Anh cũng bận bộ đồ này.
- Lần đó thắng lớn, tao ngồi trên thiết giáp điều quân như Patton, dứt điểm một trung đoàn của Công Trường 9 Vieät Coäng nhö lấy đồ trong túi. Vũ khí ṭch thu ñöôïc cuûa ṇ̃ch chaát cao nhö nuùi, rửa mặt cho Quân Đoàn III. Nghĩ lại tao c̣n thấy khoái.
- Nhưng ḿnh mất một đại đội trưởng, hai trung đội trưởng, vaø maáy chuïc binh syơ hy sinh!
- Th́ biết làm sao. Chiến tranh có những tổn thất mà tao đâu có bao giờ mong muốn.
Toubib Liệu thêm một câu:
- Cú giải tỏa quốc lộ 22 gần Thiện Ngôn, một mảnh cối vào mắt, nằm Cộng Ḥa cả tháng, bộ anh không nhớ sao?
Tôi châm thêm ng̣i:
- Hôm vi vút, laû löôùt ở Văn Cảnh, kyø đóng quân ở vườn Tao Đàn, chút xíu có chuyện lớn, bộ anh quên rồi hả? Cứ mỗi lần Anh "chơi" bộ hoa dù AÊng Leâ này lên là có chuyện.. Vía nó nặng lắm, hay là anh cho tôi đi..
- Ñeå mai tính, giờ tối rồi, c̣n nửa giờ nữa là đúng nửa đêm, hoûi lại với Duffy chưa? Chúng mày chỉ lắm chuyện, hay là tụi mày muốn "chôm" bộ đồ của tao. Áo quần th́ ăn thua mẹ ǵ mà xui với hên.
- Rồi Anh Năm! Mấy cái hỏa châu tôi đuổi ra khỏi vùng rồi. Tieåu ñoäi tiền đồn tôi cho về hồi chiều và đă báo tất cả chuẩn bị với sức chấn động của B52.
Duffy giơ ngón tay cái lên trời, tay kia chỉ hướng Nam. Đột nhiên, trời đất rung chuyển, lửa cuốn cuồn cuộn bốc lên trong chuoăi tiếng nổ giây chuyền của hàng ngàn trái bom 500 cân Anh từ B52 trút xuống. Không khí như nghẹt thở. Đứng tựa ḿnh vào giao thông hào, ngón tay bịt chặt hai lỗ tai, mồm há to để chống lại sức dội, nhưng tôi muốn tắt thở, máu muốn ào ra từ ḷng ngực, người rung lên, đất đá, cành cây rơi lộp bộp trên nón sắt. Đợt ném bom chấm dứt sau vài phút. Lửa vẫn cuồn cuộn bốc lên ở phía Nam căn cứ.
Coù leơ ḅ toån thaát v́ B52, neân ngaøy hoâm sau, địch không tấn công, chỉ pháo cầm chừng.
Buổi sáng sương mù nên măi gần trưa trực thăng tản thương mới vào vùng. Khu trục bao vùng, gunships tác xạ những điểm nghi ngờ trong các khe núi để trực thăng cố gắng đáp. Nhưng vô hiệu, pḥng không địch tác xạ như đan lưới. Một trực thăng trúng đạn đang lết ra khỏi vùng.. Hy vọng hoàn toàn tan vỡ!
Anh Năm cất tiếng:
- Cú này nặng đấy, tao đă báo cáo rất rơ t́nh h́nh địch với Lữ Đoàn. Vũ khí và quân số ḿnh quá yếu so với địch. Một tiểu đoàn Dù so với hai trung đoàn địch và cả rừng pháo, pḥng không. Chắc chỉ hơn một tuần nữa ăn pháo và vài đợt biển người tấn công là ḿnh sẽ bị..
Anh Năm bỏ dở câu nói. Trong đôi mắt xa xăm, buoàn baơ, Anh linh cảm nhöûng ñieàu không may sắp đến. Anh lầm bầm:
- Duffy đă báo cáo qua hệ thống Cố Vấn, nhưng chẳng ai buồn nghe, lúc nào cũng chỉ là lệnh Tử Thủ.. Đánh nhau như thế này, tao nản lắm. Tao là con nhà vơ, tao không thích bị trói tay, rồi ch́a mặt cho địch đánh. Người trực tiếp chỉ huy mặt trận phải biết rơ địch và t́nh h́nh hơn Bộ Chỉ Huy.. Ḿnh ñaơ naêm laàn baûy löôït xin boû caên cöù bung ra ngoaøi ñeå traùnh phaùo ñoàng thôøi t́m vaø duøng phaùo tieâu dieät ṇ̃ch hieäu quaû hôn nhöng caùc quan lôùn khoâng nghe! Thôi! raùng cố gắng một hay hai ngaøy nữa, nếu cứ t́nh h́nh này, tao sẽ tính...
- Nhẩy Dù chuyên t́m và diệt địch, nay đóng quân chờ pháo.. là tiêu rồi.
- Tao đă nói rồi, nhưng không ai nghe. Tao cũng chán với cái chữ Tử Thủ rồi!
- Sương mù ngày nào cũng dầy đặc đến gần trưa mới tan. Bốn năm giờ chiều là trời bắt đầu nhá nhem tối, luùc ñoù th́ Không Quân đánh đấm ǵ được. Có hôm chờ dài cổ cũng chả có bóng ma nào trên trời.. Thôi th́ nhờ ông "Lạc" pháo binh nấu "phở" cho ăn vậy.
- Ñöøng lèm bèm nữa. Tao không muốn ra ṭa. Lữ Đoàn c̣n không tin nó pháo ḿnh bằng delay 130 nữa đấy. Ê, Khều, mày lượm vài mảnh gửi về cho họ.. coi đi!
- Nếu họ muốn th́ vào đây mà lấy. Bộ ḿnh đùa với xương máu anh em hay sao?!
Tựa giao thông hào, mỗi người mang một tâm sự khác nhau. Tôi thấy không vui , bâng khuâng tự hỏi: "Không lư đây là trận đánh cuối cùng trong đời?"
Cảnh vật mờ dần trong nắng chiều. Đêm xuống nhanh, đêm yên lặng rợn người. Biết đâu ngoài kia địch đang ḅ tới gần căn cứ và ở một nơi không xa, trong các dẫy núi phía Tây pháo địch đang căn lại hướng súng và dùng loại đạn tàn phá khốc liệt hơn.
Tôi đang mải suy nghĩ th́ Toubib Liệu buông một câu, rồi gục gặc cái đầu:
- Dám kỳ này không được nh́n mặt đứa con sắp sinh lắm! Mấy thằng Y sỹ khác giờ này đang "phè cánh nhạn" chứ đâu có đứng tựa giao thông hào chờ pháo như tao.
