ThaiDuong-Jupiters 530

Phi Vu Cuoi Cùng 1

Home
Our Purpose
530-List
530-history
Stories/poems
Members Page
The Road
Picture Gallery
Links

Subject: ♠ Phi Vụ Cuối Cùng 1 - Pilot dỏm ♠  
Author: BachMa  
 

Phi vụ cuối cùng (1)

Trong Quân Đội có rất nhiều ngành nghề, đó là một sự phân công, mỗi người một việc để cùng nhau chống Cộng một cách hữu hiệu. Riêng tôi được phân công lái trực thăng, tôi rất thích nghề của tôi, nhiều người chê UH1 bay chậm và thấp nên dễ ăn đạn của VC. Tôi lại thích bay chậm và thấp v́ đó là điều kiện tốt nhất để thấy rơ hơn vẻ đẹp của quê hương.

Mỗi địa phương có một nét độc đáo riêng, tôi ở vùng 2, những ngày trời tốt tôi chẳng cần bản đồ cũng bay đến ngay chóc chỗ ḿnh muốn đến. Quê hương ta rừng vàng, biển bạc đất ph́ nhiêu chỗ nào cũng đẹp cả. Nhất là sáng sớm từ Nha Trang bay theo bờ biển về hướng bắc: bên tay trái là những thôn xóm chen lẫn với đồng ruộng xanh tươi. Bên phải th́ biển rộng đến hết tầm mắt, rải rác những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, xa hơn là các tàu buôn vào nam ra bắc. Mặt trời từ từ lên ở đường chân trời như một cái đĩa khổng lồ màu đỏ tươi, chiếu ánh nắng hồng xuống mặt biển lăn tăn sóng. Khung cảnh hùng vĩ đẹp ơi là đẹp...

Tuy nhiên lái trực thăng không phải lúc nào cũng ngắm trời trăng mây nước như thế. Có lúc tải thương tiếp tế, có lúc đổ rước toán vào cứ điểm của VC làm bia cho tụi nó bắn, có lúc chở xác tử sĩ đă thối rửa hơn nửa tháng rồi. Phi vụ nào cũng có niềm vui riêng. Phi vụ nầy tiếp theo phi vụ kia cho đến ngày 1/4/75 th́ tôi nhận phi vụ cuối cùng, xin kể lại để các bạn nghe chơi

Ngày 1/4/75 tôi lái chiếc gunship số 1 dẫn theo chiếc gunship số 2 và 3 chiếc slick. Chúng tôi làm việc cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đóng ở Dục Mỹ. Trên phi vụ lệnh ghi 7h30 cất cánh. Khoảng 6h15 tôi tà tà vô tới phi đoàn, tưởng là sớm lắm rồi. Nào dè vừa đút đầu vô pḥng hành quân, thấy ông trưởng pḥng, tôi chưa kịp đưa tay chào th́ ổng hối như lửa đốt đít:

- Chú đưa họp đoàn cất cánh lẹ lên. Phi Vân (Pḥng Hành Quân Chiến Cuộc của Không Đoàn) ra lệnh cho chú phải cất cánh lúc 6h30.

Tôi không lạ ǵ cái lệnh kiểu này. Lúc này Cộng quân đánh dữ quá. Quân ta thất thủ liên tiếp. Từ Quảng Ngăi trở ra Cộng Sản nuốt rồi. Ban Mê Thuộc vừa mất kéo theo gần 1/5 Phi Đoàn của tôi vừa chết vừa bị thương. Trong t́nh h́nh như thế, chuyện cất cánh sớm hơn một giờ đâu có ǵ là lạ.

Sau khi cả 5 chiếc lấy xăng đầy đủ, sắp hàng dọc trên phi đạo 90, sẵn sàng cất cánh, tôi gọi cho Phi Vân báo cáo cất cánh lúc 6h40 đủ 2 gunship và 3 slick.

Vừa đáp xuống Phi trường Dục Mỹ, tôi thấy ngay có chuyện khác thường: Mới hơn 7 giờ sáng mà lính tráng nhộn nhịp thế nầy! Vào đến pḥng họp dă chiến của Lữ Đoàn 3 Dù tôi thấy không khí thật nghiêm trọng. Đầy đủ cả Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn. Ngay sau đó một Thiếu tá Dù lên cho biết: Đêm qua Cộng quân đă tràn ngập Tiểu Đoàn 2 Dù. Toàn Tiểu Đoàn 2 đă phải phân tán làm thành từng toán nhỏ tản lạc trong rừng. Ông yêu cầu họp đoàn trực thăng t́m mọi cách đưa các toán chạy lạc trong rừng về sân bay Dục Mỹ. Tôi nhận lệnh, lấy các tần số liên lạc rồi trở ra tàu. Tôi thấy rơ t́nh h́nh bi đát quá...

Sau khi Ban Mê Thuộc thất thủ, Lữ Đoàn 3 Dù được điều động về trấn đóng ở đèo Phượng Hoàng. Tiểu đoàn 2 đóng ở đầu đèo hướng Ninh Ḥa, tiếp theo Tiểu đoàn 5 và 6 rải quân dài về hướng Khánh Dương. Cả Lữ Đoàn đóng quân dọc theo con đường dài hơn 14 cây số. Dù không phải là sĩ quan chỉ huy bộ binh tôi cũng hiểu đóng quân kiểu nầy rất bất lợi, cộng quân đánh khúc sau th́ khúc trước bị bao vây cô lập ngay.

Nhảy Dù không hổ danh là các chiến sĩ thiện chiến nhất của QLVNCH. Đóng quân xong chưa được mấy ngày th́ Lữ Đoàn 3 Dù lập được một chiến công rất oanh liệt. Sau khi nuốt gọn Ban Mê Thuột và quận Khánh Dương, Cộng quân thừa thắng xông lên, đưa một đoàn xe hơn 40 chiếc có cả xe tăng nối đuôi nhau đi vào đèo Phượng Hoàng để xuống miền duyên hải Ninh Ḥa. Các chiến sĩ Dù b́nh tĩnh để đoàn xe địch lọt hẳn vào tầm hoả lực cuả quân ta rồi mới khai hoả. Kết quả là nguyên đoàn xe của Cộng quân nằm tại chỗ, chỉ có một số rất ít VC lủi vào rừng trốn thoát. Bị cú đánh dập đầu, sứt trán nầy Cộng quân khựng lại mấy ngày. Sau đó thấy được yếu điểm quân ta nên điều quân bọc hậu, bất ngờ tràn ngập Tiểu đoàn 2 Dù đêm 30/3 rạng sáng 1/4/75. Vậy là Tiểu đoàn 5 và 6 Dù bị VC bao vây trước sau và hai bên là núi dốc dựng đứng.

Tôi rất khâm phục tinh thần kỷ luật của các chiến sĩ Dù. Thất tán trong rừng nhưng tất cả các toán đều có kỷ luật nên chúng tôi gặp toán nào là nhanh chóng bốc ra ngay. Tôi đang bay gunship, tàu rất nặng, khi gặp các toán nhỏ 5 người trở lại, tôi cũng đáp xuống để đưa họ về sân bay Dục Mỹ. Đến hơn 9 giờ sáng th́ nhận lệnh của Lữ Đoàn: Chỉ để lại 2 chiếc slick tiếp tục t́m các toán lạc trong rừng, c̣n 2 gunship và 1 slick th́ chuyển Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn về đèo Ruột Tượng phía bắc Nha Trang. Biết là sai nguyên tắc nhưng trong t́nh thế cấp bách tôi cũng dùng gunship tải người, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Đến hơn 11 giờ sáng tôi được lệnh của Phi Vân bảo dùng 2 gunship và một slick ra Tuy Hoà rước Tướng Cẩm. Phi Vân đọc tần số liên lạc với Tuy Ḥa ngay trên UHF. Tôi rủa thầm mấy cha ở Phi Vân, hôm nay sao các cha không có ư thức pḥng gian bảo mật ǵ ráo. Chuyện bí mật mà đọc luôn bạch văn trên tần số quen thuộc như là vào quán gọi phở. Nhận lệnh là thi hành ngay. Trên đường bay ra Tuy Hoà tôi chửi thầm Phi Vân : Trong t́nh thế dầu sôi lửa bỏng đến nơi như thế nầy đi rước một ông tướng mà điều tới 2 gunship và 1 slick. Nhưng vừa qua khỏi đèo Cả tôi thấy ngay Phi Vân có lư hơn tôi. Từ xa tôi thấy thị xă Tuy Hoà ch́m trong khói lửa, hàng ngàn dân lẫn lính bồng bế, dắt díu nhau đi đến bờ biển. Tôi ḍ tất cả các tần số liên lạc nhưng chẳng có ai trả lời tôi. Gần đến sân bay Tuy Hoà tôi thấy thị xă như một thành phố chết. Có lẽ tất cả dân đă đổ ra bờ biển cả rồi. Rất nhiều đám cháy đang bùng lên khắp thị xă. Tôi biết ngay Tuy Hoà đă lọt vào tay VC rồi. Thật là đáng tiếc, đáng thương cho một thành phố thân yêu. Một thành phố không quá lớn như Đà Nẵng, không đẹp đẽ như Nha Trang, không ăn chơi bất cần đời như Pleiku. Một thành phố nhỏ mang dáng dấp nửa chợ nửa quê , thành phố đáng yêu, trong đó tôi yêu nhất hai nơi:

Một là quán cà phê Diễm, quán cà phê nhỏ có cô chủ quán với đôi chân mài đẹp nhất thế gian. Đôi chân mày không đậm lắm không nhạt lắm, không cao lắm không thấp lắm, không cần cắt gọt tỉa trim ǵ vẫn là đôi chân mài đẹp nhất. Tôi không phải là văn sĩ nên không tả hết nét đẹp của đôi chân mài này. Tôi không phải là hoạ sĩ vẽ lại cho các bạn chiêm ngưỡng. Nhưng tôi có thể nói chắc đây là đôi chân mài quá đẹp. Tôi không mê làn da cô trắng, eo cô thon, vú cô to, mông cô tṛn, tôi chỉ mê đôi chân mài đẹp không thể tả. Thôi từ nay vĩnh biệt cô rồi. Tiếc thay!.

Hai là quán thịt chó ở cuối phố. Quán thịt cầy th́ đâu cũng có, nhưng không đâu có món thịt luộc ngon như ở đây. Đúng hơn là thịt hấp chớ không phải luộc. Thịt được ướp gia vị trước, kỹ thuật ướp thật độc đáo, vừa ăn lắm. (V́ là độc đáo nên tôi không biết họ làm sao để phổ biến cho các bạn làm thử). Sau khi ướp xong cục thịt được bó lại bằng dây như đ̣n bánh tét, xỏ dọc một cây theo chiều dài cục thịt rồi gác lên chảo dầu phọng đang sôi. Cục thịt chín là nhờ hơi nóng từ chảo dầu xông lên. Xắc một lát thịt, đừng dầy quá làm bạn ngán, đừng mỏng quá không đă, chấm vào chén mắm tôm thật cay. Vừa nuốt xong miếng thịt phải chiêu ngay nửa cái xây chừng rượu đế. Trời ơi, đă ơi là đă! Cái nồng của đế, cay của ớt, ngọt thơm béo và hơi ḍn của thịt cầy, tất cả ḥa tan trong nỗi sướng cực kỳ. Không sướng nhất th́ cũng nh́ chớ không thể là hạng ba được.

Các bạn chớ trách sao phi vụ rước tướng không lo mà chỉ nhớ gái với thịt cầy. Thật ra nhưng ư nghĩ ḷng tḥng ở trên chỉ thoáng qua trong vài giây mà thôi. Tại tôi không phải là văn sĩ nên viết dài mà ư chẳng bao nhiêu. Làm sao b́ được với Cậu Ba Nguyễn Lập Đông chỉ cần một câu :"Bạn về như ánh kiếm Kinh Kha" : có 7 chữ mà gồm cả ư nghĩa cổ kim, làm ta h́nh dung ngay được người anh hùng với chuyến đi hiểm nguy vạn dậm.

Nghỉ ǵ th́ nghỉ, tay tôi vẫn c̣n trên cần lái, mắt quan sát khắp thàng phố, tai nghe ngóng tiếng súng AK. Thằng copil tiếp tục gọi hết tần số này đến tần số khác. Ṿng ṿng măi phát chán mà chẳng liên lạc được với ai, lấy ai mà rước đây ! Phải chi VC bắn lên th́ tôi có chỗ xả đạn và rocket xuống cho nhẹ bớt tàu. Đàng nầy nó im re, không có bóng dáng, tăm hơi ǵ Cộng sản cả th́ lấy ǵ làm đích để bắn.

Bỗng tôi nghe tiếng thằng gun 2 eo eó trong earphone :

- 1 đây 2 gọi.

- Ǵ đó mậy?

- 2 c̣n 300lbs xăng .

Tôi liếc mắt thấy tàu tôi cũng c̣n cỡ đó . Đủ để về Nha Trang . Tôi gọi :

- Phi Vân đây Long Mă.

- Phi Vân nghe

- Tôi rà đủ các tần số bạn cho và các số nhà quen thuộc khi tôi làm việc tại đây mà không liên lạc được với ai cả. Thành phố và tiểu khu đang cháy. Xăng tôi c̣n 300lbs.

- OK, Long Mă về Nha Trang đổ xăng chờ lệnh.

- Đổ xăng xong cho tàu phải đổ đầy cơm cho tôi mới chờ lệnh được.

- Nghe năm.

Tôi quay trở lại Nha Trang mà trong ḷng thấy mất mát nhiều quá. Tôi như con cá nằm trên thớt, lưỡi dao Cộng Sản sắp bập xuống rồi mà tôi không xoay sở được ǵ cả . ĐM mấy thằng VC có bao nhiêu món ngon vật lạ nó đều dành cả rồi. Đầu tiên là Ban Mê Thuộc nơi đất lành chim đậu, có cà phê ngon nhất nước, thịt rừng đủ loại lúc nào cũng có với giá rẻ rề. Tiếp đến là Kontum, nơi có giàn bầu nổi tiếng lúc nào cũng có trái non thơm phức chớ không có trái sồn sồn bao giờ.... Pleiku với nguyên một dăy phố cà phê đèn mờ, nhạc xập x́nh suốt đêm, mặt trời lên th́ đi ngủ. Rồi đến Huế có sông Hương với một bầy đ̣ nhỏ lắc lư chèo tới chèo lui suốt ngày lẫn đêm. Quán cơm ở Đập Đá có món tôm chua ăn với rau và thịt luộc tụi nó cũng dành mất rồi. Đà nẳng có món tré không nơi nào bắt chước được 100% và một dăy bê thui ở chợ Cồn, VC gặm mất cuối tháng ba. Hôm nay tụi nó xơi tái đôi chân mài của cô bán cà phê, thiếm xực luôn quán thịt cầy ngon số một. Tiếc quá.

Đến Nha Trang tôi gọi đài xin đáp, đổ đầy xăng và đem tàu về ụ đậu, quay đầu về hướng biển tức runway ở sau đuôi. Tôi tắt máy và phân vân không biết phải chọn một đĩa ḅ kho bánh ḿ ở câu lạc bộ 215 hay là tô hủ tiếu ở quán Thùy Dương. Tôi không thể ra cổng ăn cơm được v́ mấy ngày nay dân và đủ mọi sắc lính tập trung ngoài cổng sân bay nhiều quá, quân cảnh kiểm soát rất gắt, ra vô khó khăn lắm. Tôi đang cân nhắc lợi hại giữa đĩa ḅ kho và tô hủ tiếu th́ bỗng nghe tiếng súng nổ vang. Tôi giật ḿnh nhảy xuống khỏi tàu. Thằng cơ phi chụp cây M16 cùng tôi chạy đến cuối ụ để nh́n về hướng Không Đoàn. Hàng trăm người , áo màu của dân lẫn áo xanh, áo rằn ri của lính đang chạy uà về dăy trực thăng mà tôi đang đậu. Thằng cơ phi hạ khẩu M16 xuống định bắn. Tôi đỡ ṇng súng lên và la : Mày bắn chết dân làm sao, lại tàu mau lên. Tôi phóng lên ghế lái và quay máy, chưa tới một phút là tôi đă đủ RPM để cất cánh. Quay lại phía sau tôi thấy trên tàu đầy nhóc lính phe ta có đến mười mấy tên. Nặng quá! làm sao lên nổi! Tôi bấm nút release hai bó rocket rớt cạch cạch xuống đường. Nh́n ra ngoài tôi thấy hai thằng lính có lẽ là lính phi đạo, đang cầm hai cây M16 chắc là tụi nó thấy tàu gun mà chở đông quá nên không dám lên. Tôi bấm máy gọi thằng cơ phi : Mày nắm đầu hai thằng đó kéo lên tàu, không th́ ḿnh lên nó sẽ bắn đó!. Thằng cơ phi lại nắm cổ hai ông con kéo lên tàu. Tôi kéo collective lên, tàu nặng quá tuột tua, tôi phải nhồi mấy cái nó mới lên được khỏi ụ. Vừa trống tầm mắt tôi thấy một chiếc UH-1(hướng 4 giờ của tôi ) nhào đầu vô ụ găy làm đôi. Xa hơn một chút, gần runway, một chiếc UH khác lăn tṛn trên mặt đường như con cá lóc bị đập đầu bốc khói bụi mịt mù. Tôi đẩy tàu tới bay ngang qua ụ đậu về hướng biển. Được khoảng 70 mét th́ trước mặt tôi một đường 3 giây điện cao thế chắn ngang cao quá . Tôi không c̣n kịp suy nghĩ ǵ cả, bởi v́ nếu suy nghĩ chần chờ th́ chiếc tàu nhào vô đường giây điện rớt cháy chết hết cả tàu rồi. Phản xạ tự nhiên, chắc là các bài học ở trường bay đă nhập tâm bây giờ tự động phát ra. Tôi đạp mạnh pedal phải. Tàu mất đi lực cản của cánh đuôi nên quay đầu về phải song song với đường giây điện, đồng thời cánh quạt chính có thêm được sức nâng bốc lên được một chút vừa đủ lướt ngang qua đường giây điện như một lực sĩ nhảy cao. Chờ cho có khoảng cách clear cái đuôi tôi đạp mạnh pedal trái, tàu quay đầu trở lại, ch́m xuống một chút rồi tà tà bay tới. Thế là nguyên một hàng dương từ đó ra tới biển bị cánh quạt của tôi chém bay hết ngọn. Ra tới gần bờ biển, lại thêm một đường giây điện cao thế khác. Lúc nầy tàu tôi được 60 knots rồi. Tôi không dám kéo thêm collective, tàu nặng quá kéo nữa sẽ bị tuột tua. Tôi b́nh tĩnh g̣ nhẹ cyclic về phía sau : giảm tốc độ để lấy cao dộ đó mà. Thế là tôi qua khỏi đường giây điện ngon hơ. (Tôi kể đoạn này chắc chỉ có mấy thầy trực thăng như Phong bụng, Hưng vệ sinh, Thụy mụn, Danh sữa, Luật cọp. Ṭng vịt bông v.v.. hiểu ra ngay là tôi muốn nói cái ǵ . C̣n quí ông anh khác chắc là rủa rằng : thằng này xạo ke ..).

Vừa qua khỏi đường giây điện tôi cắm đầu tàu xuống để lấy nhanh tốc độ, đồng thời quẹo qua phải dọc theo bờ biển. Trước mặt tôi khoảng 300 mét là hai chiếc Chinook. Tôi thấy từ hai chiếc Chinook thỉnh thoảng có một chấm đen đen rớt xuống biển. Tôi rủa thầm 2 thằng Chinook quăng đồ ǵ kỳ quá. Quan sát kỹ tôi thấy không phải đồ mà là người ta, vừa rớt tay chân vừa quơ loạn lên trong không khí . Chinook bay càng nhanh người ta rớt xuống càng nhiều . Bổng tôi nghe trong earphone tiếng khóc than : Trời ơi, con vợ tôi kẹt lại Nha Trang rồi, Ông cho tôi xuống đi. Tôi biết ngay là thằng cơ phi, năy giờ qua mấy cú thoát chết trong đường tơ kẽ tóc nó điếng quá nên khóc không nổi. Bây giờ cơn nguy đă qua, nó nhớ vợ bỏ tiếc quá nên bật ra tiếng khóc than. Tôi bấm máy : ĐM mày có im không. Vợ mày mai mốt mày về, mất màu đi đâu mà sợ. Coi người ta rớt chết như sung kia kià. Năy giờ bị đám khách lấn ra sau nên nó không thấy ǵ phía trước. Nghe tôi nói nó ngoái cổ nh́n, thấy kinh khủng quá nên im luôn. Hai chiếc Chinook bay càng lúc càng nhanh, bao nhiêu người bám chung quanh chịu không nổi sức gió đẩy nên đều rớt hết xuống biển. Tụi nó vẫn b́nh thản lấy cao độ bay thẳng về phiá nam mất dạng. Trong đời sao có những thằng tàn nhẫn như vậy!. Trong lúc cấp bách người ta đeo theo tàu, ra khỏi sân bay tức là hết nguy hiểm rồi, tại sao không đáp xuống băi biển hay băi đất trống nào đó cho người ta xuống hoặc vô bên trong. Nỡ ḷng nào bay luôn cho bao nhiêu sinh mang con người làm mồi cho cá. Hai chiếc Chinook nầy chắc chắn không có ông anh Dương Thành của tôi v́ anh hiền lành đức độ dễ ǵ chuyện ác vậy mà anh làm (kỳ tới gặp lại nhớ cho tụi nầy chai rượu nghe cha, mới nâng bi ông một phát đó, đă không ?).

