PHI VÂN
MÂY XÁM LƯNG TRỜI
NGUYỄN HỮU THIỆN
Khối CTCT/BCH/KT&TVKQ
Đă hơn 17 năm kể từ ngày người viết rời bỏ
căn cứ Không quân Pleiku. Tên tuổi của các cấp chỉ huy, của các chiến hữu,
của bạn bè đôi khi cũng không c̣n được ghi nhớ trọn vẹn, nhưng
h́nh ảnh thân thương của những ngày tháng cũ có lẽ không bao giờ mờ nhạt.
Nhân dịp sắp ra mắt tập san Lư Tưởng Úc Châu, xin được
viết bài này như một sự hoài niệm về về chốn xưa, không phải với
mục đích tô son điểm phấn, mà chỉ để ghi lại buồn vui của hơn
một ngàn ngày sống với những con người b́nh thường, rất b́nh thường,
nhưng đă đem cuộc sống, đôi khi cả cái chết của ḿnh, để góp
phần tạo niềm tự hào cho những người chung sắc áo, màu cờ quân chủng,
trong đó có người viết.
Đường vào Không Quân của tôi rất ngắn và bất chợt.
Ngắn đến độ vào căn cứ Tân Sơn Nhất mà không phải qua cổng Phi
Long. Bất chợt đến mức về tŕnh diện Bộ Tư Lệnh mà chưa có
được con Rồng trên túi áo!
Là một sinh viên có đôi chút “tinh thần phản chiến” cho
hợp với thời trang, tôi chỉ lên đường nhập ngũ sau lệnh Tổng
Động viên năm 1968. Vào những ngày cuối cùng ở đồi Tăng Nhơn Phú tôi
hờ hững với các phái đoàn quân binh chủng đến để tuyển chọn
người. Tôi chỉ làm đơn t́nh nguyện về Không Quân sau khi thằng bạn thân
nhất quyết định về làm quân cảnh gác cổng phi trường. Không Quân không
có ǵ hấp dẫn đối với tôi nhưng cô em gái xinh đẹp của hắn th́ tôi
lại không muốn xa.
Hai ngày sau, những chiếc xe GMC màu xanh đưa chúng tôi về Bộ
Tư Lệnh qua cổng Phi Hùng! Khi bốc thăm về đơn vị, tôi bốc phải
cái thăm duy nhất có chữ Pleiku…
Căn cứ Không quân Pleiku - tức căn cứ 92 – vào thời gian
mà ông Phùng Ngọc Ẩn bàn giao lại cho ông Đỗ Trang Phúc là căn cứ nhỏ bé nhất
của Không Quân Việt Nam. Quân số lèo tèo hơn 200 chàng “trấn thủ lưu đồn”.
Chu vi nếu không kể đài Kiểm Báo trên đồi th́ chỉ độ một cây số.
Cảnh vật ở đây tiều tụy chẳng thua kém ǵ con người, khí hậu khắc
nghiệt quanh năm, mùa hè bụi đỏ, mùa mưa lầy lội. Cái tên của phi trường:
Phi trường Cù Hanh, lại càng làm ḷng người thêm ngao ngán, điểm son duy nhất
có được là cái tên cổng ra vào của căn cứ: Cổng
Phi Vân! Nhưng cái tên thơ mộng đó cũng không thể biến đổi được
cuộc sống buồn tẻ và thiếu thốn ở đây.