- Có ai bắt đi Nhẩy Dù đâu. Thôi ráng đi. Vài tháng nữa về Lữ Đoàn hay bệnh xá Sư Đoàn th́ tha hồ vi vút.
- Mẹ kiếp, tao không thích về đó. Tính tao ngang bướng, hay nhậu nhẹt, đụng mấy Xếp mất công. Mấy cha không ưa tao, thôi tan hàng đi ngủ.
Trằn trọc trên vơng căng dưới giao thông hào, tôi nghe rơ tiếng rên xiết đau đớn của các thương binh. Ḷng tôi chùng xuống khi thấy poncho bó xác các binh sĩ tử thương càng ngày càng nhiều. Hồi chiều Toubib Lieäu cho biết thuốc men sắp cạn.
Tiếng "em gái hậu phương", giọng anh ca sĩ quen thuộc trong bản "Lính Đa T́nh" làm tôi muốn đá văng cái radio đi chỗ khác. Mẹ kiếp, lúc này mà đa t́nh đa tiếc cái mẹ ǵ.. Tôi buồn bực thiếp đi trong mệt mỏi.
Tảng sáng 12 tháng 4, quây quần bên ly cà phê dă chiến, tôi hỏi đùa Anh Năm:
- Sao Anh không thay bộ đồ đi. Anh nói anh cho tôi mà?
- Tụi mày chỉ vớ vẩn và nói dai như đỉa. Hải, mày hỏi thằng Hùng "mập" có động tĩnh ǵ không? Nói nó bung ra lục soát t́m một cái trảng trống để tản thương cho mấy thằng "rách áo".
- Mễ, mày cho thằng Móm bung ra thật xa phía Ñông t́m cái LZ (băi đáp) khác đi!
Rồi Anh Năm đứng dậy nói:
- Tao về thay bộ đồ, nói không lại tụi mày. Cứ coi ba cái sách bói tướng, rồi nói nhảm. Nhớ dặn "tụi nhỏ" lấy súng đạn của địch mà sài. T́nh h́nh này hy vọng tieáp teá, taûn thöông coi boä gay go laém. Thaáy thöông binh nhö theá naày tao cḥu khoâng noåi. Tao veà haàm vieát laù thö, khi naøo coù tröïc thaêng th́ göûi, nhôù keâu tao neáu coù ǵ laï.
Anh noùi xong hôi choàm veà phía tröôùc ñi veà haàm, Lieäu đánh một câu:
- Tướng hơi lộ sỉ, đi chồm về phía trước là tướng ít gặp may, tướng vất vả!
- Lại đến phiên ông. Bụng to chứa đầy cognac chắc hậu vận khá.
- Dĩ nhiên "Đệ Nhất Ẩm Sĩ" (người uống rượu số 1) họ Tô có bao giờ thiếu VSOP đâu!
Vừa nói xong th́ nhiều tiếng rít qua đầu và haøng ngaøn tiếng nổ liên tiếp. Địch bắt đầu pháo đón chào một ngày mới. Lại hỏa tiễn, 130 ly nổ chậm. Tôi chép miệng nép ḿnh trong giao thông hào, để mặc cho số phận. Mễ chụp máy hỏi các đại đội. Tất cả báo cáo đều bị pháo. Mễ lẩm bẩm: "Kỳ này nó nhất định dứt điểm ḿnh."
Một quả rớt cách tôi và Mễ vài thước. Mễ bị hất văng ra xa tôi, tôi nhào lên vừa đúng lúc Mễ lăn ḿnh trở lại. Thật may mắn, quả đạn rớt vào giao thông hào bên cạnh nên Mễ chỉ bị thương nhẹ, máu lấm tấm đầy người. Toubib Liệu khám qua cho Mễ và nói:
- Không sao, sây sát chút đỉnh, c̣n đánh được vaøi thaèng VSOP.
Tôi kêu máy gọi Anh Năm, nhöng không có tiếng trả lời, voäi chạy lại hầm trú ẩn của Anh và Duffy. Tôi muốn ngộp thở đứng tim khi thấy hầm Anh Năm trúng đạn, mấy thân cây lớn đặt ngang hầm sụp đổ hoàn toàn. Ngay lúc đó, Duffy vừa chui ra khỏi hầm, đầu ngực đầy máu. Mễ, Liệu , tôi, Long, vaø chu’ đệ tử của Anh vội moi đất kéo Anh ra khỏi hầm, mặc cho pháo vẫn rơi đều trên căn cứ.
Chúng tôi mang Anh ra khỏi hầm, đặt ngay dưới giao thông hào. Thân thể Anh c̣n nóng, tôi bịt chặt vết thương cho Anh, máu ấm chảy qua kẻ ngón tay. Liệu cúi xuống coi kỹ lại vết thương rồi ngẩng lên nh́n chúng tôi lắc đầu: "Anh đă đi...". Thi thể thân thiết đó sẽ lạnh dần, đời sống đă ngưng lại, những giọt máu hồng vẫn nhỏ giọt thấm vào ḷng đất. Bộ áo hoa dù Ang le bê bết máu, mùi thuốc súng và mùi da thịt thoảng trên không. Tai tôi ù đi như không c̣n nghe tiếng bom, tiếng đạn. Mắt tôi nḥa đi và thấy rơ lại h́nh ảnh Anh mới lúc trước đây hơi chồm về phía trước, đá tung cục sỏi, đi nhanh về hầm. Tôi lẩm bẩm một ḿnh:
- Đă nói rồi mà Anh Năm! Bộ đồ xui lắm, sao Anh không thay từ trước. Biết đâu nếu không mặc nó, Anh chả được b́nh an?!
Hôm ở hậu cứ Long B́nh, Anh đă nói với tôi rằng năm nay là năm xui của Anh. Anh nói Anh sẽ cẩn thận, nhưng Anh cẩn thận thế nào, Anh chống choïi làm sao với một cái lệnh hành quân quái ác "Tử Thủ Charlie" và một định mệnh tàn khốc đă dành sẵn cho Anh.
Ngày khánh thành câu lạc bộ Đồi Mũ Đỏ (Red Hat Hill) trong doanh trại của Tiểu Đoàn, Anh bê về bức tượng Mẹ Bồng Con của anh Thịnh và anh Huấn ở báo Diều Hâu biếu Anh. Bức tượng ám ảnh tôi hoài. tượng đẹp th́ có đẹp, nhưng sao lại là nàng chinh phụ bế con và choàng ṿng hoa đại trắng!