Tôi bỏ hai chiếc Chinook, ṿng qua phía tây của sân bay Nha Trang . Tôi nh́n xuống sân bay th́ thấy một cảnh rất là hỗn loạn. Vừa dân vừa lính chạy loạn cào cào như một lũ điên. Giống như ta cầm cây quơ trong ổ kiến, tụi nó chạy lung tung không phương hướng ǵ cả. Trứơc trạm Hàng Không Quân Sư một chiếc C130 đậu mà người ta bu quanh đến cả ngàn người. Chiếc C130 này dù có nhúc nhích cũng khó, nói ǵ đến cất cánh. Tôi gọi Phi Vân khản cả cổ mà chẳng ai lên tiếng . Tôi chửi luôn cũng không ai trả lời , trả vốn ǵ cả. Bỗng tôi nghe tiếng ông Thiếu tá Phi đoàn phó trong tần số nội bộ UHF :

- Hoành, mầy nghe tao không ?

- Tôi đang nghe đây, Thiếu tá.

- Hợp đoàn mầy đâu rồi ?

- Hợp đoàn ǵ nữa! Hai thằng slick c̣n làm ngoài Dục Mỹ. Hai gun và một slick về đây lấy xăng , gặp loạn tôi bay lên chút nữa chết rồi đó ông ơi. Thằng gun 2 và slick lên chưa tôi không nghe được tụi nó.

Thằng gun 2 lên tiếng : Tụi tôi đang đổ xăng th́ súng nổ, tôi bốc lên liền vậy mà 5 thằng nhảy lên hồi nào không hay.

Ông Phi đoàn phó : Hoành mầy dẫn tụi nó về Phan Rang, tao ở lại cố liên lạc với Không Đoàn rồi xuống đó sau.

Tôi gọi gun 2 hẹn gặp nhau trên quán số 1 để cùng nhau xuống Phan Rang.

Tôi bay về đầu tây bắc của Phi trường. Nh́n xuống khu Trung Tâm Huấn Luyện thấy vắng lắm không có vẻ ǵ đánh đấm cả. Kià là mấy dăy nhà cây hai tầng mà lúc c̣n khoá sinh 69A tôi đă ở. Kià là hàng dương lúc tôi c̣n huấn nhục mới cao ngang ngực mà bây giờ cao tới nóc nhà rồi. Ḱa là phạn xá lợp tôn, nơi tôi muốn vô phải chào kính, xưng tên rồi đi cơ bản thao diển đến chỗ ngồi. Suất ăn chủ yếu là cơm, thịt cá chỉ là hoa hoè trang trí thôi, đôi khi ăn cơm với nước trà vậy mà ai cũng mập mạnh lắm. Hôm nay khu ở của khoá sinh vắng vẻ quá , b́nh thường phải có người đi tới đi lui c̣n bây giờ chẳng có ma nào cả.

Qua khỏi TTHLKQ là khu nhà lụp xụp rồi tới phố . Kià Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Khánh Hoà c̣n nguyên. Trên cột cờ vẫn c̣n phất phới lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi không thể lầm Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Khánh Hoà được v́ ngay bên cạnh là quán gỏi ḷng ḅ quen thuộc có hũ rượu thuốc uống không bao giờ cạn.

Phố Nha Trang người ta đi lai nhộn nhip , hoàn toàn không thấy dấu hiệu ǵ VC đang tấn công cả.

Đến trên quán số 1 th́ tôi thấy gun 2 và slick xa xa ngoài biển . Tôi bấm máy nói với copil: Hai thằng đó bay chắc cú quá, ngoài biển đâu có VC bắn tụi nó. Tôi gọi hai ông con bay vô rồi cùng nhau lấy hướng nam về Phan Rang. Ngang qua sân bay Nha Trang tôi chợt nhớ tài sản tôi c̣n để nguyên trong tủ sắt ở Phi Đoàn, luôn cả chiếc Honda làm chân để ở nhà xe nữa. Thế là tôi mất tất cả. Lâu nay tôi đă nghèo, bây giờ càng mạt rệp, sạch sành sanh cả rồi. Vừa buồn v́ mất của, vừa mệt, đói và khát, tôi giao tay lái cho copil rồi ngă lưng vào ghế lái, tôi thấy ră rời chán nản tột cùng. Tôi xuống tới Phan Rang th́ cả chục ông anh lanh tay lẹ chân hơn tôi đă ở đó lúc nào không rỏ.

Đài kiểm soát Phan Rang rất ác, nhất định không cho tụi tôi đáp ở phía tây phi đạo, tức là khu có quán ăn uống, bắt chúng tôi phải đậu ở phía đông toàn là sân xi măng, cỏ và kẽm gai , chẳng có ǵ lót dạ cả. Đường qua phía tây xa quá, có đi bộ chắc là xỉu dọc đường. Chẳng biết liên lạc với ai để xin tiếp tế. Tội nghiệp cho thằng tôi đă làm hàng ngàn chuyến tiếp tế mà bây giờ xin một bịch gạo sấy, môt gói ḿ, một ca nước cũng không có.

Tôi đi ṿng ṿng cả chục chiếc tàu mà không ai có ǵ xin đỡ cho qua cơn đói khát. Tôi quay trở lại tàu. Đám khách không mời ngồi ĺ trên tàu không thèm xuống, chắc họ sợ rời tàu, tôi quay máy bay đi họ leo lên không kịp. Giữa đám Không Quân có một anh Thiếu uư Bộ Binh. Tôi hỏi anh ta: Anh ở đơn vị nào mà ở đây? Một Trung sĩ già Không Quân trả lời thay: Dạ em tôi đó Đại uư xin ông cho nó quá giang.

- Quá giang ǵ mà quá giang , anh biết tôi đi đâu không mà quá giang?

Cả đám nhao nhao: Đại uư đi đâu tụi em theo đó!

Tôi nhận ra đám nầy đă tiên đoán t́nh h́nh từ trước. Có chuẩn bị cả rồi nên vừa có động là phóng lên chiếc tàu nào gần nhất. Tôi thấy ḿnh ngu quá. Ngày này qua ngày khác bị thằng Phi Vân quay như chong chóng, hết lên rồi xuống, hết xuống lại lên không tiên liệu điều ǵ hết nên đến lúc động th́ mất sạch.

Ông Phi đoàn phó đáp, tiếp theo là hai thằng đi cho Lữ đoàn 3 Dù. Ông Phi đoàn phó nói: Tao liên lạc được với Đại tá Không Đoàn Trưởng rồi, chút nửa ổng sẽ qua đây.

Tôi hỏi: Thiếu tá có xin được chút ǵ cho anh em ăn đỡ không ? Hay là mượn một chiếc xe tụi tôi đi ăn cũng được.

- Tụi mầy chờ đó, chút nữa ổng qua rồi tính.

Cả tiếng sau ông Đại tá tới. Tội nghiệp nước da ổng ngâm đen bây giờ đen thui rồi chớ ngâm ǵ nữa. Giữa trời nắng gắt mà ổng không có cái nón để che cái trán hói.

Xe jeep vừa đậu th́ cả đám bu lại. Ổng bảo :

- Tôi đă liên lạc về Nha Trang rồi , bây giờ sân bay lập lại trật tự được rời. Một số đông anh em KQ thuộc Sư Đoàn và TTHLKQ đang tập trung tại sân cờ của Không đoàn.

Tất cả anh em phải bay về NhaTrang rước đồng đội của chúng ta về đây. Tàu gun th́ bỏ đạn và rocket cho nhẹ mà chở người , tần số liên lạc là đài kiểm soát Phan Rang, tôi sẽ ở đó.

Nói xong ông rồ máy chạy thẳng , không kịp cho đám lính đói xin ăn.

Ông Phi đ̣an phó ngoắc tôi lại ra lịnh:

- Tụi ḿnh sẽ đáp một hàng dọc cùng một lúc , đáp từng chiếc tụi nó ùa lên sẽ không cất cánh nổi . Đáp xa đám đông để có th́ giờ xoay sở . Không được bắn . Nếu có súng bắn trúng bất cứ chiếc nào trong hợp đoàn th́ quay trở lại Phan Rang không đi nữa . Thằng T mày đi chót lănh nhiệm vụ rescue , chở 4,5 người thôi để chiếc nào gặp nạn th́ mày xuống cứu . Xong, tất cả về tàu chuẩn bị đi.

Năn nỉ măi đám khách của tôi mới chịu rời tàu và phụ đẩy mấy thùng đạn xuống đất. Thằng xạ thủ của tôi để lại mỗi cây minigun một dây đạn chừng sải tay. Tôi bảo nó: súng nầy mà mầy để bao nhiêu đạn nó chỉ ho một cái là hết. Mày bỏ đi, để nó ṭng teng gió đánh văng trúng cánh đuôi th́ tụi ḿnh đi đái hết. Tàu của ḿnh không có cửa nên tụi nó dễ ùa lên lắm. Mày nhắm chừng khoảng 12,13 người lên tàu rồi th́ đừng cho lên nữa. Bất cứ t́nh huống nào mầy cũng ngồi trên tàu, mày xuống đất tao hốt lên bất tử, mày kẹt lại tao sẽ bỏ luôn đó. Nhớ nghe.

Thế là cả hợp đoàn mười mấy chiếc trở về Nha Trang để đón lính di tản. Công việc tương đối êm. Xong líp thứ ba th́ tôi đói và khát quá, từ sáng tới giờ khoảng 5 giờ chiều mà trong bụng tôi có ǵ đâu. Tôi thấy Trung uư C. tàu của nó cột cánh lại chẳng đi rước ai cả nó đang ngồi nh́n trời hiu quạnh. Tôi bay rề lại, nó bắt buộc phải chú ư tới tôi v́ bị gió và cát thổi tung vào mặt.

Tôi ngoắc nó lại hỏi : Ê, tàu của mầy sao vậy?

- Engine chip detector cháy.

- Tao mệt quá rồi, mày lên tàu nầy bay dùm tao, chắc một líp ni74a là xong. Làm ơn đi mày.

Nó không biết tôi nói dóc nên nhận lời . Nó vừa nhận lời là tôi lẹ làng tuột xuống khỏi ghế, sợ nó đổi ư. Tôi không biết nó làm mấy líp chỉ nhớ khi nó trả tàu cho tôi th́ trời vừa tối.

Một chiếc xe jeep từ hướng tây chạy qua. Tôi rủa thầm: ĐM chuyến nầy mà không có đồ ăn, nước uống tao sẽ cướp xe. May quá, trên xe jeep có hàng trăm gói ḿ và gạo sấy. Một cái nồi nhôm to tuớng đựng nước uống, chắc là mới mượn của nhà bếp nào đây nên váng mỡ nổi đầy trên mặt nước. Kệ mẹ, có nước là quí rồi. Tôi chộp ngay hai gói ḿ, bỏ vào túi một gói, xé ngay một gói nhai rao ráo, chẳng cần đun nấu ǵ cả. Tôi nhớ có một quới nhơn nào đó đưa cho tôi một cái ca nhà binh. Tôi chen vào múc ngay một ca nước đầy uống một hơi hết ca, chơi thêm một ca nữa sơ cua rồi tà tà đi về tàu. Tôi xé luôn gói ḿ thứ hai tính làm luôn cho tiện việc sổ sách. Tôi mới nhai được nửa gói ḿ th́ ơ ḱa sao cái bụng nó râm râm đau. Tôi nghi là tại nước dơ? hay là tại gói ḿ khô mới vô gặp ca nước nên nở ra lẹ quá làm ngộp mấy con lăi. Tôi cất kỹ nửa gói ḿ c̣n lại, t́m chổ ngă lưng cái đă... Đám khách của tôi vẫn kiên tŕ bám trụ đầy nhóc trên tàu. Tôi đành phải nằm trên nên xi măng, gác đầu trên càng tàu. Trên trời đă có mấy v́ sao lấp lánh. Tôi không quen nằm trên nền xi măng nên lưng đau quá. Nhất là cái đầu gác trên càng UH không có tư thế nào êm cả. Tôi rút cái calô để gối đầu, cấn cái lon đại úy quá. Tôi nổi cáu gỡ 3 cái bông mai ném vào bụi cỏ gần đó. Thằng copil chọc quê:

- Ba cái bông mai mà chê sao quăng đi vậy ông.

- Đại tá cũng chết cú nầy, đại úy nhằm nḥ ǵ mậy. Ê mày c̣n thuốc không cho tao xin một điếu coi.

Nó rút ra một gói con mèo không đầu lọc, c̣n đúng hai điếu, nó chia cho tôi một điếu. Rít một hơi thuốc dài, tôi thấy đắng quá! Một bầu tâm sự năo ḷng, hay là mệt quá, hay là cái ǵ khác nữa.. sao hút thuốc con mèo đắng quá vậy! Tôi rít một hơi nữa xem sao, chẳng ngon hơn chút nào. Tôi thấy đám khách nh́n tôi có vẻ thèm. Tôi hỏi :

- Có anh nào hút thuốc không?

Cả đám nhao nhao: Dạ em, dạ em.

Tôi đưa điếu thuốc cho bàn tay gần nhất. Nó run run đưa điếu thuốc lên môi rồi rít một hơi quá dài. Điếu thuốc ló ra một cục than đỏ rực. Nó tính tham lam làm tiếp hơi thứ hai nhưng không kịp nữa rồi, một bàn tay đưa ra kẹp lấy điếu thuốc trên môi tên đang hút. Chàng thứ hai làm một hơi dài không kém chàng thứ nhất. Đến chàng thứ ba th́ điếu thuốc gần hết rồi. Chàng thứ tư th́ điếu thuốc không c̣n đủ dài để kẹp giữa hai ngón tay, nó cầm điếu thuốc bằng hai đầu ngón tay, cầm một chút xíu thôi vừa đủ cho khỏi rớt rồi đưa lên rít. Tôi thấy đầu than đỏ từ từ chạy đến tận môi anh ta phun phèo một cái rồi đưa tay quẹt mỏ lia lịa, chắc là nóng lắm. Tôi lấy làm lạ, chàng nầy nuốt khói hết sao mà không thấy ph́ ra. A ! kia rồi! Rất từ từ anh ta nhả khói bằng hai lỗ mũi, mắt lim dim lộ vẻ khoái lắm.

Tôi nằm xuống mà ḷng buồn bực quá. Đơn vị gần như tan ră cả rồi. Cuộc đời binh nghiệp tiêu tan. Tiếc cho cả chục can mồ hôi lúc c̣n ở quân trường khoá 69A. Những ngày trực gác, bay bổng ở phi đoàn, vào sanh ra tử rốt cuộc là công cốc. Cấp bực lên như diều gặp gió, lấy một mai, hai mai rồi ba mai dễ như khều mà bay giờ mất trắng. Ngoài bộ đồ bay đang mặc, h́nh như không có thứ ǵ đổi được một xị rượu thuốc! Trằn trọc một hồi tôi ngủ quên lúc nào không rơ.

Khi thức dậy th́ đă hơn 4 giờ sáng. Đám khách của tôi vẫn c̣n ngủ ngồi trên tàu. Nh́n qua các tàu khác tôi thấy từng nhóm tụ nhau đấu láo. Tôi đi ṿng ṿng nghe ngóng t́nh h́nh, không có tin tức ǵ lạc quan cả. Đất nước càng ngày càng thu hẹp quá nhanh. Cộng quân chiếm lấy như vào chỗ không người. Quân ta chưa đánh đă thua.

Trời dần sáng. Tôi rủ thằng copil cầm theo cây M16 đi t́m coi có con nào nhúc nhích, chẳng hạn như thỏ, mèo, rắn rùa ǵ đó.. bắn đem về nướng lên làm bữa điểm tâm. Chẳng có con nào ngu như tụi tôi, tụi nó lủi về chốn an toàn từ lâu rồi.

Mặt trời đă lên khỏi ngọn cây. Ông Phi đoàn phó được một chiếc xe jeep chở qua. Tôi ngạc nhiên ông này qua phía tây lúc nào hay quá vậy.

Ông gom tụi tôi lại rồi nói:

- Mấy chú check tàu đi , chút nửa Không Đoàn Trưởng sẽ có lịnh xuống.

Tôi hối copil và cơ phi check tàu. Tôi tự hỏi: Đi đâu đây? Ra hướng bắc th́ Nha Trang mất rồi, vào nam bỏ vùng đất quê hương của tông tông sao được!

Ông Không Đoàn Trưởng không qua bằng xe jeep mà ông bay qua bằng L19. Ông bay thấp rồi ra dấu mở máy nghe lịnh.

Tôi phóng lên ghế lái, đội nón và mở máy ra nghe. Ông KĐT ra lịnh tất cả về sân bay Tân Sơn Nhất, vùng nầy sẽ có đơn vị khác đến thay thế. Khá lắm, trong các hướng chỉ có hướng về Sá g̣n là tạm được.

Tôi đi lại tàu thằng T. hỏi:

- Tàu mầy động cơ có mạt sắt, mầy có bay được về Saigon không?

- Chắc được , tao ráng.

Tôi rủa thầm : ĐM thằng này xạo, động cơ có mạt sắt mà ráng nỗi ǵ. Lúc ḥa b́nh cho tiền mày cũng không dám bay, bây giờ về Ság̣n mầy nói ráng đươc, hôm qua mầy xạo để ngồi nghỉ, trong khi tao ôm bụng đói đi bay. Trong Quân Đội tôi gặp nhiều thằng láu cá vặt mà thằng nầy là số một.

Tôi trở về tàu quay máy. Rồi từng chiếc cất cánh, gom lại thành từng toán 3 chiếc 1. Chúng tôi thẳng xuống Vủng Tàu rồi lấy hướng vô Sài g̣n. Phải tránh khu Long Khánh đang đánh nhau dữ lắm.

Đến Tân Sơn Nhất đă hơn 11 giờ trưa. Trực thăng đậu nhiều quá ở W6. Tàu của Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 6 rồi bây giờ tới Sư Đoàn 2. T́m được môt chỗ đậu khá khó khăn. Đậu được rồi tôi cúp ga, tắt máy và cảm thấy đây là lần cuối cùng tôi bay trên chiếc UH-1. Tôi ngồi trên ghế lái mà tiếc ngẩn, tiếc ngơ.

Em UH ơi từ nay chắc vĩnh biệt em rồi. Xa em anh đau như bị bồ đá. Buồn ơi là buồn. Gần ba ngàn giờ anh hủ hỉ với em. Lúc trời trong gió lặng, khi mưa to gió lớn, ngày cũng như đêm ta cùng vượt qua bao gian nan nguy hiểm. Có lúc anh bị thương ông Phi Đoàn Trưởng cho anh đổi ghế qua chơi với chị nái xề Chinook. Anh thẳng thắn từ chối, một ḷng một dạ ở lại với em. Thế mà bây giờ ta phải xa nhau vĩnh viễn, sự thực hay là giấc mộng đây. Anh thử kéo collective, quậy cyclic cánh em vẫn nhúc nhích kia mà mơ làm sao được. Sự thực quá phủ phàng.

Nhớ ngày nào anh là SVSQ đi học lái làm quen với em. Anh thấy ngay em như cô gái ngoan hiền tuyệt vời. Đến bây giờ anh là Đại Úy bực thầy trong nghệ thuật đưa em lên xuống, đi khắp mọi nơi: trong góc rừng sâu, trên đỉnh núi cao chỗ nào anh cũng không ngại ǵ cả. Em mà có giở chứng, anh thừa sức bắt em phải ngoan đó là nhờ anh biết em rất rơ, từ đầu đến đuôi, từ trên xuống dưới, từ nước sơn đến bộ đồ ḷng. Suốt mấy năm trời hủ hỉ với nhau em chỉ chứng có một lần, lần đó thằng Hiệp nó cháp đuôi em, em quăng anh xuống đất một cái quá nặng làm anh nằm nhà thương hết 6 tháng.