Ngày ngày hai buổi leo đồi, chiều chiều đón xe lam ra phố,
phố Pleiku “đi dăm phút đă về chốn cũ” chỉ có vài quán cà phê và quán
thịt cầy Kim Phượng để lui tới, những người em “má đỏ
môi hồng” cũng không được nhiều nhặn là bao! Đă buồn tẻ lại
thiếu thốn mọi bề, đến độ hàng Quân Tiếp Vụ cũng phải
sang C2 của Lực lượng Đặc Biệt mua ké! Về giải trí th́ lâu lâu đánh
hơi được bên Pháo Binh hoặc Thiết Giáp có nhảy đầm liền qua vi vút,
được cái, cả ông Trung tá Tuấn “râu ghi-đông” lẫn ông Đại tá
Dung đều là người rộng lượng nên phe ta cũng được nhờ. May
mắn nhất là những tay nào quen được cố vấn Mỹ th́ mới có hy vọng
vào Officer Club hoặc NCO Club của họ mà coi vũ sếch-xy!...
Ông chỉ huy trưởng căn cứ, Trung tá Đỗ Trang Phúc lại
là người rất “réc-lô”, có người nói tại v́ ông xuất thân là một
sĩ quan Nhảy Dù! Tôi được ông “thương” v́ cả hai cùng chung sở
thích: nghe nhạc. Một hôm ông hỏi tôi về dư luận trong binh sĩ, tôi trả lời
úp mở th́ ông cười nói nửa đùa nửa thật: Moa “réc-lô” thật đấy
chứ! Cậu coi Pleiku là “tận cùng của Không Quân”, sĩ quan đa số là dân
bất măn hoặc bị “đ́” c̣n lính tráng toàn là lính “ba gai”, không “hắc
ám” th́ làm sao mà trị các cậu được!
Trong số những người tôi cho là bị “đ́” đó,
có ông Trưởng pḥng CTCT của tôi Thiếu tá Lê Bá Định! Không hiểu ông có bị “đ́”
thật hay không nhưng chắc chắn một điều ông bất măn ra mặt: Ông vốn
là dân khu trục mà lại bị đưa xuống đất, coi dăm ba mạng lính văn
pḥng, không bất măn sao được! Rồi có lẽ v́ sầu đời ông đâm ra lập
dị (nên có người kêu ông là Định mát); dù tuổi đời chưa tới “băm
lăm” ông bắt đầu chống ba toong và ngậm ống vố, trưa chiều
ra sân đứng nh́n đăm đăm về hướng phi đạo hoặc ngước
mắt theo dơi những chiếc OV-10 của Mỹ lên xuống…
Vào thời gian 68-69, phi trường Cù Hanh gần như là căn cứ
không quân của Mỹ, đơn vị phi hành đồn trú thường xuyên duy nhất của
ta là Biệt đội Trực thăng 215 Thần Tượng, có nhiệm vụ đổ
Biệt Kích. Trong Không Quân có lẽ chỉ có ba phi đoàn 213, 215 và 219 là nổi nhất trong
cái nghề nguy hiểm này. Đổ xuống khó một, bốc về khó mười. An nguy
của các chiến sĩ B14, B15 tùy thuộc một phần vào Biệt đội 215. Các ông
hoa tiêu và xạ thủ phi hành của 215 trông rất ngầu, áo quần lúc nào cũng đầy
bụi đỏ, có người lại đeo dao găm Thượng…,họ là những
h́nh ảnh hiếm hoi đại diện cho những chàng phi công “hào hoa phong nhă” ở
phố Pleiku, phố Kontum. Cái phù hiệu phi đoàn của họ cũng khác thường “Con
voi làm xiệc” đầu đội nón đứng trên trái banh mà có người gọi
đùa là “Con voi…ị”.
Về sau có thêm một biệt đội khu trục A-1 từ Biên Ḥa ra…và
đó là tất cả “lực lượng tác chiến” của một căn cứ
mà ngày xưa đă từng là tiền thân của Không đoàn 62, đă từng có những chỉ
huy trưởng nay đă lên tướng, trong đó có cả ông Minh Cồ!