Tôi biết Anh không vui từ lúc lănh nhiệm vụ trấn thủ Charlie. Với bao lần vào sinh ra tử, Anh biết sớm muộn ǵ cũng gặp tai ương khi phải đóng quân tại một đỉnh đồi quá vài ngày.
"Song Kiếm Trấn Ải 11 Dù" đă san bằng Damber, đánh tung Ashao, Aluoi.. nhưng cũng không thể đánh bật cả rừng pḥng không và hai trung đoàn địch đang vây hăm Charlie. Với một tiểu đoàn Dù, vài trăm binh sĩ, laøm sao choáng choïi noåi vôùi maáy ngaøn giaëc Coäng vaø haøng traêm ñaïi phaùo 130 ly töø beân kia bieân kia bieân giôùi baén sang. Anh bieát, chúng tôi biết, nhưng caáp chæ huy cao caáp naøo ai có biết cho Anh!
Lấy bông và cồn lau cho Anh, gói ghém Anh.. rồi thẫn thờ chào Anh lần cuối. Tiếng gọi thân quen "mày, tao" đơn sơ mộc mạc nhưng nồng ấm t́nh người. Anh thường hay nói với tụi tôi: "Tao Khóa 14, tụi mày Cùi 18, 19, 22.. Tao coi như em út trong nhà nên mày tao với tụi mày cho thân mật." Thường mỗi lần Anh nói như thế, th́ Toubib Liệu hỏi ngay:
- C̣n Quân Y th́ sao?
- Th́ cũng thế thôi. Năm nào ông cuơng khăn gói lên học quân sự trên Đà Lạt. Thái Phiên, Chi Lăng.., ông đi ṃn mấy đôi giầy th́ rơ ràng là ông cũng dân Vơ Bị...
Nằm đó đi Anh Năm, Chalie sẽ măi măi là tên Anh. Rừng núi Tây Nguyên nơi Anh đến và đi. Tôi sẽ nhớ măi cả đời Charlie oan nghiệt.

Anh Năm thaân meán!
Anh mất đi, Mễ thay Anh, vaø tôi thay Mễ .
Trách nhiệm đơn vị đang đè nặng trên vai Mễ.
Đă quá trưa, địch vẫn pháo. Căn cứ như bị đào sới. Cây cối đổ gẫy ngổn ngang, lính chết và bị thương càng lúc càng cao. Tử thương gần 30 và bị thương nặng nhẹ trên 100. Charlie vẫn mịt mờ bom đạn. Tôi cũng chẳng biết là bao nhiêu phaùo vaø hoûa tieăn ṇ̃ch đă nổ trên Charlie , mà chỉ biết ḷng đang đầy rẫy muộn phiền, căng thẳng. Pháo giăng giăng bao phủ khung trời. Ngày nào cũng ăn pháo từ sáng tới chiều th́ chắc ít nhất cũng vài ngàn...
Pháo vừa ngưng th́ địch tấn công. Từ đồi cao nh́n xuống Charlie, những bộ kaki vàng giắt lá cây, hàng hàng lớp lớp xung phong.
Giọng Thịnh chắc nịch vang lên trong máy điều động đại đội chống trả. Pháo binh, Không Quân yểm trợ rất hữu hiệu. Đă mấy lần địch khựng lại, rồi lại tấn công. Mễ điều động mấy tổ đại liên và đại bác 90 của Hùng "móm" kéo xuống lưng đồi tác xạ ngang hông địch. Tôi hướng dẫn và chỉ điểm cho L19 hướng tấn công của địch.
Khu trục nhaøo xuoáng, tác xạ oanh kích mục tiêu. Tôi nh́n rất rơ từng chiếc nón bay của bạn bè khi phi cơ chúi xuống trút bom Napalm trên đầu địch. Cả một biển lửa bùng lên quanh Charlie. Lửa hừng hực thiêu đốt rừng người, lửa nhân gian cuồng bạo. Bắc quân la hét lăn lộn trong biển lửa. Lửa từ lưng trời chụp xuống, lửa từ chân núi cháy lên.. chỗ nào cũng lửa và lửa.
Pḥng không địch tác xạ như đan lưới. Hai khu trục trúng đạn, một nổ cháy như một cây đuốc trên không, chiếc c̣n lại với làn khói trắng sau đuôi chaäp choaïng bay về hướng Tân Cảnh. Tôi hét lên trong máy hỏi Xuân L19 và biết Kỳ bị bắn rớt, c̣n Long bị bắn ngay đuôi, sống chết chưa biết ra sao?
Không gian, tổ quốc, bầu trời! V́ nhiệm vụ, v́ bạn bè.. đại bàng đă gẫy cánh. Vĩnh biệt Thần Phong can đảm tài ba mà tôi mới gặp mấy tuần trước tại Pleiku.
Sau nửa ngày thiêu đốt Charlie, từng thảm TOT hỏa tập pháo binh bắn cận pḥng với đầu nổ chụp. Địch bắt đầu tháo chạy. (TOT là lối tác xạ của nhiều pháo đội Pháo Binh từ nhiều hướng khác nhau cùng bắn tập trung rất nhiều quả đạn vào cùng một mục tiêu).
Tiếng súng thưa dần, xác địch cháy cứng sườn đồi. Mùi da thịt cháy, mùi thuốc súng, làm tôi lợm giọng muốn ói. Đánh bao nhiêu trận, đụng địch bao nhiêu lần, nhưng thật t́nh tôi chưa bao giờ thấy địa ngục rực lửa thiêu đốt con người như hôm nay.
Anh Năm!
Tôi vẫn làm nhiệm vụ hàng ngày để báo cáo với Anh là "tụi nhỏ" đă làm theo lời Anh, đă chiến đấu như bày sư tử dữ, đă đánh đẹp như ngày theo Anh vào Damber, Thiện Ngôn, Trại Bí... "Song Kiếm Trấn Ải", biệt danh của Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù do Anh đặt đă làm những ǵ Anh muốn với trên 400 xác địch quân cháy la liệt quanh Charlie và cả trăm vũ khí bỏ lại chiến trường.

Hoàng hôn trên Charlie vẫn đẹp, tôi vẫn tựa giao thông hào nh́n những đám mây giăng mắc với hàng ngàn h́nh thể khác nhau. Mây trời như biển động dậy sóng theo gió đổi h́nh và theo nắng chiều đổi thay màu sắc. Có lúc ánh vàng rực rỡ, có lúc rực đỏ như máu lửa Charlie, lại có lúc như ngàn vạn tinh binh cờ xí rợp trời bao vây thành quách. Sao Hiệp Sĩ vẫn rực sáng trên trời. Chùm sao Thơ Ấu của Anh, chùm sao trong giải ngân hà, Anh đă theo đó về quê t́m lại tuổi ấu thô nơi miền quê đất Bắc. Anh về tận Hà Đông, nơi Anh cất tiếng khóc chào đời, nơi êm đềm chỉ có diều bay theo gió và không có chiến tranh.