Xa em anh nhớ quá chừng, nhớ từng đặc tính và khả năng của em. Anh nhớ em có cái b́nh battery bằng nicken-cadium, 19cells, 24 volt dc, giá 480 đô. Khi anh bấm start máy th́ em phải c̣n tối thiểu 12 volt nếu thấp hơn th́ em không cầm hơi, phải nhờ đến APU. Nhớ đường kính cánh em là 57 feet có lẻ. Anh cưng em lắm nên lúc nào cũng t́m chỗ rộng cho em nghỉ. Về đến sân bay phải đưa em vô ụ đàng hoàng, sợ tụi VC pháo em sẽ bị sứt càng, găy gọng. Anh nhớ em ưa xài loại dầu hydraulic 5808 và dùng nhớt loại 23669. Anh nhớ máy của em có sức đến 1250 mă lực, nhưng hộp số chỉ chịu được 1100 mă lực mà thôi. Cho nên khi bay làm việc chung với tụi Cobra th́ em cho anh hửi khói tụi nó. Em bay được 120 knots, đó là lư thuyết nói nghe chơi chớ bay cỡ đó em run dữ lắm.

Em có tất cả 42 cái mặt (phi cụ) lớn nhỏ. Cái nào cũng có ích chớ chẳng có cái nào để làm duyên làm dáng. Bằng ấy thứ em đủ đưa anh đi mọi nơi. Đêm hôm tăm tối hay mưa gió ǵ cũng không ngại. Tuy nhiên đi đêm với em th́ anh đi chớ vô mây với em th́ anh không thèm. Vô mây anh đâu c̣n thấy trời đất ǵ nửa, lúc đó em dở chứng nằm xấp th́ chết anh rồi. Tạo hoá mủi lơ tạo ra em nằm ngửa th́ cứ thế làm tới, em không có khả năng nằm xấp. Bởi vậy có lúc anh ghen với mấy thằng bay F-5, A-37. Tụi nó chơi đủ kiểu: xấp, ngửa, nghiêng ,dựng đứng ǵ đều được cả. Anh nhớ em có cái compass cho anh biết đông tây nam bắc. Có cái attitude cho anh biết đang ngẩng đầu lên hay cắm xuống, cho anh biết đang nghiêng em bao nhiêu độ. Anh không bao giờ nghiêng em đến 90 độ cả v́ cỡ đó em sẽ nhào xuống đất, tụi ḿnh sẽ nát như tương. Anh nhớ em có cái altitude cho anh biết đang cao bao nhiêu để tránh cái deadmanzone, an toàn hơn anh lên 2000 feet, thêm 1000 feet cho vợ anh là 3000 ngàn, 1000 feet cho con nữa là 4000 feet. Đi 4000 feet trở lên là tốt nhất an toàn mát mẻ. Em có cái kim nhỏ chỉ tốc độ em đi xuống. Thường em chỉ chịu 1500feet/phút mà thôi. Nhưng khi rước toán với tốc độ nầy dễ ăn đạn của VC lắm. Để xuống cho lẹ anh phải giảm tua em c̣n 5800, đạp cho em out of trim rồi cắm đầu em xuống. Kiểu nầy VC khó bắn lắm. Em có cái đồng hồ chỉ torque, cho anh biết đang xài em cỡ nào, thường th́ chỉ 50psi mà thôi đến 65psi phải báo cho kỹ thuật coi lại bộ đồ ḷng của em. Tuy nhiên khi vô vùng bị bắn rát quá, th́ bằng mọi cách có khi rất hung bạo để đưa em về an toàn, có rảnh mắt đâu mà coi torque bao nhiêu. Bởi vậy có nhiều em coi tốt mă mà yếu x́u, bịnh hoạn hoài. Em có cái đồng hồ xăng cho anh biết em c̣n bao nhiêu trong b́nh. Khi gần hết em sẽ báo 20 phút. Nhưng anh không tin em đâu , em báo 20 phút mà mới có 5 phút em nghỉ chơi th́ khổ anh lắm. Lúc em muốn bịnh th́ báo đèn cho anh biết, nếu anh làm ngơ em sẻ ré lên như xe cứu hoả. Em c̣n nhiều và nhiều thứ khác nửa.

Vỉnh biệt em UH1 thân yêu. VC vào đây sẽ xài em. C̣n anh khi xa em đời anh sẽ tuột dốc không phanh, tương lai đen như cái quần lănh Tân Châu. Ơ kià, xe hậu trạm vào đưa người ra cổng chuyến chót, đến giờ anh phải đi rồi, một lần nữa vĩnh biệt em UH thân yêu.

Tôi rời khỏi ghế lái, đóng cửa lại, lầm lũi đi về xe hậu trạm mà không dám nh́n lại.

Phi vụ cuối cùng chấm dứt ở đây.


Pilot dỏm.

54 giờ trong rừng Bảo Lộc


( Một phi vụ xảy ra 35 năm về trước.)

PCK (Thần Chùy - Long Mă)

Một giấc mơ hăi hùng đến với tôi trong đêm...

Tôi đi lạc giữa rừng núi cao nguyên, sương lạnh và giá rét, người bạn bên cạnh tôi rên xiết v́ những vết thương đang hành, anh níu lấy cánh tay tôi và lê từng bước một cách khó khăn. Tôi cũng bị thương nhưng có lẽ nhẹ hơn. Hai người chúng tôi cùng d́u nhau đi trong bóng đêm, cố t́m lối thoát và lẩn tránh kẻ thù...

Một tiếng sấm ngoài trời làm tôi giật ḿnh thức giấc. Bừng mắt dậy, tôi biết đó không phải là một giấc mơ - hay nói một cách chính xác hơn, giấc mơ ấy chính là những ǵ đă xảy ra trong đời binh nghiệp của tôi 35 năm về trước.

Không hiểu người bạn Lư Thường K. đă cùng đi với tôi trong khu rừng năm ấy, giờ phiêu bạc nơi đâu? C̣n hay mất? Sáng hôm sau, tôi vội vàng lên "net" gửi đi khắp nơi với hy vọng mong manh sẽ nhận được vài tin tức về anh...

Câu chuyện ấy đă được nhà báo Anh Tử thuật lại trên nhật báo Chính Luận trong ṿng một tuần lễ với tựa đề: "36 giờ trong rừng Bảo Lộc".

Hôm nay, đúng 35 năm sau, tôi cũng thuật lại chuyện này, nhưng dài hơn: "54 giờ trong rừng Bảo Lộc".

* * *

Sau khi măn khóa trực thăng H-34 tại Fort Rucker, Hoa Kỳ, tháng 6 năm 1966, bốn hoa tiêu trực thăng về tŕnh diện Bộ Tư Lệnh Không Quân. Nguyễn Chính T. và tôi PCK bốc thăm về Phi đoàn 211 (Thần Chùy) - Không Đoàn 33 Chiến Thuật, thời gian này Phi đoàn trưởng là Đại Úy Nguyễn Hữu Hậu và Phi đoàn phó là Đại Úy Nguyễn Kim Bông.

Sau một thời gian bay bổng, hành quân đổ bộ, trực tải thương đêm, tôi đă có một số kinh nghiệm chiến trường...

Hôm đó, cũng như mọi ngày, trước khi rời phần sở, tôi lên Pḥng hành quân để nhận công tác cho ngày hôm sau, và được biết là phải có mặt sớm để thi hành phi vụ VIP đi Bảo Lộc. Trung Úy L.T.K là trưởng phi cơ, tôi hoa tiêu phó, cùng với Trung Sĩ Lê Ngọc Hồ cơ khí viên phi hành, chở phái đoàn Bộ Xă Hội đi khánh thành Đại Học Nông Lâm Súc tại Bảo Lộc.

Sau khi nhét hai gói Lucky Strike trong túi theo thói quen, tôi tới đúng giờ để nhận công tác. "Check weather" chúng tôi được biết thời tiết tại Bảo Lộc không được tốt lắm. Tiền phi xong, chúng tôi mang phi cơ sang sân VIP nằm bên phi cảng dân sự để đón phái đoàn của Bộ Xă Hội do Ông Nguyễn Văn Học (Bộ trưởng) hướng dẫn. Cùng đi c̣n có một Bác sĩ cố vấn người Thụy Điển, phóng viên Anh Tử của báo Chính Luận, ngoài ra c̣n có con trai Ông Bộ trưởng, một sinh viên cũng đi theo. Phi hành đoàn và phái đoàn tổng cộng 13 người!

8 giờ 30 sáng, phi cơ cất cánh, lấy cao độ, trực chỉ Bảo Lộc, qua khỏi Định Quán, lờ mờ bên dưới (đó là điểm check point) trời bắt đầu có sương mù, mây bắt đầu dầy, được báo ở Bảo Lộc thời tiết khả quan hơn, tơi nơi chúng tôi sẽ kiếm "lỗ" chui xuống. Bay trên mây, gió lạnh cao nguyên luồn vào buồng lái, tôi đốt điếu thuốc Lucky, kéo một hơi dài và cảm thấy rất ấm áp, phấn khởi với dự tính một chuyến đi lư thú tại Bảo Lộc, khác với những phi vụ hành quân, tản thương hay bay đêm...

Đang miên man với những ư nghĩ yên lành, bỗng nhiên tiếng động cơ của trực thăng "ho" lên vài tiếng, đánh thức sự cảnh giác của chúng tôi. Đẩy cần "mixture" lên "full", check kỹ lại những đồng hồ phi cụ, máy bay vẫn tiếp tục "ho". Ṿng quay của máy (RPM) không được b́nh thường và phi cơ mất cao độ từ từ...

Chúng tôi lọt vào đám mây, Trung Sĩ Hồ bấm intercom báo cáo t́nh trạng hành khách đă tỏ ra hơi mất b́nh tĩnh. Anh L.T.K. bay instrument quẹo lại. lấy hướng trở lại Định Quán, tôi cố theo dơi các đồng hồ và nh́n một màu mây mù xám đặc vây quanh. Lúc đó chúng tôi rất b́nh tĩnh, nh́n nhau với đôi mắt sáng quắc, sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc... Cao độ vẫn mất từ từ, có những lúc tôi cảm thấy tiếng động cơ im lặng hẳn rồi lại nổ trở lại rất nhanh.

Bỗng nhiên một màu xanh thẫm như một tấm màn bao phủ trước mũi phi cơ tới rất gần. Có lẽ lúc đó anh K. không nh́n thấy v́ c̣n đang cặm cụi với những đồng hồ phi cụ. Tôi vội chụp vào cần lái, ấn intercom và hét to lên cho anh K. biết là "NÚI" và dùng động tác "Emergency: Force landing - "Flare" để "Touch down" (một phản xạ chớp nhoáng tự nhiên trong nghề).

Một tiếng ầm dữ dội pha lẫn với tiếng la hét của 13 người cùng với tiếng đổ ngă của cây cối, tiếng găy nát của 3 cánh quạt và thân phi cơ, xẩy ra trong tích tắc. Lúc đó lồng ngực tôi như bị tức nghẹn v́ sức va chạm quá mạnh, chân tay ră rời, ngồi trong tư thế nằm ngang, đầu chúi xuống những ngọn cỏ...

Tôi hít một hơi thật dài để trấn tĩnh. Tiếng người rên xiết, tiếng xăng chảy róc rách và mùi xăng nồng nặc khiến tôi trở nên sáng suốt hơn. Nh́n phía trên bên phải, tôi thấy L.T.K. c̣n đang kinh hoàng mở mắt nh́n tôi. Tôi quyết định phải rời phi cơ ngay v́ sợ phi cơ phát hỏa. Trong vị thế buồng lái nằm ngang về phía bên trái, đầu cắm xuống đất, anh K. nằm trên, th́ chỉ c̣n một lối thoát duy nhất là cửa sổ phía bên phải của Anh K.. Tôi cố gắng lắm mới gỡ được chân của Anh K. bị đè dưới ghế ngồi, sau khi mở seat belt của anh, tôi dùng hết sức đẩy Anh K. chui ra khỏi buồng lái và tôi ḅ ra sau.

Tôi quan sát thấy một phần đuôi của phi cơ bị treo ṭng teng trên một cây cổ thụ. Tôi tiến lại cabin hành khách leo vào th́ thấy Trung sĩ Hồ đă tử thương, đầu anh dù đội nón bay nhưng bị sức ép của ghế pilot từ trên dộng xuống, khiến đầu anh bị tụt hẳn vào trong thân người. Tôi c̣n đang bàng hoàng thương tiếc người đồng đội cùng phi hành đoàn th́ tiếng rên xiết đau đớn cùng với giọng nói Tây phương "Au secour" đă khiến tôi sực tỉnh, đó là Ông Bác sĩ người Thụy Điển.

Tôi quay đầu lại, một cảnh tượng thật hăi hùng, máu đỏ lênh láng trên sàn phi cơ, tôi tiến lại từng người để coi sóc họ, thấy tất cả bị thương rất nặng và đang rên xiết. Bỗng anh phóng viên Anh Tử chợt ngồi dậy, hoảng hốt nắm lấy tay tôi rồi dáo dác t́m kiếm máy ảnh và đồ nghề của anh nhưng không thấy. Tôi nhủ thầm: thật may mắn, c̣n một người không bị thương!

Hai chúng tôi kiểm lại số người: chỉ có 12, thiếu mất anh sinh viên con Ông Bộ Trưởng, có lẽ anh đă bị văng đi xa. Tôi và Anh tử chia nhau đi t́m kiếm nhưng không thấy. Trở lại th́ chân Anh K. đă sưng phù lên, có lẽ bị găy xương. Chúng tôi và Anh Tử bàn tính, mở bản đồ cố gắng chấm tọa độ và phương hướng.

Tôi quyết định đi một ḿnh xuống sườn núi, theo con suối nhỏ dẫn tới quốc lộ 20 (Sàig̣n -Bảo Lộc - Đà Lạt) trên đèo Blao, vùng Maragui, t́m phương tiện thông báo xin cứu cấp và chỉ định Anh Tử ở lại để coi sóc anh L.T.K. và những người bị thương. Nhưng cuối cùng Anh K. và Anh Tử nhất định đ̣i đi theo tôi.

Tôi trở lại băng bó cho các vị trong phái đoàn và căn dặn ở yên tại chỗ, tôi sẽ cố gắng đi kiếm cách liên lạc thật nhanh với các toán cấp cứu.

Lúc 3 chúng tôi bắt đầu cuộc hành tŕnh là vào khoảng 11 giờ trưa cùng ngày. Xuống hết sườn núi quả nhiên chúng tôi gặp con suối nhỏ, liền đi theo với hy vọng sẽ sớm ra đường lộ. Đi theo con suối c̣n có những lợi điểm, thứ nhất có nước uống (v́ thiếu ăn không sao nhưng thiếu nước là cả một vấn đề); thứ nh́ đi dưới suối sẽ không để lại dấu vết ǵ.

Chúng tôi di chuyển rất chậm chạp v́ Anh K. bị thương chân, đi rất khó khăn. Theo phương thức cứ một người đi nhanh mở đường, khoảng 20 phút th́ dừng lại, ngồi đợi người kia d́u hoặc cơng Anh K. tới. Cứ như thế thay phiên nhau, nếu gặp trở ngại th́ quay lại thông báo kịp thời.

Trên đường di chuyển, khoảng 4 giờ chiều cùng ngày, chúng tôi nh́n thấy vài lon "Ration C" đă khui, không biết của toán quân bạn hành quân hay của du kích Việt cộng?

Anh Tử thận trọng đưa ra ư kiến:

-Các anh nên lột bỏ lon là đi th́ hơn. Nếu không Việt cộng mà thấy th́ ăn nói làm sao?

Nghe câu nói của anh ta trong ḷng tôi vừa thấy khôi hài vừa đáng buồn!

Tôi và Anh K. chỉ cười rồi tiếp tục đi. Cắm cúi đi cả tiếng đồng hồ, khi trời nhá nhem tối, chúng tôi không thấy Anh Tử đâu nữa. Tôi hoang mang lo ngại, không biết anh có lọt vào tay địch hay làm mồi cho thú dữ không? Hay là anh tự ư tách riêng v́ sợ đi chung với hai thằng phi công sẽ bị liên lụy?!

Nhưng dù là thế nào đi nữa, chúng tôi cũng phải cẩn thận hơn. Tôi không dám đi dưới suối nữa mà cơng Anh K. lên triền núi, đi dọc theo bờ suối khoảng 50 mét. Lúc này th́ chân Anh K. đă sưng to, anh không đi được nữa, chỉ c̣n cách là tôi phải cơng anh mà thôi.

Trời tối đen như mực, giá lạnh của vùng núi xoáy vào người. Tôi t́m một nơi tương đối an toàn trong bụi rậm. Thời tiết núi rừng cao nguyên càng về đêm càng lạnh, hai hàm răng chúng tôi đánh vào nhau lạch cạch không ngừng. Tôi xé tấm nylon bọc bản đồ, tuy không được lớn cho lắm nhưng cũng đủ cho hai cái đầu chui vào. Với mục đích tiết kiệm, tôi chỉ đốt một điếu Lucky Strike cho cả hai hút chung. Khói thuốc đi sâu vào lồng ngực và tỏa ra trong thể tích bé nhỏ của bao nylon với hai cái đầu đă sưởi ấm chúng tôi phần nào.

Trong cơn đau, Anh K. "nghiến" (anh có biệt danh là "Nghiến" trong khoá 62KQ) ôm lấy tôi thều thào:

-Đừng bỏ tôi K. nhé, con trai tôi mới đầy tháng hôm qua, nó cần phải có cha!...

Tôi nhủ thầm trong bụng để tự trấn an ḿnh: Không thể có chuyện đó. Chúng ta nhất định sống để trở về!

Thế rồi, dù lạnh buốt chúng tôi cũng ngủ thiếp đi có lẽ v́ quá mệt nhọc và v́ đói. Rồi đêm hăi hùng cũng qua đi. Những tia sáng b́nh minh và tiếng chim hót buổi sáng đă đánh thức chúng tôi dậy, bắt đầu cho một ngày mới...

Sau khi đi lẫm lũi hàng giờ, chúng tôi tới một rừng đầy chuối. Tôi ngước nh́n lương thực mà Thượng Đế ban cho, đây rồi một buồng chuối chín vàng óng ánh. Tôi vội đặt Anh K. nằm xuống v́ cây cao quá, tay không thể với tới được, tôi t́m một cục đá nhọn và ngồi đẽo vào thân cây. Tới lúc chỉ cần xô nhẹ một cái là cây chuối ngă xuống

th́ một bầy khỉ không đông lắm, xuất hiện, và chúng bu lại để cướp lấy các trái chuối chín vàng. Không biết là chúng "cướp" của tôi hay chính tôi tới "cướp" của chúng, nhưng chúng c̣n để lại cho chúng tôi một số trái c̣n xanh. Tôi vội bẻ lấy và nhét đầy vào hai túi dưới áo bay để làm lương thực dự trữ. Tôi trở lại chỗ Anh K. nằm, chia nhau ăn. Những trái chuối hột vị rất chát và nước suối không thể coi là bữa ăn thịnh soạn nhưng ít nhất cũng giúp chúng tôi no nê và đủ sức tiếp tục lên đường...

Rồi một ngày nữa qua đi, đêm tối lại đến, tôi bắt đầu thấm mệt, lồng ngực tôi ê ẩm và da đă đổi thành màu tím đen. Đêm thứ hai, chúng tôi thiếp đi rất lâu, tới sáng thức dạy th́ toàn thân ră rời, nhưng v́ sự sống c̣n, chúng tôi tiếp tục lên đường.

Khoảng 10 giờ sáng, tôi chợt nghe thấy tiếng xe hơi chạy trên sườn núi phía trên. Mừng quá, tôi nói với Anh K. là chúng ḿnh phải leo lên để ra quốc lộ 20. Tôi kiếm một khúc cây dài để leo lên trước và tḥng cây xuống để kéo Anh K. lên. Cứ như vậy, trên sườn núi lau sậy mọc cao hơn 2 thước, chúng tôi đă leo lên được một khoảng khá xa, tiếng xe nghe càng gần hơn. Lúc đó mặt trời đă đứng bóng...

Tôi chợt nổi "da gà" v́ nghe thấy tiếng động cơ rất quen thuộc!

Đúng rồi! tiếng động cơ H-34. Tôi hét to lên. Chúng tôi nh́n nhau trong ḷng đầy xúc động, cùng quay đầu t́m hướng máy bay. Những chiếc trực thăng như những chấm nhỏ trên nền trời bắt đầu xuất hiện rồi từ từ tới gần. Tôi đă có thể nh́n thấy phù hiệu "Thần Chùy" của Phi đoàn và màu cờ của Không lực VNCH. Tôi vội đứng dậy, hăm hở dùng cây phang những ngọn lau chung quanh để lộ ra một khoảng trống, trong khi Anh K. dùng bao nylon làm động tác phản chiếu ánh sáng và phất lên để gây sự chú ư của máy bay (v́ phi vụ VIP nên chúng tôi đă xem thường không mang theo vũ khí cá nhân và những trang bị mưu sinh thoát hiểm).