*****
Năm 1970, khi tôi rời đơn vị để đi tu nghiệp mấy
tháng trở về th́ mọi sự đă thay đổi mau chóng không ngờ: Căn cứ 92
đă trở thành Không đoàn Yểm Cứ Pleiku, và quan trọng hơn, một đơn vị
tác chiến vừa được thành lập: Không đoàn 72 Chiến thuật. Ông Bá làm Không
đoàn Trưởng, ông Trang coi Liên đoàn Tác chiến với 4 phi đoàn: 530 Khu trục của
ông Lê Bá Định, 118 Quan sát của ông Vơ Ư, 229 và 235 Trực thăng của các ông Lê Văn
Bút và ông Vĩnh Quốc, không khí Pleiku tưng bừng với những buổi lễ Xuất
Quân, nhộn nhịp với quân số đă lên đến hàng ngàn…
Tôi bắt đầu làm quen với sinh hoạt của giới phi hành,
một phần v́ nghề nghiệp của một sĩ quan Báo chí, một phần v́ ṭ ṃ muốn
biết về cái sự bay bổng, đánh đấm của các vị mặc “áo liền
quần” này. Từ đó tôi quen biết với những người của 530 như
Lê Thanh Hồng Dân, Phạm Văn Thặng, Lê B́nh Liêu, Hiệp Vi-xi, Bạch Diễm Sơn,
Long, Thanh ‘Ngố”(gọi như thế để phân biệt với ông Thiếu tá
Liên đoàn Phó LĐTC Lưu Đức Thanh, hổn danh “Mắt trừu”) và với
ông Vơ Ư bên 118, với các ông Bông, Quan, Dũng và Tuấn Râu bên 229, 235…thân thiết nhất
là với bên 530, một phần v́ ông Lê Bá Định là xếp cũ, một phần v́ Phạm
Văn Thặng. Anh có chiều cao và thích thề thao, từ bóng rổ, bóng chuyền cho đến
đá banh. Biết anh đă từng là thủ môn cho hội tuyển KQ Biên Ḥa, tôi giới thiệu
anh bắt gôn cho tiểu khu Pleiku. Khi lên đấu ở Ban Mê Thuột, ai cũng nói Phạm
Văn Thặng là người…Thượng v́ anh có thể c̣n đen hơn Đại
tá Ya Bah, tỉnh trưởng Pleiku nữa, từ đó Phạm Văn Thặng có biệt hiệu
“Thặng Fulro”…. Sau khi phi đoàn đi Thái Lan lấy thêm A1 về tôi thấy mấy
chiếc A1-E có hai chổ ngồi liền gạ gẫm anh cho đi theo một chuyến. Anh
kiếm cho tôi một cái áo bay số nhỏ nhất, dạy cho cách xử dụng dù thoát hiểm.
Đợi đến khi có một phi vụ “liên lạc” tôi lên xin phép ông Lê Bá Định.
Sau chuyến đi Nha Trang trở về thấy tôi vẫn c̣n đủ sức để leo
xuống đất, Phạm Văn Thặng lại hù: Nể cậu là dân văn pḥng tôi bay
êm, chứ gặp Thanh Ngố hay thằng Liêu bay, cậu ói tới mật xanh, mật vàng là
cái chắc!...Sau đó mỗi lần thấy chiếc A1 nào tới 2/3 phi đạo đă vụt
đâm thẳng lên trời, tôi biết ngay đó là Thanh Ngố. Nói về Thanh th́ tôi cũng không hiểu sao dân khu trục lại đặt cho cái biệt hiệu
“Ngố”! Sau khi Lê Thanh Hoàng Dân rời Pleiku th́ có lẽ Thanh là người phương
phi béo tốt và…đẹp trai nhất phi đoàn! Trước đó hơn một năm,
Thanh đă được mặc áo bay, đội helmet để chụp h́nh b́a cho Tập
san Thế Giới của pḥng Thông Tin Hoa Kỳ, trông chẳng thua ǵ tài tử xi-nê-ma! Hơn
nữa Thanh bay và đánh rất lỳ, thế mà vẫn bị kêu là Thanh Ngố….Người
duy nhất trong 530 mà tôi “được phép” coi ngang hang là Lê B́nh Liêu, thứ nhất
lúc đó Liêu c̣n mang lon Trung úy, thứ hai Liêu c̣n có tài uống rượu như Lệnh Hồ
Xung, mà đă là bạn nhậu th́ rất dễ thông cảm. Liêu có cái số “nhảy dù”:
Hai lần trong một tháng mà vẫn b́nh yên vô sự!