Tôi vöøa nhắc lại những ǵ Anh mơ ước trong những chiều cấm trại, bó gối ngồi ở lưng đồi trên hậu cứ Long B́nh, lơ đăng nh́n xuống gịng sông Đồng Nai mênh mông uốn khúc quanh các ḷ gạch nhả khói dưới chân làng Cao Thái, gần Tân Mai, Tam Hiệp.. Xa xa pho tượng Tiếc Thương để súng ngang đùi như đang thương tiếc những người lính trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa.
"Hùng "mập" và Thinh hỏi tôi sao vắng tiếng Anh. Tôi nói Anh c̣n đang say ngủ...
Số thương vong lên cao, quanh Charlie đầy xác địch. Mễ nói Thinh để lại mấy toán tiền đồn nhỏ, gài tối đa phục kích tự động, rồi rút về tăng cường pḥng thủ Bộ Chỉ Huy. Tôi trằn trọc cả đêm, chỉ chợp mắt được vài tiếng đồng hồ th́ trời sáng. Tôi nghe Liệu nói với Mễ:
- Hôm nay là ngày 13, con số không lành, thế nào chúng cũng pháo và tấn công ḿnh nữa. Tôi lo cho thương binh quá. Nếu không có thuốc và di tản kịp th́ chắc sẽ không qua khỏi. Mê Linh đưa tôi cây M16 hay M79 cho được việc. Tôi hết thuốc men rồi...
Không Quân và trực thăng vơ trang bắn phá để trực thăng tản thương cố gắng vào vùng. Nhưng tất cả đều vô hiệu, một trúng đạn ở phía bắc Yankee, một nổ tung gần Charlie và một chập choạng bay khỏi vùng với làn khói trắng bên hông.
Thế là hết! Hy vọng tan theo mây khói.
Mễ ra lệnh cho Hùng 113 lục soát kiếm băi đáp phía bắc Charlie. Hùng báo cáo đụng địch khi kiếm ra băi đáp. H́nh như địch bố trí tại tất cả những trảng trống chung quanh Charlie để ngăn chặn tiếp tế hoặc đổ quân tiếp viện. Thinh dẫn đại đội 111 bung mạnh về hướng đông. Giao tranh dữ dội khi Thinh ra khỏi căn cứ hơn nửa cây số.
Trung úy Thinh, đại đội trưởng đại đội 111 hy sinh trong trận đánh tàn khốc đầy máu lửa. Địch bố trí pḥng không 12 ly 7 và đại bác trực xạ kèm theo hàng hàng lớp lớp tấn công. Trung sĩ Lung, tay tổ trưởng nổi tiếng tháo vát, lỳ lợm của tiểu đoàn, chưa bao giờ thất bại trước bất kỳ một nhiệm vụ giao phó nào, cũng vừa gục ngă. Chuẩn úy Khánh, sĩ quan tiền sát pháo binh độc nhất không bị thương, đă chiến đấu cực kỳ dũng mănh để mang xác Thinh và đồng đội về căn cứ.
Xế chiều ngày 13, địch tấn công sau khi đă mưa pháo leân Charlie từ lúc trưa. Hơn tuần lễ nay, hầu như ngày nào cũng vài tiếng đồng hồ ăn pháo. Cây cối đổ gẫy thêm, nằm ngổn ngang. Binh sĩ móc thêm những hàm ếch thật sâu trong các giao thông hào. Chỉ c̣n đường tơ kẽ tóc để sống c̣n, nên hệ thống trú ẩn đă được đào sới rất công phu.
Bây giờ th́ đi không được mà ở cũng không xong. Giao tranh tiếp diễn suốt đêm. Nhờ quen thuộc địa thế, quen từng ngă rẽ đường hầm. Nhiều khúc giao thông hào địch đă xâm nhập, nhưng cuối cùng cũng bị tiêu diệt v́ chúng không quen hệ thống địa đạo của ta. Hỏa châu vẫn bập bùng soi sáng núi đồi...
Trời sáng dần, ta và địch vẫn quần thảo đẫm máu, bám sát lấy nhau. Đă có lúc tôi, Mễ, Duffy và Toubib Liệu chiến đấu như những khinh binh khi địch đánh vào tới sát vị trí chỉ huy.
Đại đội 113 bị cầm chân nên không thể về tăng cường cho căn cứ. Tôi đề nghị với Mễ cứ để 113 ở ngoài làm trừ bị cuối cùng và tôi cũng đề nghị bỏ Charlie v́ thương vong quá cao, đạn dược c̣n rất ít. Mễ nh́n hàng loạt poncho bó xác Anh Năm, các sĩ quan, binh sĩ tử thương và các thương binh rên xiết nằm chật giao thông hào.
Có cái đớn đau, dằn vặt nào hơn khi thế cùng lực kiệt, không tiếp tế, không tản thương, không lương thực thuốc men mà vẫn phải đương đầu với hàng hàng lớp địch quân, để rồi lần lượt gục ngă v́ kiệt sức!
Mễ, tôi, Duffy lấy quyết địch cuối cùng: Bỏ Charlie vào lúc xế chiều, sau khi Duffy xin được mấy phi vụ B52 thả xuống phía Nam và phía Ñông căn cứ để tiểu đoàn di tản. Đợt bom lửa cuối cùng thả ngay trên tuyến pḥng thủ đại đội 114 của Trung úy Cho đă đánh bật địch quân. Chiến trường tạm lắng dịu, chỉ c̣n tiếng pháo binh tác xạ yểm trợ vào những điểm nghi ngờ địch quân tập trung dưới chân đồi. Chúng tôi biết chắc địch đang điều động mở một đợt tấn công khác.
Tôi thẫn thờ buồn bă châm điếu thuốc cho chú đệ tử bị thương. Thầy tṛ chia ngọt sẻ bùi với nhau từng miếng ăn, giấc ngủ trong mấy năm liền. Qua ánh mắt như chờ đợi, như ước mong khi tôi d́u chú về chỗ của tôi. Vết thương ở vai khá nặng, máu ra nhiều. Tôi nhắc chú cố gắng đi sát tôi, tới đâu hay tới đó. Chú mỉm cười bóp chặt tay tôi. Giọt nước mắt nóng rớt trên mu bàn tay...