Các đồng đội từ trên cao đă nh́n thấy chúng tôi. Một chiếc H-34 làm "low pass" ngang đầu và thả xuống một trái khói ngay gần chỗ chúng tôi, sau đó lắc cánh hướng dẫn xuống dưới thung lũng cách đó không xa, hai chúng tôi trườn lên trên bụi cỏ lau và lăn xuống ngay nơi chiếc H-34 đang "hover" chờ đón.

Ngước lên, tôi nhận ra Anh Hoan, tự Hoan "heo", đang vẫy tay cười và kéo chúng tôi lên, và sau đó người y tá phi hành bắt đầu nhiệm vụ...

Chúng tôi được đưa về Tổng Y Viện Cộng Ḥa để săn sóc kỹ lưỡng, Chuẩn Tướng Vơ Xuân Lành, Tư Lệnh Phó và Đại Tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Đoàn 33 Chiến Thuật, cùng gia đ́nh, thân nhân, bạn bè trong phi đoàn thay phiên nhau tới thăm hỏi.

Tôi tường thuật mọi diễn tiến xăy ra, chấm tọa độ vị trí phi cơ bị rớt và đề nghị phải đi tiếp cứu gấp v́ các hành khách bị thương rất nặng. Tôi cũng t́nh nguyện xin đi theo để hướng dẫn v́ cảm thấy đó là trách nhiệm của ḿnh và đă được chấp thuận.

Tờ mờ sáng hôm sau, tôi được khiêng ra phi cơ, nằm trên "cáng", có một vị Bác sĩ phi hành đi theo săn sóc. Tới tọa độ phi cơ bị rớt, sương mù vẫn phủ kín, không sao vào được, máy bay phải đáp và "stand by" tại Bảo Lộc. Tới 1 giờ trưa, trời sáng sủa hơn, chúng tôi mới vào được. Đáng buồn thay, chỉ có hai người c̣n sống, 8 người kia đă chết...

***

Hai người sống sót là Ông Bác sĩ người Thụy Điển (bị găy chân, tay) và anh sinh viên con trai Ông Bộ Trưởng. Sau khi máy bay rớt, tôi kiểm soát số hành khách và thấy thiếu mất một người, người ấy chính là anh. Anh bị bất tỉnh nhân sự, nằm lọt trong đuôi phi cơ treo ṭng teng trên ngọn cây. Anh sinh viên cho biết một số vị trong phái đoàn chết ngay sau khi tai nạn xảy ra, một số chết vào ngày hôm sau, trong đó có cha anh. Ông đă trối trăng với anh trước khi chết!.

Riêng phóng viên Anh Tử, sau khi tách rời chúng tôi, đă đi dọc theo con suối và sau 36 giờ trong rừng Bảo Lộc, đă ra tới quốc lộ và đón xe về nhà. Sau đó anh đă viết phóng sự :"36 giờ trong rừng Bảo Lộc" trên báo Chính luận. Thú thực cho tới giờ này tôi cũng không hiểu tại sao Anh Tử lại tách rời. Anh sợ đi chung với chúng tôi có thể liên lụy khi bị Việt cộng bắt, hay muốn đi một ḿnh cho nhanh hơn? Và v́ phải cơng theo một người bị thương... Nhưng dù sao tôi cũng không trách anh này v́ anh không phải là đồng đội của chúng tôi, không vướng mắc tâm nguyện "không bỏ anh em, không quên bạn bè" của những người cùng chung màu áo, màu cờ và nghiệp bay bổng.

Được biết, ngay sau khi máy bay chở VIP mất liên lạc, bị báo cáo mất tích, đích thân Đại Tá Lưu Kim Cương Tư Lệnh KĐ33CT đă tham gia t́m kiếm cấp cứu với Phi đoàn 211.

Sau khi tai nạn xảy ra - tai nạn đầu tiên trong nghiệp bay bổng của ḿnh - tôi cứ thắc mắc nếu hôm đó anh sinh viên không xin đi theo, tức là tổng số người trên phi cơ chỉ có 12 chứ không phải con số 13 "xui xẻo", th́ sự việc có khác đi chăng?

Tháng 9 năm đó, tôi t́nh nguyện ra Phi đoàn 219 Long Mă ở ngoài Đà Nẵng để thử "số mạng". Riêng Anh L.T.K. th́ sau phi vụ nói trên đă từ giă nghiệp bay và chuyển ngành.

Cuối cùng vào tháng 4 năm 2002, tôi đă liên lạc được với anh. Hiện anh rất khoẻ mạnh (vẫn đi "cày"), gia đ́nh hạnh phúc và các con đều thành danh cả.

Hôm nay đúng 35 năm sau ngày xảy ra tai nạn đầu đời lính, tôi viết bài này để tặng anh và để nhớ lại những kỷ niệm xưa của một thời bay bổng.

Melbourne, 6/2002

P.C.K.

Subject: Chứng Tich Một Quân Sử Măt Trận Tam Biên1972  
Author: loidieu04  
 
Chứng tích một quân sử:
Mặt trận Tam Biên 1972
Theo một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa
SGN 9/5/97