Từ Phi đoàn 530 Khu Trục tôi mon men qua bên 118 Quan Sát làm quen với ông
Vơ Ư, ông Thiếu tá Phi đoàn Trưởng này nổi tiếng v́ tài…làm thơ! (cái tên Huyền
Miêu mà ông đặt cho Phi đoàn đă một phần chứng minh điều đó). Ông sống
“độc thân tại chổ” cho nên cái việc kiếm
chổ ăn cơm ngày hai bữa đă trở thành quan trọng, chính v́ thế mà khi ông Lê Bá
Định đem gia đ́nh ra Pleiku th́ tôi và ông Vơ Ư thường đến “thăm thầy”,
để vừa nói chuyện thơ văn vừa…ăn cơm tối! Ông Định
– cũng là một nhà văn Không Quân – có lẽ không bao giờ biết đến cái
sự thật phũ phàng đó, mà dù ông có biết ông cũng làm ngơ. Sau đó ông Định
giới thiệu chúng tôi với nhà thơ Kim Tuấn, lúc đó đang ẩn dật ở Pleiku
cùng với bà vợ trông nom một cửa tiệm bán áo lạnh. Bà vợ của nhà thơ
thật hiền lành dễ thương nên tôi và ông Vơ Ư lâu lâu cũng được ăn nhờ
- ăn nhờ nhưng rất thịnh soạn…
Năm 1971, khi chương tŕnh Việt Nam Hóa bắt đầu th́ cũng
là lúc t́nh h́nh vùng Tam Biên trở nên sôi động, Không quân Hoa Kỳ rút khỏi Pleiku chỉ
để lại một ít gun-ship Cobra, ở căn cứ Holloway, ngoài ra những sự yểm
trợ khác của họ, nếu có, đều từ căn cứ Chu Lai, từ Đệ
Thất Hạm Đội hoặc Đệ Thất Không Lực bên Thái Lan…Sau mấy tháng
đầu ổn định nơi ăn chốn ở và tiếp nhận quân số, KĐ72CT
đă đụng cuộc thử lửa đầu tiên nơi Căn cứ 5 Hỏa Lực
(đồi 1001). Trong trận này, Không lực Hoa Kỳ đă “nhường” hết
cho phía Việt Nam, không hiểu v́ muốn “thử” khả năng của Không Quân ta
hay v́ các cấp chỉ huy của họ không muốn đưa đàn em vào chỗ chết
mà từ ngày đầu đến ngày cuối không hề thấy bóng dáng một phi cơ nào
của họ. Hai người Mỹ duy nhất có mặt trên vùng trời là một cố vấn
bên Quân đoàn II, và một kư giả dân sự của Tập san Time (Hoa Kỳ) và ngay trong trận
đầu, KĐ72CT đă làm cho bạn bè thán phục và người Mỹ phải kinh ngạc.
Pḥng không ở đây th́ khỏi phải nói, đủ loại, đủ cở, ở 9000
bộ vẫn bị như thường. Trần mây ở xứ “đất trời giao
nhau” này th́ quanh năm thấp thật là thấp, ở dưới nh́n lên, bên trên nh́n xuống
cũng chỉ thấy một màu xám đục, thấy một lỗ hổng là vội nhào
xuống ngay. Quân Dù có nhiều thương binh, trực thăng len lỏi thả toán Quân Y
xuống, không đủ phương tiện giải phẩu, trục thăng lại phải
đáp xuống đưa hết thương binh về Quân Y viện.