Chiều nay di tản. Thương binh nhẹ th́ đi theo, c̣n thương binh nặng th́ sao?! Không c̣n một phép nhiệm mầu nào đến với chúng tôi. Tôi báo cho Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù biết rằng chúng tôi sẽ phải di tản v́ hôn hai phần ba quân số thương vong, lương thực, thuốc men đă hết từ hai hôm trước.
Vĩnh biệt Anh Năm và các chiến hữu! Thôi th́ biết làm sao, đời lính chiến nay ở mai đi! "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi".. Có mấy ai đi mà trở về trong buổi loạn ly?!
Tôi và Hùng "móm" lấy hướng 800 dẫn đầu đoàn quân ào ra khỏi Charlie khi ánh nắng chiều cuối cùng vừa khuất sau dẫy núi phía tây, trong khi pháo binh bắn ngăn chặn phía sau và bên hông để ngăn địch truy kích. Nhờ mấy phi vụ đánh bom B52 hoài chiều và ba toán tiền đồn nằm sẵn từ buổi trưa, neân ñoaøn quân ào đi không gặp kháng cự.
Xuống khỏi chân đồi chừng 400 thước th́ B52 rải từng thảm bom ở phía nam, đông nam căn cứ. Chúng tôi cố tránh thả bom ngay đỉnh đồi, v́ nghĩ rằng biết đâu những thương binh nặng c̣n chưa theo kịp và thân xác Anh Năm cùng bao đồng đội tử thương c̣n nằm tại đó.
Bom rít qua đầu. Cơn địa chấn bom và sức ép làm cả đơn vị lăn lộn bên sườn núi. Tất cả đều kiệt lực. Mễ nằm gục v́ vết thương hôm qua. Mồm tôi ứa máu v́ quá mệt mỏi và kiệt sức. Duffy cũng chẳng hơn ǵ, c̣n Toubib Liệu gục xuống bên gốc cây bất động.
- Hải! Coi hướng cho đúng và hỏi coi thằng 3 tới đâu rồi?
Với bản năng sinh tồn, chúng tôi lại vùng lên lao về điểm hẹn. Đêm tối đen, lính nắm vai áo nhau mà đi, kẻ mạnh d́u kéo thương binh, tựa lưng vào cây rừng để lấy thêm sức tiến qua cây khác. Kim địa bàn lân tinh giao động, hướng 800, hướng của sự sống và hy vọng. Hỏa châu vẫn bập bùng trong đêm tối.
- Khều! Ông nghĩ ḿnh thoát không? Nó mà phục kích là kể như chết chắc!
- C̣n chừng một cây số nữa th́ tới nơi. Tao đă liên lạc được với Hùng "mập" rồi, hắn sắp tới. Đừng nói nhảm, cái miệng lép xép, xui bỏ mẹ!
Điểm hẹn Mễ và tôi chọn là một khoảng trống ngay cạnh bờ sông Pôkô để đơn vị lấy nước và di tản thương binh. Trảng trống trong khu rừng lau là điểm hy vọng, điểm mong đợi cuối cùng của những người lính Dù sau 7 ngày đêm quần thảo với 2 trung đoàn địch, kèm theo những trận mưa pháo đẫm máu trên hỏa ngục Charlie.
Trời sáng dần, nhöng chöa bắt tay được với đại đội 113. Hùng moùm vaø Cho ÑÑ 112,vaø 114 đang rải quân sát b́a rừng, tung các toán tiền đồn ra xa.
Như một gáo nước lạnh tạt vào mặt tôi và Mễ, v́ Lữ Đoàn vöøa cho biết khoâng có trực thăng và ra lệnh cố gắng chiến đấu để về Tân Cảnh.
Chiến đấu?! Chiến đấu trong thế cùng lực kiệt với quân số 167 người, kể cả thương binh đang kiệt sức v́ đói khát đă 5 ngày. Nhưng Nhẩy Dù là "cố gắng" nên chúng tôi lại vùng lên. Tôi không buồn trả lời và đưa mắt nh́n Duffy, viên Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt đă sống với tụi tôi như anh em, chia nhau từng bát cơm hộp cá. Vết thương rỉ máu trên đầu, trên ngực, nhưng Duffy vẫn cứng như một thỏi thép với cây XM18 và chiếc máy truyền tin đặc biệt của các toán Lực Lượng Đặc Biệt khi nhẩy xâm nhập.
Duffy vöøa cho chúng tôi bieát seơ có máy bay Mỹ trong vài phút!
Ngả lưng nh́n trời xanh qua khe lá, chưa hút tàn điếu thuốc th́ có tiếng súng nổ của các toán tiền đồn của đại đội 112. Hùng "moùm" báo cáo tất cả đều chạm địch. Pháo 82, B40, B41 và AK nổ vang một góc rừng. Địch ào tới tấn công. Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù vùng lên chống trả, lính ào ra ngăn địch. Giọng Hùng, Cho, sang sảng điều động các trung đội. Đúng là kẻ đến không mong, giặc Bắc phương ào vào vị trí đóng quân. Chúng tôi vừa bắn vừa rút vào khu rừng lau cao quá đầu người...
Đơn vị tan thành từng mảnh nhỏ, từng toán chiến đấu đơn độc. Tiếng chửi thề và tiếng la hét của ta, của địch vang khắp khu rừng lau và các sườn đồi kế cận, chỗ nào cũng có súng nổ. Địch gọi tên Mễ, Haûi, ra đầu hàng! Chắc chúng tra khảo thương binh để lấy tin tức. Ngay lúc đó, Duffy vừa liên lạc được với 2 chiếc trực thăng vơ trang Cobra, một chieác chở quân và một O2 quan sát. Nhờ địa thế trống trải của khu rừng lau nên Cobra thấy rất rơ đâu là địch, đâu là bạn. Toán c̣n 36 người nên di tản làm 5 đợt v́ chỉ có một trực thăng chở quân.
Với hỏa lực khủng khiếp và chính xác của Cobra, địch khựng lại, trực thăng đáp xuống rừng lau:
- Liệu, ông đi trước đi! Chân ông bị thương ông không chạy nổi đâu!
- Tôi không đi, tôi ở lại với các ông.
- Đi đi, chân cẳng như thế mà ở lại. OÂng nặng bỏ mẹ, tôi cơng ông không nổi đâu.
Vừa nói, tôi vừa lùa Liệu lên trực thăng với 6 người lính khác. Máy bay vút đi. Trong ánh mắt Liệu có một chút ǵ vương vấn xót xa.
Địch lại ào về phía chúng tôi. Cả toán vừa chạy vừa bắn lại. Nhờ hỏa lực yểm trợ của Cobra, thêm được 3 đợt bốc quân an toàn. Toán c̣n lại cuoái cuøng goàm Mễ, Duffy, tôi và Trung úy Long bị địch đuổi bắt tới cùng.