Đầu năm 1972, đơn vị chúng tôi : Trung đoàn 44 Bộ Binh thuộc Sư đoàn 23BB, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trục lộ 19 Pleiku - B́nh Định - Qui Nhơn. Tôi là 1 trong 4 Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 4/44 Bộ Binh. Chúng tôi có nhiệm giữ an ninh đèo Manjang. 1 địa danh mà thời Pháp thuộc đă xăy ra 1 cuộc phục kích của Việt Minh làm tiêu tan bao đơn vị và thiết giáp của quân Pháp. Ngày ngày, đại đội tôi lănh trách nhiệm mở đường từ chân đèo này quan chân đèo kiạ Rồi chiến sự bùng nổ, miền Tân Cảnh, Vơ Định : vùng đất mà mỗi năm đều có 1 trận ác chiến giữa quân CS Bắc Việt và Quân lực VNCH. Tin chiến sự dồn dập : Tân Cảnh, Vơ Định thất thủ. Sư đoàn 22 Bộ Binh của VNCH bị tràn ngập; mấy Lữ đoàn Biệt động, mấy Tiểu đoàn Dù tan nát. Các chiến binh sống xót về tới An Khê, B́nh Định cho chúng tôi hay súng M72 của ḿnh bắn T54 của Liên xô không cháỵ Bắn vào chúng chẳng nhằm nḥ ǵ, chúng cứ thản nhiên tiến ào ào vào vị trí tàn sát quân tạ Tư lịnh Sư đoàn 22BB bị bắt sống. Sư doàn này tan ră; tàn binh rút về B́nh Định, Qui Nhơn để củng cố lại.
Tin súng M72 bắn thiết giáp CS không cháy làm chúng tôi bàng hoàng lo lắng. V́ trấn thủ miền Cao nguyên có 2 sư đoàn chính : Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB. Giờ đây Sư đoàn 22BB đă bị đánh tan, c̣n lại 1 là Sư đoàn 23BB với danh hiệu : Nam b́nh, Bắc phạt, Cao nguyên trấn. Chúng tôi được lịnh nhận nhiệm vụ mớị An ninh của quốc lộ 19 được giao cho 1 đơn vị khác. Đơn vị tôi chuyển về Pleiku : thành phố của lính, phố núi cao, phố núi đầy sương...đi 3 bước đă về chốn cũ. Pleiku vẫn nắng bụi, mưa lầỵ Nhưng trong cái nắng, cái bụi như đang mang mang 1 cái ǵ không yên, chứa đựng 1 cái ǵ bồn chồn lo âu trên mọi nét mặt từ dân tới lính. Dăm ba trái hỏa tiễn 122 ly của CSBV rớt vào Bộ tư lịnh Quân đoàn 2, càng tạo 1 không khí chiến tranh thực sự đă về sát Bộ tư lịnh Quân đoàn 2. 1 điều từ trước đến giờ không thể xảy ra được. + Đêm không vận : Ngày N, 9g đêm, ba-lô súng đạn. Ngoài cấp số đạn b́nh thường, mỗi quân nhân c̣n được trang bị thêm 1 cây M72 chống chiến xạ Đơn vị được đoàn quân xa chở ra phi trường Pleikụ Từng chuyến C130 bốc chúng tôi đi trong đêm. Bây chừng nửa giờ, máy bay hạ cao độ đáp xuống phi trường. Trời tối đen, không 1 ánh đèn. Cả đại đội vội vă rời phi cợ Chiếc C130 cũng tất tưởi trở lại phi đạo, cất cánh mất hút vào đêm đen. Th́nh ĺnh tiếng đạn rít lên...ầm ầm. Tiếng nổ rung động cả phi trường : địch pháọ Đó là những trái hỏa tiển 122 ly quân CSBV đang nă vào phi trường Kontum. Từ phi trường, đơn vị chuyển vào thị xă Kontum, tiến về hướng Bắc thị xă. Bây giờ là ngày N+1. Tảng sáng, chúng tôi nằm dọc quốc lộ 14 nối liền Tân Cảnh - Kontum, cách thị xă Kontum khoảng 2km.; nguyên Trung đoàn 44BB thành lập 1 tuyến pḥng thủ chắn ngang quốc lộ 14. Đại đội tôi có nhiệm vụ làm lực lượng trừ bị cho Trung đoàn, đóng quân phía sau Bộ chỉ huy Trung đoàn, qua 1 thung lũng nhỏ khoảng cách chừng hơn 1km đường chim baỵ Từ vị trí đóng quân này, tôi nh́n qua thung lũng thấy rất rơ Bộ chỉ huy Trung đoàn. + Hỏa tiên TOW diệt địch : Khoảng 4g chiều cùng ngày N+1, 1 chiếc xe Jeep do 2 người Mỹ lái vào vị trí đóng quân của đại đội tôi, thiết kế 1 dàn hỏa tiễn TOW, 1 loại hỏa tiển chống chiến xa mà chúng tôi chưa bao giờ được thấỵ Khoảng 15 phút họ bắn 1, rồi 2 tráị Những tiếng départ vang động núi rừng. Trái đạn được huớng dẫn bằng computer. Họ cho chúng tôi hay, cách đó khoảng 3-4km đằng trước đă có 2 chiến xa cháy do 2 trái hỏa tiễn vừa bắn. Sau đó họ thu dọn, lái xe đi biệt tích. + Đêm thử lửa : Sau khi các người bạn Mỹ rút đi rồi, bây giờ chỉ c̣n ta với ḿnh. Trời bắt đầu trở màu xám xuống đồi núi chập chùng, cũng là lúc pháo binh CS bắt đầu điều chỉnh tác xạ vào mục tiêụ Vài trái nổ vào thung lũng giữa tôi và Bộ chỉ huy Trung đoàn 44BB. Những trái sau đó đă rớt trúng vào BCH. Bọn tiền sát địch đă bám sát vị trí và điều chỉnh các khẩu đội của họ thật chính xác. Hơn nữa các khẩu pháo của họ đều đặt trên các triền đồi núị Nên họ quan sát rất rơ trái nổ của họ. Tưởng cũng nên biết sơ về địa thế của Kontum : Kontum là 1 thị xă nằm trong 1 thung lũng, chung quanh là đồi núi caọ V́ thế quân CS Bắc Việt đă phối trí các pháo đội của họ từ trên triền đồi, triền núi tập trung vào thị xă. Trời sụp tối, pháo địch dồn dập nă vào BCH Trung đoàn. Núi rừng chuyển động từ mọi phía, các khẩu pháo c?a CSBV đồng loạt tác xạ. Đúng là trận địa pháo : đủ loại tầm xa, tầm gần. Cả vị trí Trung đoàn bây giờ ch́m mất giữa khói lửa, bụi, khói khổng lồ. Không c̣n cảnh tàn phá nào kinh khủng hơn. Khói, lửa, tiếng nổ, tiếng đạn rít, ầm ầm sôi sục như cơn địa chấn, đất đá thành bụi, bụi cháy thành lửa, tất cả như cơn cuồng phong gầm thét, xoay xoáy phá tàn núi rừng. Tôi chưa bao giờ chứng kiến 1 trận pháo kích điên cuồng như thế. Số phận Trung đoàn ra sao ? Rồi đại đội của tôi ? Mặc dầu đơn vị tôi vẫn yên tĩnh vô sự. Chẳng lẽ bọn CSBV muốn xóa sổ Trung đoàn 44BB bằng hỏa pháo ? Từ hệ thống truyền tin PRC25, tôi chỉ c̣n nghe những âm thanh hỗn độn ḥ hét. Dường như vị trí bị tràn ngập. Chúng tôi đă sẵn sàng tử chiến, hoặc tiếp viện lên Trung đoàn khi có lịnh. Tôi nghe rơ báo cáo xe tăng địch đă tràn vào vị trí.. Rồi chỗ này báo cáo xe tăng cháy, chỗ nọ xe tăng kia đang tiến vào, tiếng reo ḥ vang động vọng vào máỵ Chẳng lẽ bộ binh của CSBV đă tràn vàỏ Những đường đạn lửa đỏ, xanh đủ màu, tiếng súng lớn, súng nhỏ rộn ră từ mọi phía, tạo thành 1 màn lưới màu khổng lồ chụp xuống Trung đoàn. Tôi quan sát trận địa, nghe tiếng súng nhỏ đủ loại ḍn dă, với chút kinh nghiệm chiến đấu, tôi nghĩ đơn vị pḥng thủ đang chống trả. Như vậy pḥng tuyến của trung đoàn vẫn chưa bị đè bẹp, và đang phản công lạị Cho tới tảng sáng, khói lửa vẫn c̣n mù mịt. Nhưng rồi trận chiến đă lắng xuống và chỉ c̣n những tiếng súng, tiếng nổ thưa thớt lẻ tẻ. Qua hệ thống điện đài, tôi biết trung đoàn vẫn c̣n giữ vững. Tại tuyến pḥng thủ, chiến xa địch 1 số bị ḿn chống chiến xa nằm liệt trên đường tiến vào vị trí, 1 số bị bắn cháy ngay trong sân. Tôi được các binh sĩ bạn kể lại, hồi đêm T54 của CSBV tràn vào vị trí của Bộ chỉ huy, các trung đội viên Viễn thám của tiểu đoàn đă xách B40, B41 chạy ra sân và lính CSBV tưởng là bộ binh của họ, đứng trên pháo tháp vẫy tay cười cườị Quưnh quá, quân ta cũng vẫy tay cười cười, đưa ngay B40, B41 nhắm vào thiết giáp của CSBV phơ hết. (Đa số các Trung đội Viễn thám đều trang bị súng của CS). Vừa diệt gọn hết tăng, cũng cùng lúc VC thiệt xếp hàng 1 tiến vào pḥng tuyến. Quân ta đă rảnh tay, thừa thắng xông lên, quay súng ra trước pḥng tuyến tác xạ tối đa vào hàng ngũ cán binh CSBV đang lũ lượt ùa vàọ Đám cán binh này lầm lũi tiến vào, v́ họ nghĩ thiết giáp của họ đă thanh toán xong mục tiêu, họ chỉ yên trí thản nhiên xếp hàng vào để...thu hoạch chiến lợi phẩm (giống trường hợp của Sư đoàn 22BB trước đó vài tuần). Họ đâu có biết bao nhiêu con cua sắt của họ đă bị rang muối hết. Để rồi hàng hàng, lớp lớp cán binh của họ lănh đủ hỏa lực phản công của ta, thây của họ chồng chất ngoài pḥng tuyến. Tới khi bọn chỉ huy ngu muội phát giác th́ đă quá trễ, biết bao nhiêu cán binh của họ đă bỏ mạng trước pḥng tuyến. Họ không thể tiến tới nữa, đành rút luị + Kết quả trận đánh : - Mười mấy chiếc T54 Liên xô (loại chiến xa hạng nặng) đều cháy hết. - Bộ binh CSBV chết đếm không kể siết. Kể như Cộng quân đă thất bại nặng nề trong trận tấn kích hồi đêm. + Hoán chuyển nhiệm vụ : Không khí c̣n khét mùi lửa đạn, trung đoàn được lịnh di chuyển, nhường vị trí pḥng thủ lại cho đơn vị khác. Chúng tôi lui vào thị xă. Tin tức cho chúng tôi biết từ hướng Tây Bắc, mũi quân khác của CSBV đă xâm nhập thị xă. + Mặt trận Ṭa Tổng giám mục Kontum : Tiểu đoàn 4/44BB do Đại úy Vơ Anh Tài chỉ huy được lệnh tiến chiếm dọc theo nghĩa trang tiến về Ṭa Tổng giám mục. Tiểu đoàn, trừ 1 cánh, tiến dọc theo nghĩa trang tiến về Ṭa Tổng giám mục. Đại đội tôi 1 mũi tiến đánh bọc hông. Tiểu đoàn vừa tới nghĩa trang, đă đụng địch ác liệt. Địch đă từ hồi đêm, đào công sự pḥng thủ khắp nghĩa trang. Trận chiến rất ác liệt giành giựt từng nấm mộ.. Riêng đại đội tôi vừa giàn đội h́nh tiến chừng vài chục mét, địch đă từ các nhà dân nổ ḍn giă chào đón mấy đứa con đầu của tôị - Anh Dũng. Anh Dũng. Non Nước. - Nghe nóị - Địch từ trong nhà dân bắn rát quá, mấy đứa em lên không nỗị - Được, cho con cái núp sau các gốc cây, tôi sẽ tớị Tôi không muốn ra lịnh trên PRC25. Tôi biết địch đă xen vào tầng số để theo dơi sự điều quân của tạ Tôi gặp anh Trung đội trưởng, cho lệnh anh ta sai 3 thằng em đem 3 cây M72 ḅ gần vào căn nhà có cây súng cộng đồng của địch. Cùng lúc 3 cây đại liên M60 cùng mấy cây M79, tôi cho tác xạ tối đa vào mục tiêu yểm trợ cho 3 thằng em ḅ vào thanh toán căn nhà. Ầm...ầm...ầm... 3 trái hỏa tiễn M72 đều trúng vào căn nhà, lửa bốc thành ngọn. Tức khắc tôi cùng thằng em đầu ào tới bồi thêm ít trái M26. Mục tiêu được thanh toán chơp nhoáng. Chúng tôi tịch thâu 1 súng ngựa trời, mấy cây AK, B40. Nhóm cán binh CSBV bị diệt gọn. Vừa lúc đó, 1 đám dân c̣n bị kẹt ở mấy căn nhà chung quanh chạy ào về phía chúng tôi, miệng la oải oải "dân đừng bắn". Thật là khó khăn, nếu bọn CSBV bám theo đám dân này th́ thật là phiền. Nhưng rất may mắn là chúng tôi đă đưa được số dân chúng này về phía sau b́nh yên. Bọn CSBV không dám bám theọ Đưa được dân chúng đi rồi, tôi rảnh tay tiến quân chiếm từng căn nhà, hướng về Ṭa Tổng giám mục. Địch đă đào hầm pḥng thủ vững chắc, nên khi tiến quân, tôi đă phải giao chiến thật ác liệt và vất vả. Suốt ngày kịch chiến giành từng căn nhà. Trời sụp tối, đại đội tôi vẫn chưa bắt tay được với tiểu đoàn. Phía tiểu đoàn đă thanh toán gọn mọi tên địch, vào được Ṭa TGM. - Anh Dũng. Anh Dũng. Ó Đen (tên trong lệnh truyền tin của tiểu đoàn). - Tôi nghe, Đại Bàng. - Rán bắt tay với gia d́nh để uống rượu lễ. - Căng quá, bọn nó hầm hố, bám chặt quá Đại Bàng. - Thôi được, cho con cái trải ổ đi. - Năm trên năm. Đại Bàng. - Cẩn thận trong đêm nghe, Anh Dũng. - Yên tâm, Đại Bàng. Đêm đó tiểu đoàn pḥng thủ tại Ṭa TGM. Tôi t́m vị trí pḥng thủ ban đêm, dẫn đơn vị vào một khu nhà, chung quanh có tường cao và kẽm gai, tương đối tốt cho việc pḥng thủ : Đó là nhà ḍng của Kontum, tôi không gặp một ai, các cửa đều khóạ Có lẽ nhà ḍng đă di tản rồị Tôi bố trí một số trên lầu 2 và sân thượng, 1 số ở dưới đất. Suốt 1 ngày quần thảo với bọn CS. Có thể dêm nay bọn chúng lại quật ngược lại ḿnh. Tôi dặn ḍ con cái yên lặng tối đạ Tuyệt đối không được hút thuốc. Nếu phát hiện địch, chỉ dùng lựu đạn tấn công chúng để khỏi lộ vị trí. Nửa đêm, họ di chuyển ngoài đường. Y lệnh, mấy thằng em âm thầm gởi ngay xuống từng chục trái na (lựu dạn), bọn VC lớp chết, lớp chạy tán loạn vào nhà dân. Sau đó t́nh h́nh yên tĩnh cho tới sáng. Tảng sáng, đơn vị tôi được lệnh lui về sau để nhận nhiệm vụ khác. Hồi hôm, tôi c̣n kẹt một số thương binh phải mang theọ Lại không biết địch đă vây bọc sau tôi hồi đêm hay không. Tôi thận trọng cho đơn vị lui lại thị xă. Rất may không đụng ổ địch nàọ Nhưng dọc đường pháo địch rơi đủ mọi nơị Chúng tôi vừa đi vừa ẩn núp tránh pháo địch, lại tiến về thành phố. + Mặt trận Bệnh viện 2 Dă chiến : Chúng tôi được lệnh tiến vào Bộ tư lệnh tiền phương Sư đoàn 22BB cũ và Bệnh viện 2 Dă chiến. Bộ chỉ huy Trung đoàn và các Tiểu đoàn 1, 2, 3, 4 đă giàn một pḥng tuyến pḥng thủ đối diện với Bệnh viện 2 Dă chiến, v́ bệnh viện đă bị địch chiếm và pḥng thủ. Đơn vị tôi dừng lại bố trí ngoài cổng Bộ tư lệnh, được lệnh tiến công đánh bọc hông bệnh viện. + Thăm ḍ lực lượng địch : Để chiếm được bờ đất nằm cạnh bệnh viện, chúng tôi vượt qua một sân bóng đá, không có vị trí ẩn núp. Vượt qua sân trống, trong lúc địch đă sẵn sàng ở bên kiạ Đơn vị tan nát dễ lắm đấỵ Đại đội tôi được 3 chiếc M113 yểm trợ hỏa lực để tiến chiếm mục tiêụ Đội h́nh Bộ binh thiết giáp vừa chuyển động chừng 20m, pháo địch cùng với lực lượng pḥng thủ bên kia sân bắn xối xả phủ chụp xuống toàn sân. Mấy chiếc M113 khai hỏa tối đa và thối lui, bất kể có bạn xung quanh. Tan nát, tán loạn, không c̣n ai nh́n thấy ai cả. Bụi, khói, lửa, đạn bay, pháo dập. Trong cơn kinh hoàng giữa sân trống, tôi kéo giật mấy thằng em mang máy lui lại, nhảy xuống mấy hố cá nhân dọc bên đường dẫn vào cổng Bộ tư lệnh. Chừng 5, hoặc 10 phút th́ pháo địch dứt, tôi nh́n lên sân trống mù mịt bụi đỏ, không c̣n ǵ cả, mấy chiếc M113 rút ga lui đâu mất hút. Đơn vị tôi thất tán đâu hết. - Ó Biẻn. Ó Biển. Anh Dũng gọị - Ó Biển nghẹ Đơn vị tôi bị trải thảm thất tán hết rồị - Bây giờ anh ở đâu ? - Đại Bàng, tôi c̣n ở trước cổng Bộ tư lệnh. - Đem con cái c̣n lại vô gặp gia đ́nh. - Rơ Đại Bàng. Sau cuộc điện đàm với Tiểu đoàn trưởng, tôi thu vén c̣n được mấy thằng em, dẫn nhau vào cổng. + Pḥng tuyến ngăn đôi Bệnh viện 2 Dă chiến : Như một phép lạ, sau trận pháo dậy ngoài sân, đơn vị tôi chỉ hỗn loạn, chứ không thiệt hại ǵ cả. Khi tôi vô tới tiểu đoàn, các thằng em của tôi đă nhanh chân rút hết vào Bộ tư lệnh rồị Thế là gia đ́nh lại đoàn tụ. Chắc bọn Vẹm chắc mẩm đă pháo nát gọn một đơn vị rồị Đoàn tụ gia đ́nh vui vẻ, tôi lại được trấn ngay lên tuyến đầu, đối diện với địch. Bên trái tôi hướng về địch là Tiểu đoàn 1 và 2, bên phải tôi là Tiểu đoàn 3. Riêng Tiểu đoàn 4 có một đại đội tôi ở tuyến đầụ Chắc ông Tiểu đoàn trưởng thấy tôi thâm niên, đánh hoài, chẳng thấm hay sao đây, nên tin tưởng để tôi đối đầu với địch. Từ pḥng tuyến ta qua pḥng tuyến địch chi cách một sân rộng. Quan sát chiến tuyến, tôi dự đoán "điểm" của địch phải là đại đội tôi và Tiểu đoàn 3 bên phảị Tôi bố trí đơn vị và tiên liệu phương cách chống trả, nên địch mở mũi tấn kích vào đại đội tôị Có 2 chiến thuật địch sẽ áp dụng : - Tiền pháo hậu xung - biển người
- Tùng thiết Bộ binh - Thiết giáp. Đây là chiến thuật mà CS áp dụng để tràn ngập Sư đoàn 22BB trước đây. Để chống lại 2 chiến thuật trên, nhất là chiến thuật 2, tôi quyết định dùng tối đa súng phóng hỏa tiển M72 và lựu đạn. Tôi rất hoang mang về tin súng M72 bắn T54 của CS không cháỵ Tôi nghĩ phải thật b́nh tĩnh và can đảm mới diệt được bọn tăng nàỵ Tôi chỉ thị cho cả đơn vị, nếu thấy Thiết giáp CS tiến vào, hăy can đảm, b́nh tĩnh chờ đợi, khi thấy thật gần cùng châu vào cả loạt cùng bắn. Một trái không lay chuyển, nhưng 3, 4 trái đồng loạt vào pháo tháp, vào hông, vào xích, tôi nghĩ bọn cán binh trong đó sẽ không chịu nổi sức nóng và sức nổ dộị C̣n nếu CS dùng chiến thuật 1, th́ sau khi địch dứt pháo, lựu đạn được dùng tối đa thảy ra trước pḥng tuyến, nếu cần, dùng luôn M72 để chống biển người. Tôi yêu cầu tiểu đoàn cung cấp tối đa súng M72 và lựu đạn, cùng giải thích cho binh sĩ biết rằng chỉ có 1 con đường sống duy nhất là phải thắng địch. Mọi mệnh lệnh của tôi phải được tuyệt đối giữ đúng. Địch chỉ qua được pḥng tuyến này khi nào tôi chết. + Thăm ḍ t́nh h́nh địch : Khoảng xế trưa, tôi cho vài thằng con đột kích qua pḥng tuyến địch. 5 thằng em lẹ làng vượt qua sân banh, chiếm ụ đất sát 1 căn nhà bệnh viện. 5 thằng vừa bám chân ụ, lănh đủ pháo, hỏa lựa đổ tới, không thoát thằng nàọ 2 thằng đi luôn, 3 thằng c̣n lại rên la cầu cứụ Tức tốc, tôi ra lệnh tiểu đội thám báo của đại đội chuẩn bị, khi nào tôi lên được ụ đất, lập tức ào lên đưa mấy thằng em về. Tôi chộp vội vàng chiếc nón sắt. gồm 1 nón lựu đạn, chạy ào qua sân tung lựu đạn qua bờ đất bên kiạ Tiểu đội thám sát ào lên kéo hết 5 thằng về. Liệng liên tiếp mấy trái lựu đạn nữa rồi chạy lui về an toàn. Mặc dầu bị hy sinh mấy thằng em, nhưng tôi biết rơ t́nh h́nh địch. + Trận địa pháo : Trời vừa sập tối, những trái pháo lẻ tẻ, rớt bên phải, bên trái, trước, sau, rồi ngay pḥng tuyến. Tôi biết bọn tiền sát địch đang điều chỉnh các khẩu đội của họ Khi nào những trái nổ ngay tọa độ họ cần, họ sẽ giữ yếu tố để tập trung. Theo kinh nghiệm các trận hỏa pháo trước đây ít ngày, họ sẽ dùng đủ loại để thanh toán mục tiêu, từ 122 ly, 100 ly, 130 ly, 105 ly, 82, 62, cùng các loại hỏa tiển tầm nhiệt. Ầm...ầm...ầm. Đàng trước, đàng sau, ngay giao thông hàọ Tiếng đạn gào thét, khói lửa, bụị Đúng là cơn băo lửa ập xuống dơn vị tôị 1 vài đoạn giao thông hào bị sụp đỗ, nghẽn đường di chuyển. Pháo địch thưa đi, tôi cầm cây M16 nhảy lên khỏi giao thông hào thét lớn : lựu đạn, quăng lựu đạn ! Trước tuyến của tôi, rực lên 1 khối pháo bông, vừa kịp đón tiếp bọn cán binh CS trờ tớị Đầu, ḿnh, tay, chân, máu, lửạ Hết đợt này, đợt khác chúng tràn lên. Như bây giờ thiêu thân lao vào đóng lửạ Băi đất trống bây giờ là băi máu xương, thịt, súng đạn bầy nhầy, trở thành 1 chướng ngại kinh hoàng mà bọn cán binh CS không thể vượt qua nổi nữạ Như sau mùi khói lửa, tôi cho lệnh khai hỏa M72. Ầm...ầm. Những trái hỏa tiễn chống biễn người lao thẳng vào hàng ngũ rối loạn của địch. Họ tán loạn thụt lui về vị trí pḥng thủ. Thật là hăi hùng : chân, tay, thịt, xương, đầu, có chiếc mắt c̣n mở trừng trừng đeo lủng lẳng khắp tấm lưới để chống B40. C̣n cảnh tượng nào rùng rợn hơn, kinh hoàng hơn trên thế gian này ? Tảng sáng, vài thằng em, thấy nhiều súng quá nhảy ra quơ ít cây, lănh ngay mấy loạt AK xả tới, may không đứa nào bị.. Bên này, cũng như bên kia, chỉ thoáng bóng nón cối hoặc nón sắt là có đạn bay tới rồị Suốt ngày đó 2 bên chỉ ŕnh bắn sẻ nhaụ + Không bên nào dám động binh : Đúng như tôi tiên liệu, họ đă áp dung chiến thuật "tiền pháo, hậu xung" và đă rước thảm bại đau đớn. "Tri kỷ, tri, bách chiến, bách thắng", mà mũi dùi chính lại ngay đại đội tôị Thế là tôi đă lănh ngay cái "điểm" của địch. Thất bại trong chiến thuật 1, họ phải dùng cường lực công phá chọc thủng cho bằng được "điểm". Thiết giáp sẽ được tung vào trận chiến, chờ coị + Tùng thiết, Thiết giáp, Bộ binh : Theo thế trận, khi dùng "tiền pháo hậu xung", đại đội tôi là "điểm" để họ chọc thủng. Nhưng trong chiến thuật với thiết giáp bộ binh, th́ Tiểu đoàn 3 bên phải tôi sẽ lănh luôn. V́ CS chẳng ngu ǵ, xe tăng xếp hàng 1 tiến chiếm mục tiêụ Với đội h́nh hàng ngang, họ sẽ càn vô đè bẹp chúng tôị Nên tôi và Tiểu đoàn 3 phải lănh đủ. Tiên liệu mọi sự, tôi yêu cầu tiểu đoàn tăng cường thêm quân trám vào sự thiệt hại hồi đêm qua, cùng cung cấp thêm M72. Tiểu đoàn thỏa măn mọi yêu cầu của tôị + 1 đêm không trăng sao suốt đời ăn sâu vào hồn : Tối xuống thật nhanh. Cảnh kinh hoàng đêm qua nguyên vẹn c̣n đó. Những đôi mắt thao láo của những chiếc đầu treo lưng lẳng, c̣n trừng trừng trăng ngă, không nhắm lại được, v́ quá kinh hoàng. Ầm...ầm...những trái hỏa tiễn 122 ly xẹt qua pḥng tuyến rớt vô Bộ tư lệnh. Phía sau tôi lănh nhiều đợt hỏa tiễn. Và rồi đủ mọi loại pháo lại chụp xuống pḥng tuyến. Lẫn trong tiếng nổ đạn pháo, tôi nghe cả tiếng đại liên. Với cây M16 tôi lên khỏi giao thông hào, quan sát trước, 2 bên. Chung quanh tôi đạn nổ, đạn bay qua xéo lại, cày sới đất đá. Tôi chẳng c̣n cảm thấy những thứ giết người đó. Đứng giữa vùng lửa đạn, kiểm sát pḥng tuyến, pḥng mọi bất trắc như việc binh lính có thể sợ quá, tháo lui. Một, hai, rồi ba bốn binh sĩ đơn vị bên phải tôi trồi khỏi giao thông hào, chạy lui lại xạ Phản ứng tức khắc, nguyên băng M16 cày trước mặt tốp lính tháo luị Cả tốp lính đơn vị bạn quay ngược lại giao thông hào chiến đấụ Mọi việc xảy ra như lằn chớp. Bây giờ tôi nghĩ đúng là số đơn vị chưa bị tràn ngập. Nếu tôi không đứng trên giao thông hào lúc đó, làm sao ai phát hiện được tốp binh sĩ sợ quá tháo lui này, để kịp thời chặn lạị Và rồi cái sẩy đă nảy cái ung rồị 1 lỗ bung nhỏ, đă làm bể con đê ? Chẳng 1 cấp chỉ huy nào nh́n thấy hành động bé nhỏ đó cả. Chính tôi lúc đó cũng chẳng bao giờ nghĩ có được hành động quả cảm nàỵ Tiếp tục trận đánh. Sau khi đă đẩy lui tốp lính đơn vị bạn trở lại giao thông hào, tôi nhảy lên lô cốt Bộ chỉ huy đại đội nh́n về phía trước trận tuyến. Mặc cho đạn bay, bom nổ. Trong màn dày đặc khói lửa, tôi nh́n rơ 2 chiếc thiết giáp địch, 1 bên cánh phải, 1 đang tiến thẳng tới tuyến đơn vị tôị Tôi chỉ kịp thét lên : xe tăng, M72 ! Rồi 1 sức mạnh vô h́nh nào đó, chớp lên, cùng với tiếng nổ đưa tôi lên, vật tôi xuống đất. Sau đó, như phản xạ tự nhiên, tôi quờ quạng chụp lại được chiếc nón sắt và cây M16, vụt đứng trở lạị Cùng lúc đó, tôi nghe tiếng reo ḥ của binh sĩ : Xe tăng cháy, xe tăng cháy ! Khói lửa vẫn mịt mùng. Mọi thứ đạn vẫn đang qua xéo lại đầy màu sắc. Lúc đó ư niệm sống chết không c̣n ở trong tôị Mọi hành động như là bản năng tự vệ để sinh tồn. Tôi không thể để địch tràn qua pḥng tuyến nàỵ Nh́n phía trước, tôi thấy 1 xe tăng nằm bất động trước giao thông hào khoảng 20m. Cây 100 ly trên pháo tháp nằm ngang chỉa thẳng vào lô cốt tôi đang đứng. Hắn là thủ phạm hất tôi lên vật tôi xuống. Trước khi xe tăng này bị bắn, nó đă nă trái 100 ly làm sập lô cốt. Nhưng tôi vẫn không hề hấn chi như ở trên tôi đă nóị Bây giờ, nghĩ lại phải có 1 bàn tay thiêng liêng vô h́nh che chở tôi lúc đó. Bao nhiêu bao cát tan nát sụp đổ, tôi vẫn nguyên vẹn để chiến đấụ Vẫn trơ trơ giữa vùng lửa đạn. Đó là sự thật 100%. Khó ai tin được điều đó. Chỉ có tôị bằng xương bằng thịt vẫn c̣n hiện diện, để nói lên sự kỳ diệu đó của đấng toàn năng che chở tôị Tôi tin tưởng mănh liệt như vậỵ Cũng bởi đó, trận tuyến vẫn chẳng nao núng trước sự tấn công vũ băo của địch. Tôi c̣n, pḥng tuyến c̣n. Lúc đó chẳng có cấp chỉ huy nào của sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn có thể nh́n thấy sự dũng cảm của 1 tên đại đội trưởng nhí đó cả. Tôi cam đoan điều đó. Sau khi 2 chiếc T54 của CS Bắc Việt cháy ngay trước pḥng tuyến : 1 trước pḥng tuyến của tôi, 1 ở bên cánh phải của Tiểu đoàn 3. Mấy chiếc c̣n lại de lui chui vào mấy căn nhà để trốn, nên tránh được từng loạt M72 của chúng tôi phóng tớị Đúng như dự liệu, mấy chiếc T54 không thể chịu nổi liên tiếp 3-4 trái M72 do binh sĩ của đơn vị đồng loạt bắn vàọ Sau khi nó tặng tôi trái 100 ly, nó lănh ngay mấy trái M72 và nằm luôn. Mấy chiếc sau chạy trốn. Trận tiến công bằng thiết giáp của CS hoàn toàn thất bạị + Cuộc chiến đấu giằng co: Sau các thất bại nặng nề của 2 chiến thuật 1 và 2, CS không c̣n khả năng mở những cuộc tấn công lớn. Họ chỉ c̣n thủ. Càng ngày địch càng suy sụp và sau đó, hơn 1 tuần, các phi vụ A37 của Không Quân đă được gọi tới, đánh đủ mọi loại bom xuống đầu địch. Bom xăng, bom nổ, lớn nhỏ. Các phi công của A37 đánh thật can đảm và chính xác. Mặc dù pḥng không của địch dầy đặc, họ đă bay thật thấp đánh thật sát. Có luc' bom lửa tràn cả vào pḥng tuyến của tạ Cả tuần bị ăn bom tơi bờị 2 bên đều mệt mỏị Đêm không ngủ, ngày không ăn. + Trận quyết định : Chúng tôi biết địch quá kiệt quệ, nhưng cố bám vị trí chiến đấụ Ngày N+..., tôi được lệnh chuẩn bị yểm trợ cho Tiểu đoàn 1 và 2/44 cùng đánh vào hông địch. 2 tiểu đoàn thay nhau tấn công mănh liệt vào từ hướng đông của Bệnh viện 2 Dă chiến. CS chống cự yếu dần, lui dần. Tôi đứng trên pháo đài nh́n rơ sự hỗn loạn của địch, rút từ căn nhà này sang căn nhà khác. Tôi báo tiểu đoàn t́nh h́nh địch. Đồng thời với cây đại liên M60, tôi khai hỏa tối đa vào hàng ngũ địch đang tháo chạy ra b́a rừng. Ṇng này dơ, tôi thay ṇng khác. Tội nghiệp cho bọn các binh CS, lớp chết, lớp bị thương, lớp chạy tán loạn vào b́a rừng, chui nhủi như bầy chuột. Chúng tôi hoàn toàn kiểm soát khu Bệnh viện 2 Dă chiến. Người chết 2 lần thịt da nát tan. Đại đội tôi tiến vào 1 khu trong bệnh viện. Dọc theo hành lang, 1 cảnh thương tâm và kinh hoàng hiện ra trước mắt tôị Tất cả thương binh của ta trước đó di chuyển không kịp đều bị CS giết sạch. Để rồi nằm đó chịu cảnh bom đạn xào qua trộn lại, chỉ c̣n sự hôi thúi bầy nhàỵ Ở đây, không phải là người chết 2 lần, mà là người chết vô số lần, thịt da nát tan... + Chiến lợi phẩm : Chúng tôi đă gom cả đống súng đủ loại : AK, B40, B41, thượng liên, súng cốị 2 chiếc T54 c̣n nguyên vẹn đuợc thiết giáp tháo mang chạy về trưng tại Bộ tư lệnh. Mặt trận Bệnh viện 2 Dă chiến đă chấm dứt, CS hoàn toàn tan ră, và cũng kết tthúc mặt trận Kontum của Mùa Hè Đỏ Lửa 72. 1 Kontum kiêu hùng đă ghi vào chiến sử, cùng với mặt trận B́nh Long, Quảng Trị.. + Kết quả và lực lượng 2 bên trong trận Kontum : Dựa theo tài liệu của tù binh, vũ khí, quân dụng tịch thu được, ta biết : 1. Cộng quân gồm : - 2 sư đoàn chính quy Bắc Việt : Sư đoàn 320 Thép Điện Biên, Sư đoàn 3 Sao Vàng. - 1 chiến đoàn chiến xa nặng T54 do Liên xô sản xuất. - Các trung đoàn sơn pháọ - Các lực lượng địa phương. 2. Lực lượng quân đội VNCH : - Sư đoàn 23BB. - Trung đội pháo binh diện địa.
So sánh lực
                                    lượng : Địch lấy 4 chọi 1. Lực lượng mạnh 4 lần này của
                                    CS đă bị đánh tan, không c̣n khả năng chiến đấụ + Truy kích địch
                                    : Sau khi ṿng đai Kontum được giải tỏa, chúng tôi lục soát dọc quốc lộ
                                    14 tiến về Tân Cảnh - Vơ Định. Không gặp 1 sức kháng cự nàọ Chỉ
                                    c̣n hoang tàn, cùng đạn dược, quân trang của Cộng quân rải rác đầy rừng
                                    núị Dọc đường bao nhiêu hài cốt binh lính Bộ Binh, Biệt Động Quân,
                                    Dù, vẫn c̣n la liệt nguyên đó trong trận tràn ngập Tân Cảnh - Vơ Định của
                                    Thiết giáp CS Bắc Việt vào Sư đoàn 22BB trước đó. Đủ mọi sắc
                                    áo, họ đă anh dũng chiến đấu cho tự do, cho quê hương miền Nam và đem
                                    xương máu trả nợ cho núi sông. Trước sức tấn công như vũ băo bằng
                                    chiến xa nặng của CS Bắc Việt. Họ không có vũ khí đối đầu T54.
                                    Nhưng họ đă can trường chiến đấu, chết trước xích sắt của
                                    quân địch. Chúng tôi trở lại vùng đất máu : máu thù, máu bạn. Tất cả chỉ
                                    c̣n là hoang tàn, chết chóc, xú uế : chim không dám bay ngang, thú không c̣n sống dót, cây không lá, đá
                                    không toàn vẹn. Nhưng rồi chúng tôi được lệnh rút về Kontum. Mặc dầu
                                    chúng tôi chưa vào được Tân Cảnh - Vơ Định, mà cũng chẳng gặp một
                                    tên Cộng quân nào. Bây giờ tôi nghĩ, nếu ngày ấy thừa thắng xông lên, tại sao
                                    ta không lấy lại luôn Tân Cảnh - Vơ Định để củng cố lại vùng Cao
                                    nguyên? knguyen@nrn1.nrcan.gc.ca 
                                    
Mùa Hè Đỏ Lửa - của nhà văn Phan Nhật Nam (Viết lại tại Hoa Kỳ)
H́nh ảnh Người Lính qua ống kính của nhiếp ảnh gia
Nguyễn Ngọc Hạnh và Nguyễn Mạnh Đan (sẽ được cập nhật trong nay mai)


T̀M CÁNH BAY X
ƯA

(Phi Vụ Kontum)

Lời tựa: Cánh Thép như một món ăn tinh thần. Người viết đưc hưởng món ăn tinh thần này từ khi Cánh Thép xuất hiện trên vùng trời bao la. Người viết xin chân thành cảm tạ Cánh Thép và tất cả tác gỉa đă đóng góp trên Cánh Thép. Tác gỉa không phải là nhà văn, khoa bảng văn chương nên xin đọc gỉa rộng t́nh tha thứ nếu lời văn xúc phạm bất cứ một tiêu chuẩn nào.