Từ lúc đó cho tới khi chiếm lại Căn cứ 5, các chiến
sĩ Dù biết ḿnh không bao giờ cô đơn. Trước kia, họ đă từng được
sự yểm trợ như vũ băo của Không lực Hoa Kỳ, nhưng lần này sự
yểm trợ của Không Quân Việt Nam, ngoài hỏa lực ra nó c̣n có một cái ǵ không thể
t́m thấy nơi những người đồng minh xa lạ: Đó là cái sống chết
bên nhau của những người cùng chung màu da, chung ḍng máu, chung bóng cờ. Thành thử khi
ông kư giả Mỹ nói các phi công của ta “điên khùng” tôi không có ư kiến, đến
khi ông ta gọi họ là “anh hùng” th́ tôi khiêm nhượng đáp lại: Các phi công đó
của chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ của họ với một tinh thần trách nhiệm
và với tất cả khả năng của ḿnh, nếu ông gọi họ là anh hùng th́ Không
Quân Việt Nam chúng tôi là anh hùng hết sao? Ông ta không đồng ư và viết bài ca tụng trên
báo Mỹ, coi đó như một thành công điển h́nh trong việc Việt Nam Hóa cuộc
chiến… Cũng từ đó KĐ72CT gắn liền với những địa danh bất
tử: Từ Căn cứ 5, Căn cứ 6, Tân Cảnh, Chu Pao v…v…cho đến bên
kia biên giới Kampuchia, Lào…
*****
Cũng vào năm 1971, sự bành trướng mau lẹ của Không lực
Việt Nam để thay thế những người bạn Mỹ đă đưa đến
cái rắc rối nho nhỏ: Hàng trăm sĩ quan trẻ sau khi tốt nghiệp hoa tiêu bên Mỹ
về vẫn c̣n mang “con cá”(sinh viên sĩ quan). Bộ Tổng Tham Mưu đă lập
luận như sau: Các SVSQ đó học quân sự giai đoạn một ở Quang Trung xong
là về Không Quân học sinh ngữ rồi qua Mỹ học bay. Như vậy, dù có bằng
hoa tiêu họ vẫn chưa trở thành “sĩ quan” v́ chưa học qua quân sự
giai đoạn hai. Dù không thể bắt các hoa tiêu này về lại Thủ Đức hoặc
Nha Trang để học, Bộ Tổng Tham Mưu cũng ra một cái lệnh cứng nhắc
là các SVSQ này phải học tại đơn vị, xong xuôi mới được mang lon.
Có nghĩa là các hoa tiêu trẻ đó phải học về sinh hoạt lănh đạo chỉ
huy, về…chiến tranh chính trị và bắn súng…Colt45. Riêng tại Pleiku không thôi cũng
đă có hơn 50 hoa tiêu, từ nay, sáng th́ theo thầy đi đánh giặc hoặc bay tập
huấn, chiều về học “chữ” và bắn súng colt.
Lúc đó Pḥng Huấn Luyện Pleiku thiếu người, thấy tôi lang
thang suốt ngày liền “mượn” về phong cho chức Huấn luyện Viên dạy
môn CTCT và Lănh đạo Chỉ huy, cũng may là không bị dạy cả môn bắn súng! Ngày
đầu tiên vào lớp học khi thấy Phương (mà tôi đă đi ké trực thăng
vài lần) đứng lên trịnh trọng tŕnh diện lớp học tôi thấy bối rối
một cách lạ lùng. Biết những “học viên” của ḿnh mệt v́ những
giờ bay lúc ban sáng nhưng tôi cũng không thể để cho
họ ngồi ngủ gục hoặc vừa hút thuốc vừa tán dóc. Sau đó tôi nghĩ
ra được một giải pháp dung ḥa: Tôi vẫn theo đúng chương tŕnh của
Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng chỉ sơ lược đại khái trong ṿng 15 phút, thời
giờ c̣n lại tôi kể chuyện cho họ nghe. Có lẽ tôi có khiếu về kể chuyện
hay sao đó, mà về sau không c̣n ai ngủ gục hoặc tán dóc nữa, về mục hút thuốc
trong lớp th́ chỉ c̣n hai tay ghiền không thể nhịn được: Hùng khu trục
và một tay trực thăng trước là dân bên Biệt Kích. Dần dần họ gọi
tôi bằng “thầy”, tuyệt nhiên không có ư châm chọc mà đầy t́nh thân có pha chút
vui đùa.