Trong mấy chuyến trực thăng di tản vừa qua, phi công Mỹ muốn Duffy được bốc đầu tiên, nhưng Duffy nh́n chuùng tôi và nói:
- Tôi không bỏ các anh, những chiến hữu đúng nghĩa nhất mà tôi chưa hề gặp trong cả đời chinh chiến. Tôi biết rơ, nếu tôi đi đợt đầu th́ chắc khó hy vọng có máy bay trở lại bốc nốt các anh.
Ngay lúc đó, cặp Cobra, trực thăng vơ trang mới vào vùng, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi di tản đợt cuối cùng.
Trực thăng vừa đáp, tôi lên sau cùng. Máy bay vừa lên cao vài thước th́ một loạt AK bắn lên tàu, tôi trúng đạn ở chân phải và rớt từ trực thăng xuống đất. Tôi hét lên và chỉ kịp nh́n đuôi trực thăng vút lên.. Trời xanh mây trắng ngang tầm mắt. Tôi đứng lên, nhưng ngaơ xuống ngay v́ đạn bắn trúng bàn chân và ống chân bên phái. Tôi tự nghĩ chắc sẽ chết v́ vết thương ra hết máu, v́ đói, v́ khát, v́ kiệt sức cho dù địch không bắt được tôi. Khẩu súng Colt và cây M16 c̣n đầy đạn. Tôi chợt nghĩ đến hồi tháng 6 năm 65, một lần Đồng Xoài tan nát, tôi đă mất Dũng, thằng bạn thân cùng khóa. Tôi đă thấy Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Phó và mấy trăm chiến hữu gục ngă trong trận đánh kinh hăi hồi tôi mới ra trường Vơ Bị. Lần đó, với vết thương bể mặt nát tay, tôi vẫn về được sau 5 ngày lê lết, đói khát trong rừng với vết thương đă làm độc.
Giờ là tháng 4 năm 72, Charlie rực lửa, tôi đă mất Anh Năm và bao nhiêu chiến hữu c̣n nằm lại Charlie. Tôi ước tính từ đây về Tân Cảnh chỉ c̣n 5 cây số, nhưng là 5 cây số đồi cao vực thẳm, 5 cây số đường rừng và tôi lại đang bị thương ở chân th́ làm sao tôi đi được. Coù thể toâi seơ gục chết ở một xó rừng, khe suối, và bày kiến sẽ kéo nhau rúc vào thân thể, thịt xương sẽ rữa nát h́nh hài. H́nh ảnh thân yêu vợ con, cha mẹ chập chờn trong trí óc. Thằng bé mới sinh chỉ gặp mặt đôi lần.. C̣n phép lạ nào sẽ đến với tôi?! Sau 7 ngày chiến đấu quên ăn quên ngủ, sao giờ này tôi lại trúng đạn từ trực thăng rớt xuống. Chỉ chậm một giây nữa là tôi sẽ bay về vùng trời êm ấm...
Tiếng trực thăng trên đầu làm tôi vụt đứng lên bằng bàn chân trái. Tôi giơ cao tay, miệng hét lớn. Tôi không thể tin, mồm tôi há to, mắt mở lớn. Trực thăng xà xuống băi cỏ. Duffy giơ hai tay nắm chặt giây đạn và một tay tôi, rồi kéo mạnh tôi lên. Máy bay vút lên với một loạt đạn bắn trúng thân tàu. Chiếc trực thăng nghiêng một bên rồi bay thẳng, máu phun có ṿi từ anh xạ thủ đại liên người Mỹ làm ướt mặt tôi và Duffy. Mễ kéo tôi vào giữa thân tàu khi nửa người tôi và hai chân c̣n đong đưa ngoài không khí. Duffy chồm tới bịt chặt vết thương trên ngực anh xạ thủ đại liên.
Nằm trên sàn tàu, tôi không thể tưởng và không thể tin tôi c̣n sống trước t́nh chiến hữu cao cả của hai người lính ở hai đất nước khác nhau. Duffy ôm lấy tôi.. Coù một chút nghẹn ngào trong khoé mắt. V́ vết thương quá nặng, anh xạ thủ đại liên Mỹ đă qua đời, anh phi công phụ đang gục đầu bên cửa máy bay với vết thương ở tay.
Khi về đến trạm cứu thương, tôi mới biết anh xạ thủ đại liên Mỹ đă hết nhiệm kỳ, ngày mai anh sẽ về Mỹ, anh đang có mặt trên trực thăng th́ vô t́nh chiếc máy bay nhận được lệnh vào bốc tụi tôi. Định mệnh thật trớ trêu!
Tảng sáng hôm sau 15 tháng 4, Thành "râu", bạn cùng khóa 19 của tôi, từ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn vần vũ trên trực thăng bay ngang Charlie, ngó cảnh hoang tàn đổ nát đang âm ỷ cháy để chào Anh Năm lần cuối và t́m cách bốc các binh sĩ lạc lơng sau trận đánh hăi hùng ngày hôm trước.

Anh Năm thaân kính,

Trung Taù Nguyeăn Ñ́nh Baûo
Tieåu Ñoaøn Tröôûng TÑ11ND

Đó là tất cả những ǵ đă đến với đơn vị, sau khi Anh ra đi. Mặc dù Anh ở lại Charlie, nhưng Anh không cô độc, anh có "tụi nhỏ" ở lại cùng Anh. Anh sẽ ngắm hoàng hôn để nhớ thời trai trẻ, Anh sẽ gặp lại h́nh ảnh một "công tử càn" của Hà Nội năm xưa, hay một thanh niên mới vào đời trong Trại Học Sinh Nghèo Phú Thọ, bỏ Bắc vào Nam năm 1954 khi đất nước chia đôi. Chiếc đai đen nhu đạo và những kỷ niệm "giang hồ" Anh hay kể cho tụi tôi nghe vẫn măi măi là những ǵ đẹp nhất khi bạn bè ngồi nhắc tới anh.
Anh Năm thân kính,
Đúng như Anh đă tiên liệu khi đặt chân lên Charlie, nỗi lo âu, sự tiên đoán của Anh đă thực xảy ra cho Bộ Chỉ Huy Nhẩy Dù và các đơn vị bạn.
Charlie mất ngày 14 tháng 4 th́ Delta, Metro ở phía nam cũng phải di tản. Ṿng đai Nhẩy Dù bỏ trống bên hông, Sư Đoàn 320 Cộng quân tăng thêm Sư Đoàn 2 ào ào như nước vỡ bờ đánh chiếm Tân Cảnh, khởi đầu cho những ngày Hè rực lửa trên quê hương.