Kontum bị
bao vây, đường bộ Kontum-Pleiku bị cắt đứt. Chỉ có tàu bay mới vào Kontum được.

Lệnh cắm trại 100% hơn cả tháng, tối nào cũng vào cư xá độc thân ngũ. Đi bay hai ngày nghỉ một ngày. Ngày nghỉ phải ngũ bù đến trưa đi ăn sáng th́ đă hết nữa ngày. Chiều năm giờ vào coi phi vụ lệnh xem ngày mai đi đâu?

Như thường lệ vào điểm danh 5 giờ chiều và xem phi vụ lệnh luôn. Ngày mai túc trực hành quân. Đang ngồi trong pḥng họp phi đoàn chờ điểm danh, Th/u Tâm đến ngồi bên cạnh với vẽ mặt buồn thiu.

Tâm nói: “Ngày mai ông bay thế ǵum tôi đi.”

Tôi nh́n Tâm hơi ngc nhiên: “Đi đâu?”

Tâm: “Đi Kontum.”

Tôi nh́n Tâm mỉm cười: “Mới cưới vợ lạnh cẳng hả?”

Tâm nh́n tôi như cầu cứu buồn xo.

Bạn bè trong phi đoàn mi đi ăn đám cưi con nhà Tâm hơn vài ba tháng. Dân đi bay cũng lắm dị đoan, v́ ḿnh là Pilot tiểu đồng nên chưa thy nhưng nghe nói th́ nhiều. “ Thằng nào mới cưới vợ hay mới có con, đi bay hay gặp xui xẻo lắm!” Thông cảm mối lo âu của ông bạn mới cưới vợ. Ḿnh độc thân mà sợ cái quái ǵ, trời kêu ai nấy dạ.

Tôi tiếp: “Bay với ai?”

Tr/u Hùng (Xùi.)

Ǵa lại hỏi Tr/u Hùng có chịu bay với tui không?

Tâm đi t́m Tr/u Hùng. Vài phút sau trở lại và làm dấu OK.

Tôi đi lại bàn Sĩ Quan Trực xem lại phi vụ lệnh của Tr/u Hùng – Th/u Tâm th́ thấy Song Mao – Kontum hai lượt.

Tháng ngày căn thẳng, những phi vụ nguy hiểm Sĩ Quan Hành Quân phải cắt bay đồng đều. Nếu đi Kontum th́ khỏi phải đi thả dù hay đi Cambodia. Phi hành đ̣an của Tr/u Hùng (Dơi) đi thả dù ở Cambodia vừa bị bắn. Tr/u Hùng (Dơi) bị găy chân nên Th/u Lăng Du phải bay về đáp TSN. Đó cũng là phi vụ đầu tiên của phi đoàn tôi b thương.

Địa danh Kontum như một kỷ niệm yêu dấu. Lúc Ba c̣n trong lính, có lần trung đoàn phi lên đóng tại Kontum. Tết đến Ba không về nhà ở Nhatrang được nên Má phải mang bốn chị em chúng tôi lên ăn Tết ở xứ cao nguyên này. Năm đó tôi c̣n học tiểu học, thành phố Kontum rất nhỏ, chẳng khác ǵ một thị trấn của quận cở lớn. Tôi rất ngạc nhiên v́ Kontum đất trắng mà Pleiku lại đất đỏ. Chẳng hiểu ǵ về địa chất và núi lửa cả. Căn nhà ca ba má mướng nằm ngay bờ mương, có vài cây da. Dưới giốc con đưng trước mặt nhà, phía tây có hai cây dầu đôi thật lớn, và phía đông là chợ Kontum. Ngày mồng một Tết không rộn ràng và vui như ở quê Nhatrang. Có nhiều bà con, anh em họ, và bạn bè hàng xóm đ đánh bài cào, x́ lát, bầu cua . Xong rồi kéo nhau đi coi ciné mà khỏi phải xin phép Má. Tôi và thằng em trai mạo hiểm xuống chợ để xem phố Kontum, và cầu may bầu cua cho qua ngày Tết.

Những tháng ngày yên tỉnh, đi bay với Đ/u Lay cũng được ông dẩn về nhà (tiệm bán gạo) ở phố Kontum ăn trưa. Ông cũng có cô em gái thích KQ, nên tôi cũng định nộp đơn chờ cứu xét.

Phi đoàn có bốn pilot tên Hùng. Hùng Xùi, Hùng Dơi, Hùng Hip Sĩ Say, và Hùng Vương Vũ. Hùng Xùi và Hùng Dơi th́ tôi không biết từ đâu ra (before my time) , Hùng Hiệp Sĩ Say th́ mấy cái răng cửa bị mất nên dễ hiểu, và Hùng Vương Vũ là v́ giống tài tử Hong Kong trứ danh. Phi đoàn cũng có hai người tên Lộc, Th/t Lộc và Tr/t Lộc. Th/t Lộc là Phi Đoàn Trưởng, tốt nghiệp trường sĩ quan Salon, và có một thời bay Caravelle bên Air Vietnam. C̣n Tr/t Lộc, đầu lúc nào cũng chải dầu rất láng, mang giày dân sự demi boot mỏ nhọn, áo bay không bao ǵờ mang lon, mà chỉ có hai cái nylon feld (fuzzy side) rất lớn trên vai, và chạy xe lambretta trắng rất gồ ghề. Tôi chưa bao giờ thấy Tr/t Lộc đội calot hay nón jockey, chắc là sợ làm hư mái tóc đp như Elvis. V́ tánh t́nh cũng không thuộc loại sting nên trưng phi cơ và chức sắc trong phi đoàn làm ngơ, có hại thằng tây nào đâu. Bộ gío có ngầu nên Tr/t Lộc cour được một em au tête. Trong lúc ngũ trưa, cô nàng thèm ăn hàng rong, nên lục túi áo bay của chàng t́m bạc lẻ trả tiền chè. V́ thế mới thấy thẻ quân nhân là Trung Sĩ Lộc. Lộc là áp tải nên phải nhận và hướng dẫn hành khách lên tàu, đó cũng là cơ hội để Lộc yêu nghề bay bỗng hơn. V phi đoàn hơn mt năm nên cũng có vài lần bay chung với Lộc và hiểu thêm người chiến sĩ Không Quân đặc biệt này. Cùng nhau chia xẽ buồn vui, hiểm nguy nên dân bay ít ai quan tâm đến những chuyện lẻ tẻ bề ngoài. Trung Tưng Tư Lệnh Không Quân lái Harley-Davidson, đầu trần, easy rider trong căn cứ TSN, làm các pilot tiểu đồng mới vềớc thèm nhỏ giải.

Đáp xuống Song Mao sau 9:00 sáng, vào bải đậu, vừa tắt máy, đă thấy lính Sư Đoàn (SĐ) 23, hàng hai đi ra phi cơ. Không nói, cuời, những khuông mặt nghiêm nghị, âu lo của chiến sĩ SĐ 23 lần lượt lên tàu, chỉ làm theo hướng dẫn của phi hành đoàn (PHD), và sĩ quan chỉ huy của đơn vị. V́ trang bị cá nhân full load với vũ khí và đồ cá nhân, nên tàu chỉ chở đưc 60 người. Chiếc nón sắt, cái ba lô, cây súng, đi vào cỏi chết để đánh đuổi cộng quân, giải vây một thành phố mà tôi biết chắc, trong đám lính này, hầu hết Kontum không phải là nơi chôn nhao cắt rún của ḿnh.


Rời tần số Peacock, đổi sang tần số
phi trường Kontum. Không nghe ǵ trên tần số. Cố gắng gọi vài lần không nghe ǵ hết. Chúng tôi đổi sang tần số FM để xin hướng gió và tin tức phi trường. Liên lạc được với Kontum tower qua FM. Nhận hướng gió và t́nh trạng phi trường vẫn c̣n trong t́nh trạng báo đông.

Tr/u Hùng nh́n tôi cười: “ Coi chừng việt cộng nó trả lời đó.”

Từ trên 5000 bộ nh́n vềng phi trường, từng cụm khói rải rác chung quanh phi trường, thật ảm đạm, và bầu trời vắng tanh. Chỉ có một ḿnh chúng tôi trên không phận.

Tr/u Hùng: ”Ḿnh làm một pass băng qua phi trưng coi hướng gió, rồi vô luôn, khỏi vào downwind. Vô parking không tắt máy, cho hành khách xuống xong là ḿnh đóng ramp, ra phi đạo cất cánh liền.”

Sau khi bay qua phi trường, nh́n cụm khói bay lên, gió ngang rất nhẹ nên đáp đu nào cũng được.

Chúng tôi vào đầu phi đạo từ phía Pleiku lên cho đưc an toàn hơn. Từ xa sau khi line up với phi đạo, và straight in approach. Làm thủ tục before landing. Jet on. Tr/u Hùng cut power . Tôi thả full flap. Chiếc C123K rớt xuống như cục đá từ trên 5000 bộ. Tr/u Hùng điều chỉnh power để đáp cho đúng điểm. Đáp ngắn chừng nào hay chừng đó. Tất cả đều im lặng trên không phận phi trường. Cái không khí ngột ngạc, lo âu, hồi họp, chờ pháo kích và pḥng không của VC. Chắc là đch đang nghĩ dưởng sức sau trận chiến đêm qua hay chuẩn bị tấn công đêm nay nên không một tiếng súng. Vào bải đậu, máy vẫn c̣n chạy, cửa sau tàu mở ra vội vàng cho các chiến sĩ bộ binh chạy ra khỏi tàu.

Áp tải báo cáo:” Hành khách xuống hết rồi.”

Chúng tôi vội vàng đóng cửa sau và di chuyển ra phi đạo.

Tr/u Hùng làm một màn cất cánh thật hot. Full power, jet 100%, hold brake cho đến khi brake không c̣n giữ được nữa mới release brake. Con tàu phóng đi thật nhanh trên phi đạo. Trong vài giây đồng hồ đă đạt được lift off speed. V́ tàu trống rất nhẹ và không hành khách nên Tr/u Hùng làm một cái maximum climbing turn thật gắt quẹo vềớng Pleiku.


Đáp Pleiku sau 12:00 trưa đ
ể đổ xăng, chuẩn bị cho lượt thứ hai và cũng để ăn trưa luôn. Tranh thủ thời gian, cần phải đáp Kontum trước khi trời tối nên PHD vào câu lạc bộ trong phi trường ăn vội vàng. Ra tàu trở lại th́ cũng đúng lúc xe xăng vừa làm xong nhiệm vụ.

Những đám mưa mây lẻ tẻ không có ǵ trở ngại cho bay VFR.

Gần đến Song Mao Tr/u Hùng nói:” Mai đáp cái này đi.”

Tôi nh́n Tr/u Hùng thật nhanh xem sao mà ông dám cho ḿnh đáp phi trường này? Ông ta tỉnh bơ không nói ǵ hết, mắt nh́n thẳng phía trưc trông như củ khoai.

V́ đă đến đây hồi sáng nên cũng quen với phi đạo của Song Mao. Ngắn và hẹp (phi đạo dỉ sắt?) chỉ vừa đủ điều kiện để C123K đáp. Về phi đoàn đă lâu nên lông cánh cũng khá vững vàng, và chuẩn bị để đi học hoa tiêu chánh. Có lẻ vậy nên đưc huynh trưởng dợt gà cho cứng cáp. Cơn mưa rào vừa tạnh, gío ngang cũng không mạnh lắm nhưng phi đo ướt mem. Đi bay với các huynh trưởng có vỏ giỏi hay thương đàn em nên pilot tiểu đồng được cất cánh và đáp nhiu hơn. Vào final approach, phi đạo ngắn nên phải đáp ngay đầu phi đạo , right spot như navy pilot đáp trên hàng không mẩu hạm chớ không th́ chạy ra hàng rào cuối phi đạo, ngồi chơi sơi nước. Mấy ông thầy Mỹ thường phàn nàn mổi khi học tṛ đáp mạnh trên phi đạo: “You land like navy pilot.”

Gío ngang, phi đạo lại hẹp nên rất dễ over correction, chỉ cần nghiêng cánh một chút là thấy bánh phải nằm trên bờ cỏ xanh của phi đạo. Tôi cố đạp rudder trái để mang tàu vào giửa phi đạo th́ thấy cái rudder cứng ngắt. My mentor mặt lạnh như tiền, nh́n thẳng phi đạo trước mặt. Th́ ra ông ta đă đở cho ḿnh sớm hơn khi cần phải make correction. Đó là tài ca người bay giỏi và đầy kinh nghiệm nếu không th́ bánh phải đă chạy trên cỏ.

Thank you ! Thank you!

Sau khi kéo power về idle, đẩy cần lái mạnh về phía trưc, và đạp thắng thật mạnh, con tàu chặm dần cũng là lúc Tr/u Hùng take over và dùng steering wheel dẩn tàu về bải đậu.

Tôi thở phào nhẹ nhỏm. What’s a landing!

Cũng như lúc ban sáng, lính SĐ 23 với chiếc nón sắt, cái ba lô, và cây súng đi vào cỏi chết để giăi vây Kontum. Cái cảm giác xúc động lần này trong tôi, không lo lắng cho họ nhiều như ban sáng, có lẻ v́ quen với cảnh ra quân vào vùng chiến trận. Tôi thầm nhủ xin ơn trên che chở cho họ được b́nh an.

Vừa bắt liên lạc được với Peacock th́ được lệnh từ Phong Đăng:

- Bằng mọi cách bạn phải đáp Kontum pick up phi hành đoàn bạn. Tàu bị pháo kích và bị cháy. Phi hành đoàn đang chờ bạn.

Tôi chỉ lo cho phi vụ của ḿnh nên không để ư đến những phi vụ khác đến Kontum cùng ngày.

Tr/u Hùng nh́n tôi khẻ gật đầu và cười mỉm:

- 425 tụi nó bay từ Qui Nhơn lên.

Chúng tôi cùng cười:

- Tàu bay cháy mà sao bay mùi thuốc ba số năm thơm qúa. Không biết thằng nào bay chiếc đó?

Sự giởn cợt, dí dỏm của dân phi hành khi bay vào nơi nguy hiểm hầu như đ quên đi phn nào cái âu lo và căn thẳng đợi chờ. V́ đă quen hướng gío vào ban sáng và t́nh h́nh phi tờng nên chúng tôi khỏi phải thăm ḍ như ban sáng. Nh́n đồng hồ đă qúa 4:00 chiều.

Tr/u Hùng lặp lại như lúc sáng, chỉ thêm:

- Phải chờ cho phi hành đoàn tụi nó lên hết rồi mới cất cánh.

Vào bải đậu nh́n chiếc C123K cháy rụi một cánh, nằm chơ vơ trong buổi chiều ảm đạm, đầy khói lữa.

Một ư nghĩ vụt qua đầu thật lẹ: ” Nếu tàu ḿnh bị hư là nằm lại đây tối nay. Giờ này trể qúa đâu c̣n chiếc nào xuống cứu bồ về TSN!”

Tàu vừa ngừng, máy c̣n chạy, jet không tắt, cửa sau vừa mở ra cho lính xuống. Một cảnh tượng hổn loạn tôi chưa từng thấy. Khung cảnh yên tỉnh không một bóng ma của phi trường bây giờ náo động, rộn ràng. Người ở đâu dưi giao thông hào tràn lên như kiến, ùa chạy vào phi cơ, toàn là đàn bà, con nít. Phi vụ lệnh là bay tàu trống về TSN. Chúng tôi nh́n nhau như t́m câu trả lời để đương đầu với cảnh hổn loạn này.


Tr/u Hùng hỏ
i:“ Phi hành đoàn lên hết chưa?”

Áp tải trả lời: “Lên hết rồi, nhưng không đóng ramp đưc. Đàn bà, con nít đứng đầy ramp không đóng được”

Sự lo lắng bắt đầu hiện rỏ trên khuông mặt mọi người v́ sợ pháo kích, trời vừa chạng vạng tối, mà over load th́ làm sao cất cánh. Tôi nh́n ra sau thấy người chật kín, thiên hạ đả leo lên tận sau đuôi tàu bay, không c̣n một chỗ trống mà người vẫn cố tràn lên tàu.


Tr/u Hùng: “ Cố đóng ramp lại để cất cánh.”

Tàu bắt đầu di chuyển ra phi đạo nhưng ramp không đóng hết được v́ người trên tàu c̣n cố kéo ngưi dưới đất lên. Cái ramp c̣n nằm nửa chừng. Ra đầu phi đạo rồi mà ramp không đóng được.


Giọt nắng cuối cùng trong ngày c̣n lại vừa đủ để chúng tôi thấy rỏ phi đạo.

Hold brake, full power, jet 100%, release brake, con tàu từ từ chuyển bánh.

Tôi nhắc chừng: “ Đóng ramp đưc chưa?”


Áp tả
i:“ Chưa được v́ tôi c̣n ráng kéo bà ǵa lên.”

Tôi liếc nh́n Tr/u Hùng, ông khẻ gật đầu như thầm nói:“Let’s go.”

Con tàu chạy gần hết phi đạo mà tốc độ tăng thật chặm. Vừa đủ lift off speed, Tr/u Hùng từ từ kéo cần lái lên vừa đủ để khỏi bị stall th́ cũng vừa hết phi đạo. Hàng rào kẻm gai cuối phi đạo hôm nay sao mà cao qúa. Coi chừng vướng hàng rào kẻm gai th́ toi mạng. Con tàu như muống rung lên, vừa đủ bay qua đầu dây kẻm gai.

Áp tải la lên:” Bà ǵa bị dây kẻm gai rồi.”


Như m
ột luồng điện chạy qua tim ḿnh. Cửa sau đóng kín. Con tàu tăng tốc độ và từ từ lên cao. Chúng tôi hoàn toàn im lặng. Cái im lặng chia xẽ sự đau thương mt mác, và như tự trách ḿnh đă để hành khách gặp tai nạn. Tất cả PHD lặng thinh, chỉ biết làm bổn phận của ḿnh. Xa xa thành phố Pleiku đă lên đèn.

Đáp TSN, taxi vào trạm hàng không, vừa tắt máy, bước xuống khỏi pḥng lái, gặp ngay nhân viên hậu trạm ngơ ngác hỏi :“ Hành khách có trong phi vụ lệnh không?”

Tôi trả lời: “Không. Họ di tảng từ Kontum về.”


Ngư
ời lính hậu trạm chợt hiểu,và lắc đầu để t́m cách hướng dẫn đám hành khách bất hợp pháp, thảm thương này. Hành khách vội vàng xuống tàu, kêu gọi nhau t́m thân nhân của ḿnh.

Tôi đứng lặng yên như pho tượng nh́n đứa bé gái chừng bốn tuổi. Đứa bé đứng bơ vơ dưi cánh tàu bay trong màn đêm, khóc nức nở với cô đơn, sợ hải, ở nơi đất lạ quê người. Sau một ngày dài đầy căng thẳng, h́nh ảnh bà già vướng dây kẻm gai vẫn c̣n lăng văng trong đầu, thân h́nh tôi bất động như không c̣n cảm giác.