"Sông Lô” Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù phải mở huyết lộ đánh qua đỉnh Chu-Pao, kéo toàn Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù về Kontum.
Ngày 24 tháng 4 năm 72, Tân Cảnh rơi vào tay giặc, đúng 12 ngày sau khi Anh đi khuất. Gịng sông Dapla quanh thị trấn Kontum đỏ ngầu, xác ta và địch ḥa với màu đỏ của những hàng phượng vĩ buồn thảm gục ngă hai bên bờ sông. Kontum, Pleiku đang chiến đấu một mất một c̣n với giặc. Mùa hè thảm khốc đang ập đổ trên quê hương, mở đầu cho thiên Chiến Sử oai hùng của Quảng Trị, Kontum và B́nh Long anh dũng.
Anh Năm,
Sau ngày tôi bị thương, tôi được đưa về bệnh viện Đổ Vinh trong căn cứ Hoàng Hoa Thám. Loạt đạn AK bắn bể xương bàn chân và mắt cá chân bên phải. Mổ xẻ xong xuôi, mấy anh Toubib cho biết tôi không c̣n hy vọng quay lại đơn vị tác chiến và nhẩy dù được nữa, v́ xương bàn chân và mắt cá đă gẫy vụn làm nhiều mảnh. Tôi lê bàn chân bó bột về nhà chờ 29 ngày tái khám và bắt đầu làm quen với đôi nạng gỗ trên vai.
Anh Năm thaân kính,
Đă năm lần bảy lượt tôi vào cư xá sĩ quan Chí Ḥa muốn thăm Chị và cháu Tường, nhưng lần nào cũng vậy, khi đỗ xe gần cửa nhà Anh, nh́n vành khăn tang trên đầu chị và cháu th́ tôi lại không có can đảm và đổi ư ra về. Tôi sợ sự thật, tôi sợ khi phải đối diện với chị. Tôi biết ăn nói làm sao, giải thích thế nào về sự ra đi của Anh. C̣n cái cảnh khổ và chua xót đớn đau nào hơn khi h́nh Anh trên bàn thờ nghi ngút khói hương, nhưng thân Anh lại không có được một nấm mồ? Người ta nói nghĩa tử là nghĩa tận, sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ, nhưng chúng tôi đă bất lực, đă bỏ Anh mà đi, bỏ Anh ở lại Charlie nơi rừng xanh núi đỏ xa hút măi tận Trường Sơn.
Anh Năm,
Ngoài đời Anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật "giang hồ" với bằng hữu anh em, c̣n trong quân ngũ, Anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa băo táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, Anh chia xẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!?
Tôi lang thang ra phố, người ta vẽ chân dung nhiều sĩ quan tử trận trên khắp 4 Quân Khu thuộc đủ mọi binh chủng, trên những khung vải thật lớn dựng trên công viên hay những giao lộ tấp nập người qua lại, với hàng chữ "Anh Hùng" và hai chữ "Tiếc Thương". Người họa sĩ có nét bút xuất thần vẽ thật giống Anh với đôi hàng chữ: "Tiếc Thương Cố Đại Tá Nhẩy Dù Nguyễn Đ́nh Bảo, Người Anh Hùng Đă Ở Lại Charlie" trên khung h́nh treo trước công viên Quốc Hội.
Tôi ngừng xe, nh́n Anh thật lâu giữa gịng người xa lạ trên hè phố, nhưng đầu óc th́ chỉ thấy khỏi lửa ngập trời bên tiếng ḥ reo ở trận chiến Charlie.
Tôi về lại vườn Tao Đàn, vẫn những hoa nắng tṛn tṛn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lăo làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy mầu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của Anh hồi tháng trước khi c̣n đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng.
Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gơ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lăo ngẩng đầu và nhận ra tôi. Xiết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, cḥm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết Anh đă ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa Anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:
- Thuốc lá Ông Quan Năm cho, tôi vẫn c̣n đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao Ông Trời bắt đi sớm như vậy!?
Tôi lên xe theo xa lộ Biên Ḥa để về hậu cứ tiểu đoàn. Doanh trại Đồi Mũ Đỏ hoang vắng buồn tẻ khi các đơn vị đang bận hành quân. Qua khu trại gia binh, khăn sô trải trắng trên đầu góa phụ, bầy em bé thơ ngây đang nô đùa hồn nhiên trước sân trường.
Vượt con dốc, chạy một ṿng quanh doanh trại, sông Đồng Nai vẫn mênh mông uốn khúc quanh các ḷ gạch nhả khói dưới chân đồi, rừng cây khuynh diệp bên kia vẫn thoang thoảng mùi dầu gió trên không. Giàn hoa dưa tím trước pḥng Anh và tôi thoảng mùi thơm đong đưa trước gió. Cảnh cũ c̣n đây, nhưng người xưa sẽ chẳng trở về.
Tôi chợt nghe tiếng kèn hạ cờ buổi chiều trên đỉnh đồi doanh trại. Tôi lại nghĩ tới Anh. Lúc nằm xuống không một tiếng kèn đưa tiễn và thiếu cả một lá cờ phủ lấy xác thân. Tôi dục chú tài xế lái xe xuống đồi thật nhanh, tôi đang chạy trốn Anh, chạy trốn đồng đội và thằng bé đệ tử của tôi. Tất cả h́nh như đang nói nói cười cười đâu đây trong doanh trại..
Anh Năm,
Anh đă ra đi hơn một phần tư thế kỷ, 26 năm biết bao vật đổi sao rời. Để tôi làm lại nhiệm vụ ngày xưa kể lại anh nghe...
Mễ, Liệu và tôi, những người gần gũi Anh nhất trong trận chiến Charlie đă không c̣n ở quê nhà và chúng tôi đă nhấp nhô theo vận nước nổi trôi. Đàn em của Anh đă bỏ quê hương đi về "quê hương mới?!" Mặc dù Anh đă đi thật lâu, con trai của Anh đă là một y sỹ, chiến hữu của Anh kẻ ở người đi, nhưng những người c̣n lại vẫn nhớ Anh, họ vẫn nhắc đến tên Anh qua bài hát mà Nhật Trường viết tặng riêng Anh, viết cho "Người Ở Lại Charlie."
Mấy chục năm sau, vượt đại dương muôn trùng sông nước, theo gió bay ngang dọc địa cầu, dù ở nơi đâu, chân trời góc biển, nơi đâu có người Việt th́ nơi đó họ hát bài ca bất hủ để nhớ Anh. Ngay cả ở quê nhà, kẻ thù của Anh cũng vẫn nghe dân chúng hát bài ca để nhắc đến tên Anh.