Một nén hương, một lời cầu nguyện cho bốn phi hành đoàn Phi Đoàn 423 đă vĩnh viễn bay đi, làm tṛn bổn phận trai thời chinh chiến :

Tr/u Tuấn (Mụn) – Th/u Lăng Du – Điều Hành Viên…- Cơ Phi… - Áp Tải…

Tr/u Trung – Th/u Sơn (Đà Lạt)* – Điều Hành Viên… - Cơ Phi… - Áp Tải…

Tr/u Công - Th/u Hoàng Đ́nh Chung* – Điều Hành Viên… - Cơ Phi… - Áp Tải…

Tr/u Kiệm – Th/u Hồng – Điều Hành Viên… - Cơ Phi… - Áp Tải…

* Class 71-08 Keesler AFB.

Nguyễn Mai

PĐ 423/435

Tự do là món quà. Ngưi lính VNCH là người mang quà cho miền Nam. Khi người mang quà chết hay bỏ ra đi th́ món quà kia nằm đó không người mang đi.


Hăy nh́n lại và suy ngẫm về một cuộc hành quân tiêu biểu

Hành Quân Vào Tam Giác Sắt

Phan Lạc Tiếp


Lời tựa:

Cuộc chiến Việt Nam đă tàn gần một phần tư thế kỷ, nhưng nỗi đau về cuộc chiến ấy vẫn c̣n, nhất là đối với quân dân miền Nam. Nhiều tổ chức, nhiều quân binh chủng VNCH đă bắt đầu cố gắng ghi lại một giai đọan đắng cay cũ. HQVNCH cũng đă bắt đầu. Đây là một bài viết về cuộc hành quân phối hợp Việt Mỹ, mà Hải Quân đóng vai tṛ đón dân, trong tinh thần Tâm Lư Chiến Dân Sự Vụ, người viết đă tham khảo các tài liệu về phía Hoa Kỳ, tài liệu của Hà Nội và nhớ lại những điều chính ḿnh đă tham gia, đă chứng kiến. Trước khi các bài này được chuyển ngữ và in thành sách, người viết rất ao ước được đón nhận những góp ư, những bổ túc cho tập tài liệu được chính xác và phong phú hơn.

Phan Lạc Tiếp

Sau khi Đệ Nhất Cộng Ḥa bị lật đổ, hàng loạt những biến động chính trị theo nhau diễn ra. Trong khi đó phía Cộng sản Bắc Việt ồ ạt đổ quân vào Miền Nam, khởi đầu cho những cuộc đánh lớn. Trước hoàn cảnh ấy, Quân đội Mỹ cũng đă ào ạt đổ quân vào Miền Nam, và giữ vai tṛ lùng và diệt, đẩy QLVNCH vào vai tṛ b́nh định. Để mở rộng ṿng đai an ninh cho thủ đô Sài g̣n, Mỹ đă lần lượt có những cuộc hành quân to lớn, quy mô, đánh thẳng vào các mật khu Việt Cộng. Hành Quân Attleboro, khai diễn từ 19 tháng 9 đến 25 tháng 11 năm 1966, mục tiêu là chiến khu Dương Minh Châu. Hành Quân Cedarfall, khai diễn từ ngày 8 đến 26 tháng 1 năm 1967, mục tiêu là Tam Giác Sắt. Sau đó là cuộn hành quân Junction City khai diễn từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 14 tháng 5 năm 1967, mục tiêu là trở lại hủy diệt chiến khu Dương Minh Châu. Các cuộc hành quân đó đă đem lại kết quả nào, vai tṛ của Quân Lực Mỹ tại Việt Nam ra sao... Đó là những vấn đề rộng lớn, đ̣i hỏi nhiều sưu tầm nhận định.

Để góp một cái nh́n về vai tṛ lùng và diệt của Quân Lực Mỹ, người viết xin được ghi lại một số dữ kiện cụ thể, chính ḿnh đă chứng kiến qua cuộc hành quân Cedarfall, đánh vào Tam Giác Sắt

Tam Giác Sắt dược định trên bản đồ hành quân bởi ba điểm: Bầu Bành, Bến Súc và Củ Chi, rất sát Sài G̣n, và chính con sông Sài G̣n, ở thượng ḍng đă chảy qua mật khu này, tất nhiên cuộc hành quân trên con sông huyết mạch và nguy hiểm này thuộc Hải Quân Vùng 3 Sông Ng̣i . Lúc ấy vị đại diện Hải Quân bên cạnh Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Quân Đoàn III, là Hải Quân Thiếu Tá Trần B́nh Sang.

Mục đích của cuộc hành quân này, như tài liệu của Cộng Sản ghi lại là tiêu diệt các bộ phận chủ lực quân Việt Cộng, gồm Trung Đoàn 272, Tiểu Đoàn 1 và 7 của Quân Khu IV, Tiểu Đoàn địa phương Phú Lợi, và 3 Đại Đội địa phương. Cuộc hành quân này có trên 40 ngàn quân Việt Mỹ và Đồng Minh, với sự hỗ trợ rất đầy đủ của Không Quân tại nôi địa Việt nam, cũng như phát xuất từ Đệ Thất Hạm Đội và từ Thái Lan. Riêng Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa có nhiều Giang Đoàn Xung Phong được tăng phái với mục đích đón dân từ vùng Tam Giác Sắt về Trung Tâm Định Cư tại B́nh Dương. Đoàn Tâm Lư Chiến Dân Sự Vụ thuộc BTL Hải Quân Sài G̣n được đặc biệt tháp tùng đoàn chiến đĩnh này để đón, hỗ trợ,an ủi dân trên đoạn đường từ Bến Súc đến B́nh Dương. Người viết bài này lúc dó là Trưởng Đoàn Tâm Lư Chiến Dân sự Vụ.

Về phía Cộng Sản, họ ghi nhận rằng: Mỹ có 6 Lữ Đoàn Bộ Binh, 1 Trung Đoàn Thiết Giáp. Phía Quân lực VNCH có 8 Tiểu Đoàn Bộ Binh, 4 Tiểu đoàn Thiết Giáp. Tám đến 10 Tiểu đoàn Pháo Binh 105,155mm. Không quân chiến thuật chi viện 1300 lần/chiếc, B52 72 lần/chiếc. Đặc biệt có 4 Tiểu Đoàn Công Binh Mỹ với 50 xe ủi đất.

Diễn tiến cuộc hành quân này, Cộng Sản Bắc Việt đă ghi lại trong cuốn sách nhan đề Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Thực Dân mới của Đế Quốc Mỹ ở Việt Nam, do Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam, Bộ Quốc Pḥng, Hà Nội , xuất bản năm 1991, tác giả là Hải Như Quang, người chịu trách nhiệm xuất bản là Đại Tá Trần Hạnh, trang 139, nguyên văn như sau:

"Đầu tháng 1 năm 1967, sau những chuyến bay trinh sát, rải hóa chất độc xuống Thi Tính , Hố Mường, Vàm Cỏ Đông, máy bay B52 rải thảm khu vực Cần Xe, Tràng Cỏ, Hố Ḅ, Đôn Thuận, địch triển khai lực lượng chiếm lĩnh các địa bàn G̣ Dầu Hạ, Dầu tiếng, Bảo đồn, Thới Ḥa, rừng Thanh Điền, tạo thế bao vây "Tam Giác Sắt". Tiếp đó địch tiến sâu vào căn cứ, trọng điểm là Long Nguyên, Hố Ḅ. Chúng kết hợp phi pháo, máy bay B 52, lữ dù ngụy, các đơn vị công binh và hóa học Mỹ triệt phá Bến Súc, xúc dân. Cùng phối hợp hoạt động, quân ngụy càn quét đường số 13 từ Thủ dầu một đi Bến Cát. Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 1, cuộc hành quân kết thúc. Đây là cuộc hành quân đánh phá căn cứ kết hợp với gom dân, xúc tát dân quy mô lớn bằng thủ đoạn cướp sạch, đốt sạch, phá sạch nhưng kết quả vẫn không như chúng mong muốn. "

* * * * *

Để có một cái nh́n cụ thể về phía Quân lực VNCH, nhất la vai tṛ của Hải quân trong nhiệm vụ đón dân, chúng tôi xin trích lại một đoạn trong cuốn bút kư Bờ Sông Lá Mục, mà người viết đă tham dự cuộc hành quân này ghi lại.

* * * * *

Đoàn chiến đĩnh trên 50 chiếc đủ loại, thuộc nhiều giang đoàn tăng phái, tham dự cuộc hành quân vào vùng ''cấm điạ'' Tam Giác Sắt, thuộc tỉnh B́nh Dương. Cuộc hành quân đă khai diễn ngay sau mấy ngày Tết, đâu giưă tháng 2 năm 1966. Đây là một cuộc hành quân quy mô, tiêu biểu và rất to lớn, có tới trên 40.000 quân bộ chiến Việt Mỹ tham dự. Đây cũng là cuộc hành quân mở đầu cho vai tṛ Lùng và Diệt cuả Quân Đội Mỹ; và B́nh Định do Quân Lực VNCH phụ trách. Đặc biệt trong cuộc hành quân này, tuyệt đối không có một thông tín viên nào được phép tham dự, dù là Mỹ hay Việt, dân sự hoặc quân sự. Tôi với tư cách Trưởng Đoàn Tâm Lư Chiến Lưu Động thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân, tham dự với nhiệm vụ hỗ trợ dân chúng rời khu vực hành quân, bằng các chiến đĩnh Hài Quân, và trao họ lại cho anh em Bộ Binh khi đoàn tầu về đến B́nh Dương.

Cuộc hành quân quy mô và to lớn ấy khai diễn đă mấy ngày, đoàn chiến đĩnh mới được phép tiến vào vùng trách nhiệm. Khởi hành từ bến tầu B́nh Dương vào lúc 4 giờ sáng, di chuyển ngược lên thượng gịng cưả sông Sài G̣n. Từ Pḥng Hành Quân cuả chiếc Monitor Command( Soái Đĩnh), trên hải đồ tôi thấy h́nh ảnh con sông Sài G̣n uốn khúc ḷng ṿng rất nhiều. Càng lên thượng gịng ḷng sông càng hẹp, và bên mặt là rừng và núi. Cầm ly cà phê nóng trên tay, tôi đi ra phiá mũi tầu, bước những bước thật chậm v́ sợ trượt sương. Tới gần mũi tầu, tôi tụt xuống ngồi tưạ lưng vào thành sắt cuả khẩu đại bác 20 ly đôi. Gió lạnh. Trời đầy sương. Tiếng máy tầu ầm ầm rền rĩ. Những tia đèn pin mầu đỏ loang loáng vây vẫy lập loè. Tôi nhớ lại mới mấy tháng trước đây thôi, cũng những chiếc tầu như thế này, cũng không khí nặng nề câm nín và kinh khiếp như không khí này cuả Giang Đoàn 21 và 27 Xung Phong ở Mỹ Tho. Ở đó tôi đă tham dự và chứng kiến nhiều điều thật là xúc động... Đang miên man nhớ lại th́ Bác sĩ Nguyễn Thái Lai bước tới. Tay ông cũng cầm ly cà phê. Ông nói:

-T́m ông măi.

Tôi ngước nh́n lên. Trời đă sáng. Khuôn mặt Bác Sĩ Lai sáng ngời, đôi mắt long lanh qua làn kính. Tôi nói:

-Xuống đây. Bác Sĩ Lai từ từ bước xuống, và nói:

-Sao không ở pḥng chỉ huy cho vui và an toàn. Tôi cười nói:

-Xuống đây . Trong đó chật. Để họ làm việc. Hơn nưă ở đây an toàn hơn.

-Sao?

-Đă đi hành quân, sống chết có số. Nhưng ở đây có nhiều cái hay lắm.

-Sao? Ông nói cho tôi nghe.

-Ngồi ở đây, mát, thoáng, dễ chịu. Và chẳng may ''bà thuỷ cười'' một buá, tầu tung lên, ở đây ḿnh có hy vọng văng lên bờ. C̣n ở trong đó th́ hoặc ch́m theo tầu, hoặc đập đầu vào thành sắt...

-Hay , ông nói có lư, c̣n ǵ nưă?

-Nếu tụi nó dùng B40, th́ bao giờ nó cũng nhắm vào đài chỉ huy, nơi có cái cần câu lêu nghêu..

-Hay.

-Và quan trọng hơn hết. Ḿnh không có nhiệm vụ điều khiển tầu, th́ ''đi ra chỗ khác chơi'' cho họ rộng chỗ làm việc. Và chẳng may họ có bị, th́ ḿnh c̣n sống để thay thế chứ.

-Hay.

-Thôi khen vưà thôi. Ông mà nghe tụi em ở Giang Đoàn nó nói c̣n nhiều cái hay hơn nhiều. Kinh nghiệm máu mà ông.

Lúc đó trời đă sáng hẳn. Độ bảy giờ sáng. Cách bờ sông vài mặt ruộng, cứ độ một cây số, lại có một trailer dài, do một Chinook câu tới: Một nhà hàng lưu động, từ Hạm Đội 7, ngoài khơi Vủng Tàu, đem đồ ăn sáng cho lính Mỹ. tôi lấy ống nḥm quan sát. Lính Mỹ, đa số nằm ở vị trí tác chiến, nhưng một số nhỏ, lần lượt xếp hàng vào lấy đồ ăn sáng. Các chú cooks áo khoác trắng, mũ trắng cao lêu nghêu , như các tay đầu bếp hạng sang tại các nhà hàng lớn, phân phối thực phẩm nóng cho lính Mỹ. Tôi đưa ống nḥm cho Bác Sĩ Lai coi. Nh́n xong ông nói:

-Mẹ! Đánh nhau cái kiểu này lạ nhỉ.

-Nh́n sâu vào phiá xa, là rừng. Rụng cây trắng xoá. Cây trơ cành và vướng đọng những sương. Đẹp quá. Bác Sĩ Lai lại nói:

-Như tranh tầu.

-Mà ông có biết tại sao sương đẹp như thế không?

-V́ rừng cây không có lá.

-Đúng. Mà tại sao?

-Tại thuốc khai quang.

-Bộ họ rải thuốc cả cánh rừng mênh mông như thế kia à?

-Vâng. Họ rải thuốc cho cây rừng chết, Việt Cộng hết chỗ ẩn thân. Giưă lúc ấy, những đoàn trực thăng bay vần vũ trên đầu, bao quanh khung trời có đoàn tầu chạy dưới. Tôi nói với Bác Sĩ Lai:

-Ḿnh vào vùng cấm điạ rồi đấy. Và ông thấy không, lúc này mà nó bắn, ḿnh chỉ có quyền dùng súng nhỏ thôi. Các loại súng có tầm bắn xa và đạn có đầu nổ như 12 ly 7, 20 ly, 40 ly không xài được.

-Sao vậy?

-Ông không thấy sông Sài G̣n đang quằn qoại uốn khúc đó sao?

-Th́ nó quằn qoại càng đẹp chứ.

-Nhưng các khúc ṿng gần nhau quá, có chỗ chưa quá 500m. V́ thế ḿnh ỷ súng lớn, đạn nhiều nhắm mắt mà bắn cho đỡ sợ, th́ ḿnh bắn vào ḿnh, vào các tầu khác.

-Hay.

-Hay mẹ ǵ ông ơi.

-Tôi đang nhớ lại khúc sông ṿng vèo tại Rạch Ba Rài, Cai Lậy, hôm 29 tháng 9 vưà qua, nó phục kích ḿnh tại đó. Nó chết bộn mà ḿnh cũng ê càng.

-À! Trận đánh có đăng trên báo Tiền Tuyến, ông viết lại mà.

-Đúng. Đó là nhiều nét đẹp, nhiều điều cần nói ra. C̣n các điều không nên nói ra..

-Ông...

-Do đó, đi sông, tôi sợ nhất sông uốn khúc. Lại sợ hơn nưă, là sông có bờ núi cao. Nó ở trên, ḿnh ở dưới. Hạ sách nó lấy đá lăn xuống ḿnh cũng tiêu, huống hồ nó đặt ḿn phục kích.

-Nghe tới đó, Bác Sĩ Lai nh́n ra xung quanh. Quả nhiên đoàn tầu mấy chục chiếc cứ uốn khúc như muá rối. Và bên hữu ngạn núi đă bắt đầu xây thành sát mé sông. Bác sĩ Lai nói:

-Thế ra ḿnh đang đi vào đất địch, với tất cả cái hiểm nghèo, hạ sách nhất phải không ông?

-Đúng nhưng ông đừng lo. Sôùng chết có số. Hơn nưă, nếu có bị tấn công, các máy bay trực thăng sẽ làm nhiệm vụ không yểm.

Càng đi vào sâu, ḷng sông càng hẹp. Vách núi sát bờ nước, với những xác người bị dồn sát vào bên núi, có xác đàn ông, phần lớn và cũng có đàn bà và trẻ nhỏ. Nh́n những tử thi, Bác Sĩ Lai như có ư chùn lại. Mặt ông lạnh tanh. Lúc ấy từ trên đỉnh trời, mấy chiếc L19 đang thả cả rừng truyền đơn xuống. Các truyền đơn bay lao xao như lá rừng. Một số rơi vào ḷng tầu. Tôi nhặt lên, đọc :'' Thưa đồng bào. Để loại trừ Việt Cộng ra khỏi dân chúng, đem lại an ninh cho đồng bào, Quân Lực VNCH và Quân Lực Đồng Minh đang bao vây vùng Tam Giác Sắt. Đồng bào sẽ được di chuyển tạm thời về vùng an ninh. Sau khi thanh lọc Việt Cộng ra khỏi dân chúng, đồng bào sẽ được tái định cư''.(2)

Độ 10 giờ trưa, đoàn tầu đă tới Bến Súc. Nơi đây , các chiến đĩnh ủi băi, mở cưả đổ bộ để nhận dân xuống tầu. Ngoài tất cả anh em trong Đoàn Tâm lư Chiến Lưu Động thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân ra, tôi c̣n được anh em thủy thủ đoàn cơ hữu tăng phái hỗ trợ. Đồng bào được đưa xuống tầu, ngồi xếp hàng trong ḷng tầu. Ai có đồ nặng, hoặc con nhỏ đều được các anh em Hải Quân vác, bế hộ. Các cụ già được anh em d́u đi. Khi ḷng tầu đă chật, tầu tạm rút ra, và cũng là lúc anh em Tâm Lư Chiến phát cho họ mền giấy và thực phẩm khô( C ration). Sau khi phân phát các phẩm vật này, các cán bộ Tâm Lư Chiến, nói rơ cho đồng bào biết mục đích cuộc hành quân tại vùng Tam Giác Sắt là loại địch ra khỏi dân...

Khi ḷng tầu đă đầy, các cưả đổ bộ được kéo lên, và lần lượt vào vị trí để ra về. Dưới trời nóng mênh mông, ḷng sông như rộng hơn, và tất nhiên cảnh vật rơ hơn nhiều. Vẫn những đoàn trực thăng không yểm bay quần trên đầu. Tại các khúc quanh nguy hiểm, khả nghi, máy bay bắn rocket xuống, nổ bùng. Khói bay mịt mù . Và trên đỉnh núi, vẫn có mấy chiếc máy bay L19 thả rừng truyền đơn xuống. Và miệt rừng nào đó không xa lắm, tiếng bom dội xuống rền rĩ. Hai bên bờ, lác đác vẫn có những nhà ăn lưu động, do các máy bay Chinook câu tới, để cung cấp bưă ăn trưa cho lính Mỹ. Hai bên mé sông xác người nổi ĺnh b́nh. Có nhiều xác bám vào mé cỏ. Theo lượn sóng cuả tầu, các xác cũng nổ trôi lên xuống và ưá ra những làn máu tím ngắt. Dân chúng đa số là đàn bà, người già và trẻ con được ngồi kín trong ḷng tầu. Có ông già ngồi giữ bát hương, đôi mắt thất thần. Có những em nhỏ ôm chặt con gà vào trong ḷng.

Đoàn tầu tới B́nh Dương, vào khoảng 4 giờ chiều. Dân được thả lên bờ, có đoàn Dân Sự Vụ cuả Quân Đoàn đón đợi và hướng dẫn họ về khu tạm trú. Họ được cung cấp thực phẩm.

Tại đây họ lại được thanh lọc một lần nưă. Trong khi đó các thanh niên trai tráng đă được chở đi riêng bằng máy bay, và ở một nơi riêng. Theo tin tức từ các cuộc họp hành quân, th́ trong cuộc hành quân này, có rất nhiều cán bộ cao cấp cuả Việt Cộng bị bắt, trong đó có cac giáo sư Nga ngữ.