Chắc Anh chưa quên ông "Sĩ Quan Vơ Bị Quân Y" Tô Phạm Liệu, ông Toubib Nhẩy Dù ngực đỏ huy chương, người uống VSOP (Very Sexy Old Parachutist) như hũ ch́m. Khi hành quân th́ một bên ống chích, một bên M16, cũng ăn pháo, cũng la hét, cũng bắn hết băng M16 này đến băng M16 khác khi đánh ở Charlie, Dambe, Hạ Lào, Ashao, Aluoi...
Tháng 4 năm 75. Cũng lại tháng 4 oan nghyeát, thaùng mà Anh đă đi khuất. Liệu di tản qua Mỹ, thi lại bằng Y sĩ và hành nghề tại tiểu bang Lousiana trong một bệnh viện tâm thần. Liệu vẫn như xưa, vẫn vui vẻ, ồn ào. Ông đội trưởng "Đội Hổ Sói Con" vẫn gặp tôi, Duffy và Mễ vài tháng một lần, nhưng Liệu có cái tên mới, để tôi đọc Anh nghe, chắc Anh lại búng tay, đá sỏi mà cười: "Đệ Nhất Ẩm Sĩ, Cuồng Thái Y Tô Phạm Liệu".


Baùc só Toâ Phaïm Lieäu beân phaûi Tr/ T Nguyeăn ñ́nh Baûo taïi maët traän Thieän Ngoân QKIII


Làm ǵ có ai trên đời có cái tên lạ lùng và hay như vậy. "Đệ Nhất Ẩm Sĩ", người uống rượu số 1 th́ Anh đă biết rồi, c̣n "Cuồng Thái Y" là anh Toubib làm việc ở nhà thương chữa cho mấy người điên.
Liệu vẫn "ra đi không mang ba-lô, quần áo cứ thế đút túi" mà giang hồ với anh em.
"Bến Cũ" nào cũng nồng ấm khi Liệu ghé ngang. Nếu ngày xưa chinh chiến có cướp mất Anh, th́ ngày nay, bệnh hoạn đâu có tha Tô Phạm Liệu. Mặc dù là "Quan Thái Y" nhưng Liệu cũng không tránh khỏi bệnh nan y.
"Ẩm Sĩ" họ Tô đă bỏ "Bến Cũ" mà đi. A Lịch Sơn thành (Alexandria) là nơi Liệu làm việc và lặng lẽ ra đi sau cả năm bạo bệnh cuối đời...
"Mê Linh, Phương Hải, Sông Lô”, từ Bắc Cali "đội pháo" mà đi. "Bến Cũ" Nam Cali, Dallas, Houston, New Orleans "hành quân" kéo tới. Đám gà nhà Tịnh Hô, Đà Lạc, Phán, Trác ... từ New York, DC kéo sang. "Nam Xương", người kể chuyện Anh trong thiên bút kư Mùa Hè Đỏ Lửa đọc bài điếu văn, có nhắc đến Anh, nhắc đến Charlie.. Cỏ cây hoa lá c̣n rung động, nói chi đến đám bạn bè đỏ mắt đứng quanh.
Ở đâu "Bến Cũ" cũng về để dự đám táng, đến để nh́n Liệu ra đi, đến để mỗi người một ly nhỏ VSOP với "Ẩm Sĩ" họ Tô. Ngày xưa th́ bạn bạn bè bè. Bây giờ th́ tro tàn thiêu xác!
Gần một phần tư thế kỷ sau, Liệu ra đi ở một nơi cách Charlie nửa trái địa cầu.
Anh Năm và Toubib Liệu thân kính,
Viết để nhớ Anh, để kể sự thật về Charlie và cũng để báo cáo với Anh là Liệu đă trở lại Charlie với Anh, với tụi nhỏ trong ngày giỗ tṛn một năm của Liệu.
Đáng lẽ tôi muốn báo cáo với Anh từ lâu, nhưng mỗi lần cầm bút lên th́ lại không biết viết ǵ. Không biết viết làm sao, toàn là chuyện kẻ ở người đi làm ḷng chùng xuống, viết hoài không nổi.
Hôm tháng rồi đi xem một phim chiến tranh. Phim chiếu cảnh một ông già mang gia đ́nh qua băi biển Normandie bên Pháp. Ông cụ đi một ḿnh vào nghĩa trang, bóng người chập chững trong nghĩa địa toàn thập tự giá trắng tinh. Từ ngàn dậm xa xôi ông mang bó hoa đến thăm cấp chỉ huy, thăm những chiến hữu cùng chung đại đội với ông đă nằm xuống khi cùng ông cụ đánh chiếm một khu phố. Bao nhiêu bạn bè hy sinh, chỉ c̣n một ḿnh ông cụ sống sót. Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, một ḿnh đứng nh́n băi biển đổ quân, tiếng binh đao khói lửa, h́nh ảnh bạn bè gục ngă, cụ chập choạng với nước mắt lưng tṛng. Đi vào nghĩa trang, gục đầu bên mộ để nhớ bạn và h́nh ảnh chiến trận năm xưa. Gia đ́nh, vợ con rời xa nghĩa trang để cụ một ḿnh sống lại với những huy chương dĩ văng.
Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, tôi không thể đi thăm Anh, đồng đội và thằng bé đệ tử thân tín của tôi đă ở lại Charlie. Không phải v́ Anh ở quá xa, nhưng v́ 23 năm qua tôi chưa có ư định trở về. Nơi nào người ta cũng kèn hoa cho người đi khuất, vinh danh tưởng nhớ những chiến sĩ vị quốc vong thân, chỉ riêng nơi quê cũ, từ khi đất nước đổi thay, đâu có ai c̣n nhắc đến Ngày Chiến Sĩ Trận Vong!?
Xin thắp nén hương ḷng để tưởng nhớ Anh và tất cả bạn bè đă hy sinh cho tổ quốc.
Tôi tự nhủ ḷng, một ngày nào đó, nếu có dịp, tôi sẽ về, sẽ dến Charlie, sẽ đến những chiến trường xưa cũ, để nhớ bạn bè, để thắp một nén nhang thăm Anh và đồng đội. Nhưng, chả biết bao giờ th́ làm được, mặc dù bây giờ tóc đă điểm sương!
Xin tạ lỗi cùng Anh và Chiến Hữu.
Toubib Liệu, gọi tên ông


ThaiDuong 530 fighter Squadron, A-1 Skyraiders, CuHanh-Pleiku Airbase, Vietnam