Cứ như thế , sáng đi sớm, chiều về. Lộ tŕnh vẫn là con sông Sài G̣n nhiều đoạn uốn khúc rất đẹp, nhưng cũng rất hiểm nguy. Vào ngày chót cuả công tác, dân đă hết. Tôi lang thang trong khu vực Bến Súc, thuộc phần trách nhiệm cuả một đơn vị Nhẩy Dù. Tại đây các vườn tược, đa số đă được xe ủi đất loại lớn, bằng lưỡi sắt nằm ngang, xe đi đến đâu, vườn tược phẳng tới đó, kể cả những chướng ngại như nhà, cây cối đủ loại. Mấy mảnh vườn chuối, bị cắt đă mấy ngày, các thân cũng cụt từ gốc, nay các đọt chuối lại mọc lên những cuốn lá non xanh óng ả, thẳng đùng như những cuộn nhung xanh. Tôi muốn đi xa hơn, nhưng các anh em Nhẩy Dù cản lại.. Họ nói:'' Đă cầy như thế, mà đêm đêm tụi nó từ dưới hầm ṃ lên c̣n bắn tiả bọn này. Tối nào cũng thế''. Tôi có hỏi:'' Sao không ném lựu đạn xuống cái cưả hầm''. Anh em Nhẩy Dù cười,và đưa cho tôi một trái lựu đạn khói. bảo:'' Thả xuống cái hố này đi''. Tôi đưa trái lựu đạn cho một người khác. Anh ta mở chốt, ném xuống một miệng hầm ở gần gốc cây đă cụt. Tiếng nổ ''ục'' trong đó , rồi khói bay tốc lên, từ miệng hầm, từ gốc tre, từ giưă đám tiêu giưă sân... Anh bạn Nhẩy Dù nh́n tôi cười: '' Đấy hầm như thế đấy. Đất th́ rỗng, ăn sâu vào ḷng núi, tụi nó nằm trong đó c̣n lâu mới chết đói được...''

Trong khi chờ đợi bốc toán Dân Sự Vụ cuả Quân Đoàn về, tôi tạt vào một căn nhà, nơi được dùng làm Trung Tâm Hành Quân Tiền Phương cuả đơn vị Nhẩy Dù. Trung Tá Hậu cho tôi hay:'' C̣n mấy tiếng nưă là dọt, Hải Quân có muốn lấy ǵ th́ lấy''. Tôi cười,'' Cảm ơn Trung Tá'', và ngồi ngắm toàn thể căn nhà. Một căn nhà gỗ ba gian. Các cột bằng loại gỗ quư, có lẽ là gỗ mít,thật đều, bào rất thon. Các vân gỗ đối nhau rất chỉnh. Dưới mỗi chân cột có kê một miếng đá xanh tṛn. Các xà nhà cũng đều tăm tắp. Đặc biệt là cái xà ngang trên cao nhất, có một hàng chữ nho. Ngang giưă nhà, có treo một cuốn lịch tầu, buộc bằng một sợi chỉ ngũ sắc. Quanh nhà là các cưả bức bàn, đa số nay đă được dán bằng các bức không ảnh. Những mặt ruộng vuông nhỏ, gịng sông Sài G̣n uốn khúc. Những khu rừng đầy chằng chịt hố bom. Qua không ảnh cả khu Tam Giác Sắt hiện ra, và tôi thấy ṿng đai lưả đạn từ từ thu nhỏ lại, đúng như kế hoạch bao vây để lùng diệt mà tôi đă được học tập trước khi đi công tác. Tôi ra ngoài sân, nh́n xuống một triền dốc, dưới đó là khúc sông Sài G̣n. Bờ bên kia qua mấy đám cỏ khô, mấy con trâu xổng đàn từ mấy hôm trước, đang nhẩn nha gặm cỏ, lâu lâu lại ngửng mặt lên nh́n trời. Phía trái căn nhà chính là vườn chuối đă bị cầy, đứt tận gốc. Sau nhà là một vườn tiêu, Những cây tiêu dựng cao, h́nh tháp, quả chằng chịt. Giưă các hàng tiêu là những lối đi ṃn. Cuối vườn tiêu là một nhà ngang, gồm chuồng gà và nơi để các nông cụ. Ở đấy, cái cầy, cái bưà, cuốc, xẻng bưà băi. Bên phải căn nhà là một cái trái khá rộng. Tại đó dọc theo sườn nhà là cái cối giă gạo. Cần cối dài. Cối đá gắn xuống đăt, bao quanh bằng bệ xi măng. Nơi cuối cần, chỗ dùng để giă gạo, đă ṃn, nhẵn. Và trên tường, ngay chỗ người đứng giă gạo là h́nh các tài tử cải lương. Ảnh Thanh Nga, Thẩm Thuư Hằng dán bên cạnh các bià báo Tết, h́nh các cô gái miền Nam vẽ thật đẹp, thật hấp dẫn. Tôi nh́n thật kỹ trên tường, quanh các bức ảnh, c̣n có các câu thơ vụng về, viết bằng bút ch́ hoặc bút nguyên tử. Một sợi dây thừng, buộc thơng từ mái nhà xuống, ngang tầm tay, làm cái vịn tay cho người giă gạo. Cuối đoạn thừng, cái đầu mối được tết lại như một quả găng. Tôi cầm thử. Trái găng vưà khuôn trong ḷng bàn tay. Tôi đứng thử lên cần cối, hơi nặng, nhưng cần cối vẫn đưa lên theo nhịp chân đạp. Tôi bỏ nhẹ cần cối xuống và nh́n ra ngoài sân. Một mảnh sân cỏ không rộng lắm. Ngay từ giọt tranh, có mấy miếng gạch tầu, cẩn vào sân cỏ, dẫn tới một miệng giếng. Tôi đứng lên, bước theo các viên gạch này. Giếng nước nhỏ trong vắt. Tôi nh́n xuống giếng và thấy h́nh ḿnh ở dưới xa thẳm ấy. Và bỗng nhiên tôi hơi sợ. Tôi không dám nh́n lâu. tôi ngẩng lên. Toàn thân tôi đă đứng trong bóng mát cuả một cây na. Cây na nhỏ, cành thấp, xoè che cả miệng giếng. Tôi nắm vào một cành non, lắc nhẹ, lá na rung rinh. Một vài chiếc lá rơi xuống, chao chát. Một miếng vải đỏ, có lẽ là quai nón cuả một cô gái, giặt phơi vào cành na. Qua lớp lá na, tôi nh́n thấy bầu trời xanh thẳm ở trên cao. Và trên cành cao nhất cuả cây na, c̣n có cái chuồng chim treo trên đó. Chuồng chim làm bằng các nan tre, cưả lồng mở , đung đưa. Một miếng chuối nhỏ làm mồi đă khô gắn trong lồng, cạnh cái cóng nước. Tôi bỗng bồi hồi nhớ quá những ngày c̣n bé ở quê nhà. Nhớ những con chim xanh như mầu lá, theo nắng hạ từ dâu đó bay về....

Tôi nh́n lại xuống giếng sâu. Một cái giây dài tḥng xuống. Tôi kéo lên một gầu nước mát, trong vắt. Tôi rưả tay và đổ vào gốc na. Chỉ một thoáng, nước thấm hết vào ḷng đất. Một làn gió thổi tới. Cành na đong đưa như vui, như cười. Nắng đă cao. Đoàn Dân Sự Vụ đă về tới, đang rộn ră xuống tầu. Tôi và Trung Tá Hậu đứng trước căn nhà nh́n một lượt quanh vùng. Nơi đây mật khu bất khả xâm phạm cuả Việt Cộng, nhưng chỉ cách Sài G̣n có mấy giờ xe. Ban đêm, từ đây nh́n về Sài G̣n rực sáng. Trung Tá Hậu nói lớn:

-Xong hết chưa? Đoàn tham mưu cuả ông đáp:

-Thưa rồi Trung Tá.

Chúng tôi lững thững đi theo con lộ dọc mé sông. Lối đi dưới lá, mát. Ngay khi chúng tôi rời gót, một xe ủi đăt hạng nặng từ phiá sau đi tới. Một quân nhân Mỹ cởi trần, mặc áo giáp cầm lái. Tiếng máy xe rú lên, chiếc xe từ từ tiến tới gầm gừ. vườn tiêu đổ rạp xuống. Tiếng mấy cái sào dựng làm nọc tiêu kêu lốp đốp. Cái nhà sau đổ ụp. Cày bưà gẫy vụn. Sau đó, chiếc xe quay lại, đưa cái lưỡi sắt sáng loáng tiến tới căn nhà. Tiếng máy xe gầm lên và chỉ một khắc, căn nhà xinh đẹp kia đổ xuống, găy sập. Mái ngói đổ xuống ào ào, bụi bay mịt mù. Từ sân nhà, mấy cái cột nhà bung ra, rồi lăn , lăn lăn uà xuống triền dốc. Có cái vướng ở một bụi cây. Có cái rơi ṭm xuống mặt sông. Con sông Sài G̣n oằn oại ở dưới ấy. Tôi mở chừng mắt mà như không thể tin được ở mắt ḿnh. Tôi nh́n lại vị trí căn nhà, giờ đă phẳng lặng, trống không. Cả cái nền đất cũng được ủi cho bằng.

Chiếc xe ủi quay qua, quay lại, một chốc cả một khu vực chỉ là một mảnh đăt loang lở, hoang tàn. Tôi dụi mắt cho khỏi cay, v́ bụi. Cây na c̣n đó, cây na bé quá, hiền lành quá, nên được bỏ sót. Cây na vẫn xoà những cành lá xinh che lấy miệng cái giếng nhỏ.

Tôi xuống tầu trở về. Cây na cuả Bến Súc, B́nh Dương, hay cây na nào đó cuả tuổi nhỏ đều đă hoà lẫn trong trí nhớ tôi. Tôi dằn ḷng lắm để tránh những tiếng thở dài. Và trong tôi gợi lên một câu thơ nhỏ:

Gửi rừng một gốc cây na.
Cố xanh tươi nhé, can qua sẽ tàn...

Trên đường về, mấy chiếc tầu nhỏ đi đầu bị bắn, cả đoàn tầu dừng lại. trực thăng vần vũ xả hoả tiễn xuống hai bên sông. hoả tiễn nổ thật gần, đăt, lá, khói mù mịt. trên hệ thống âm thoại chỉ huy cuả đoàn tầu hoạt động điều hoà, b́nh tĩnh. Từ chiếc tiểu giáp bị bắn bằng B40, gọi về:

-Báo cáo thẩm quyền. Tụi tôi bị bắn. Một bị thương nhẹ. Vỏ tầu bị thủng trên mặt nước

-Có trở ngại ǵ không?

-Không, vẫn di chuyển an toàn.

-Báo cáo tiếp.

-Tụi em phản pháo tức th́, và ủi băi truy kích..

-Tiếp.

-Bắt được một thanh niên bị thương và tịch thu được cây B40.

-Tiếp.

-Toán bộ binh đang đổ bộ lục soát...

-Báo cáo tới đó, th́ tiếng máy bỗng ngưng và có những tiếng nổ vọng lại từ máy PRC25. Mọi người biểu lộ lo âu, nhưng chỉ độ mấy phút sau, tiếng máy lại gọi về:

-Báo cáo thẩm quyền.

-Tiếp.

-Toán bộ binh lục dọc theo hai bên bụi rậm ven sông, bắt thêm được một số Việt Cộng.

-Tiếp.

-Đang tiếp tục truy kích

-Đem tên Việt Cộng tới tŕnh diện tôi .

-Nghe.

Độ nưả giờ sau, chiếc tiểu giáp ghé lại, cặp vào chiếc soái đĩnh. Tên Việt Cộng bị c̣ng, mặt non choẹt. Hắn bị thương ở tay, đă được băng bó tạm. Tang vật đem theo là một khẩu B40, và c̣n một trái đạn chưa bắn. Hắn mặc quần đùi đen, áo bà ba. Bên hông đeo một túi ni lông nhỏ, bọc kín một gói cơm khô. Tên này được dẫn lên tầu, cho ngồi một góc trong pḥng Hành Quân. Một sĩ quan Ban 2 được chỉ thị lấy cung và khai thác tức khắc. Hỏi ǵ, tên này cũng khai:'' Dạ em không biết.''

Lục quanh lưng hắn, c̣n có một khúc ống ni lông nhỏ, dài độ một mét,. Dù không hỏi ai cũng biết đó là ống thở, để khi khai hoả xong lặn xuống nước, ''nằm mà'' ngậm ống ni lông tḥ lên mặt nước, thở. Nước đục nằm sát bờ, nhờ lá cây che lấp là qua mắt được toán lính lục soát cuả ta.

Lúc này trời đă về chiều , dọc theo bờ sông, các toán quân nhân Mỹ lại lần lượt sắp hàng đi lănh đồ ăn chiều tại các nhà hàng lưu động, do máy bay Chinook câu thẳng từ Hạm Đội 7 vào. Tôi lấy cái bi đông nước, uống một ngụm rồi đi xuống ḷng tầu. Nơi đây, những người dân cuối cùng của cuộc hành quân được dồn lại trở về B́nh Dương. Mọi người ngồi ủ rũ. tôi chú ư đến một ông già, tóc đă bạc, ngồi ôm khư khư một bài vị, mắt ngơ ngác thất thần. Ông nh́n tôi, như sợ tôi ra lệnh vứt ''bảo vật'' cuả ông đi. Tôi lại gần, vỗ lên vai ông già. nói nhỏ:'' Bác đừng sợ.'' Trong bưă ăn tối tại nhà hàng Bạch Đằng ở mé sông, ngay trước dinh T́nh Trưởng có đâụy đủ các đơn vị trưởng cuả các đơn vị đă tham dự cuộc hành quân này, Trung Tá Lư Ṭng Bá, T́nh Trưởng B́nh Dương đă nói mấy lời bày tỏ sự cảm ơn '' Các đơn vị bạn đă đến đây để phá tan sào huyệt địch, mở đầu cho công cuộc lùng địch ở Tỉnh này.. Ông cũng đại diện cho Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Quân Đoàn I I I, bày tỏ sự hài ḷng về sự hợp tác hăng say và khéo léo cuả tất cả các quân nhân các cấp tham dự cuộc hành quân và hưá sẽ tưởng thưởng cho các quân nhân xuất sắc theo đề nghị cuả các đơn vị trưởng..

Trời c̣n sáng, toán Tâm Lư Chiến Dân sự Vụ Hải Quân cuà chúng tôi lên xe về lại Sài G̣n. Chỉ sau độ một giờ, chúng tôi về đến nơi. Con sông Sài G̣n trước mặt. Các chiến hạm xám ngắt đậu kín một bên sông. Bên kia bờ là Thủ Thiêm, những rặng bần đen thảm. Ḍng sông Sài G̣n chảy hiền hoà , đục ngầu, tôi liên tưởng đến những xác chết dật dờ mới đây theo đợt sóng tràn lên hai bên mé nước. chính con sông này mà có xa lắm đâu.. Tăt cả đă hoang tàn. Chỉ c̣n một gốc cây na.

* * * * *

Nhận định về cuộc hành quân này, đối phương đă ghi lại trong cuốn sách đă dẫn nguyên văn như sau, trang 150:" Cuộc chiến đă diễn rarất ác liệt, gây cho ta những khó khăn và tổn thất: một số sinh lực bị tiêu hao, nhiều cơ sở hậu cần bị thiệt hại, kế hoạch vận chuyển từng nơi,từng lúc bị gián đoạn, nhiều căn cứ bàn đạp bị phá, một số dân bị xúc đi về vùng kềm kẹp..."

Như thế, đứng về cơ sở vật chất mà xét, qủa cuộc hành quân ấy rất thắng lợi, đă phá tan sào huyệt của đối phương. Nếu các cuộc hành quân to lớn và dũng mănh như vậy, liên tục tiếp diễn ở tất cả các nơi khác trên toàn thể lănh thổ Việt Nam, sau đó đúng như nội dung tấm truyền đơn đă giải, Quân Lực VNCH và Đồng Minh sẽ tái định cư cho tất cả đồng bào... th́ tuy có đau đớn, nhưng chúng ta, quân dân VNCH c̣n có thể chấp nhận được. Nhưng trên thực tế th́ không. Lúc ấy, là một quân nhân cấp nhỏ, với một cái nh́n trực tiếp và cụ thể, người viết thấy tội nghiệp cho người Việt Nam quá. Dân, tội nghiệp đă đành, cả đến những người lính, như người viết, đi giúp dân, cũng thấy ḿnh đau đớn quá. Trước mắt người dân, họ chỉ thấy đây là một cuộc chiến của người Mỹ. Chính người lính Mỹ, từ nơi nào xa lắc, giống hệt như quân đội Pháp trước kia, đă đến đây bắn phá, và ủi sạch, phá sạch xóm làng của họ. Người lính VNCH, trước mặt người dân chỉ là một thứ phụ lực quân. Giữa đôi mắt dân và lính nh́n nhau, đầy nghẹn ngào.

Người lính đă đọc cho đồng bào nghe về tấm truyền đơn kia, đă ân cần giúp đỡ họ, nhưng quả giữa dân và lính có quá nhiều xa cách. Người lính dù có tế nhị, ân cần giúp dân bao nhiêu, làm sao so sánh được cảnh hoang tàn ngút ngàn, tất cả nhà cửa, xóm làng thân yêu của họ, giờ chỉ là một vùng đổ nát, hoang tàn. Xóm làng đang trở thành rừng với đầy lửa đạn.

Sau đó không lâu, từ năm 1968 trở đi, trên diễn đàn báo chí, người ta chỉ nói về cuộc hội đàm Paris. Cũng từ đó quân đội Mỹ rút đi từ từ, bỏ lại cho QLVNCH một cơ đồ đúng là hoang tàn đổ nát. Người lính Mỹ lúc trướcđi hành quân như đi picnic, ăn những bữa cơm nóng từ Đệ Thất Hạm Đội được máy bay chở vào. Việc tiếp tế th́ thừa mứa, tràn ra cả các khu chợ đen khắp nước. Quân đội VNCH , tuy không được thừa mứa như quân Mỹ, nhưng đạn bắn thả dàn. Cần khai quang hai bên thủy tŕnh, rừng rậm, máy bay tới thả thuốc tức th́. Phi pháo, gọi là có B 52 trải thảm, rung chuyển cả rừng. Sau khi Mỹ rút, súng đạn thiếu thốn, phương tiện truyền tin, di chuyển mỗi lúc một eo hẹp. Và Tổng Thống Thiệu đă phải chính thức kêu gọi " Chúng ta chiến đấu theo cách con nhà nghèo... "

Trong khi đó đối phương vẫn thừa mứa tiếp liệu. Tiếp liệu từ phía các nước " Xă Hội Chủ Nghĩa anh em" của họ, và cụ thể và gần gũi là từ người dân khắp các nẻo nông thôn. Người dân nếu có tin vào các truyền đơn một thời từ máy bay rải xuống nhiều như lá rừng, giờ đọc lại, chỉ thấy đau đớn và uất hận. Người lính VNCH, nếu có người dân nào đưa tờ truyền đơn cũ ra trước mặt hỏi, ta biết trả lời thế nào. Tất cả chỉ c̣n là ngỡ ngàng và uất hận. Người Mỹ, tùy theo giai đoạn đă ồ ạt đến, dẹp tất cả mọi trở ngại mà đến đây. Khi giai đoạn khác bắt đầu, họ lại ào ạt ra đi. Trên đất nước Việt Nam, trong thời gian cuộc chiếnkhốc liệt ấy diễn ra, đă có bao nhiêu cuộc hành quân như thế, như vùng Tam Giác Sắt! Những đồn bót của QLVNCH mỗi lúc một thêm u uất ảm đạm, bi thương và đầy thiếu thốn. Ta yếu cả hai mặt vũ khí và ḷng dân. Nghĩ lại th́ từ lúc cuộc chiến dũng mănh dưới hỏa lực của quân đội Mỹ, cũng chính là khởi điểm của nỗi thua đau sau này. Xin hăy mượn mấy câu thơ của Tô Thùy Yên mô tả về số phận người lính VNCH trước khi mùa khổ nạn 1975 ùa tới:

Giặc đánh lớn -mùa mưa đă tới
Mùa mưa như một trận mưa liền
Châu thổ mang mang trời nước sát
Hồn chừng hiu hắt nỗi cô đơn
Tiếp tế khó-đôi lần phải lục
Trên người bạn gục đạn mươi viên
Di tản khó- sâu ḍi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín rên.

(Qua Sông)

Không biết người đọc nghĩ ǵ, các bạn tôi một thời xả thân cho cuộc chiến nghĩ ǵ. Riêng tôi, tôi không c̣n nước mắt để nhỏ xuống cho cuộc chiến, cho thân phận của dân tộc ḿnh


Phan Lạc Tiếp

27/3/1999

Thai Duong 530 Fighter Squadron, A-1 Skyraiders, Cu-Hanh-Pleiku Air Base, Vietnam