Nhờ vào cái thế “thầy” này mà mỗi khi đi phép hoặc
đi công tác tôi khỏi phải xuống Trạm Hàng không Quân sự chờ đợi nữa,
buổi sang cứ việc xuống 229 hoặc 235 là thế nào cũng có những phi vụ
huấn luyện, liên lạc, hể trông thấy “học tṛ” của ḿnh ngồi ghế
Co-pilot tôi liền tiến lại cười cầu tài là xong ngay. Một lần, cả thảy
4 chiếc UH1 cùng đi về Saigon, có cả ông Bá và ông Bông, tôi ngồi trên tàu của ông Bông.
Khi đáp xuống Saigon, đếm đi đếm lại chỉ có 3 chiếc. Ông Bá không
nói không rằng, đứng khoanh tay, mặt hầm hầm, nhưng tôi biết ḷng ông đang
lo cho an nguy của hai hoa tiêu non trẻ. Ông Bông th́ vừa ṿ dầu bứt tai vừa chửi
thề: Mẹ, thấy sông Đồng Nai th́ phải biết là sắp đáp Saigon rồi
chứ. Cái sông Đồng Nai nó ch́nh ́nh ra đó chứ có nhỏ tí xíu như sông Bé đâu mà
không thấy! Gần một tiếng đồng hồ sau, mới thấy những người
đi lạc trở về từ căn cứ…Đồng Tâm-Mỹ Tho!
Phải họ c̣n non trẻ thiếu kinh nghiệm bay bổng nhưng cái
can đảm khi đánh giặc họ có thừa. Bởi v́ kinh nghiệm th́ cần thời
gian c̣n can đảm th́ tiềm năng sẵn trong máu…Vào giữa khóa học, tôi bắt
đầu kể chuyện Huyền Trân Công Chúa. Dĩ nhiên là tôi phải phịa, và dù lấy
lư do “viện dẫn ngoại sử” tôi cũng không thể nào bào chữa cho cái tội
“phạm thượng”, thêm mắm thêm muối vào chuyện t́nh của người
xưa, cái người đă đem lại hai Châu Ô, Lư cho giang sơn nước Việt. Tới
đoạn Công chúa và Chế Mân đi hưởng tuần trăng mật 6 tháng trong rừng
trên lưng voi th́ lớp học của tôi vắng thêm hai người: Họ hy sinh trên chiến
trường Tam Biên!…Vào những ngày cuối cùng của khóa học, tôi thêu dệt sẵn
một kết cuộc ly kỳ cho chuyện t́nh Huyền Trân - Trần Khắc Chung, coi đó
như một món quà chia tay với các học viên, nhất là cho anh chàng ngồi bàn đầu
có khuôn mặt giống như con gái, thường hối thúc tôi kể chuyện. Tôi sẽ
để cho Huyền Trân Công Chúa phải vào chùa tu theo lệnh của Vua cha, nhưng sau đó
kiếm sĩ Trần Khắc Chung cũng gác kiếm vào chùa làm…sư bác giống như
Bát Giới Ḥa Thượng trong chuyện Tiếu ngạo Giang hồ vậy! Hai ngày trước
ngày măn khóa, tôi đang vui vẻ bước vào lớp học th́ bỗng ngạc nhiên v́ cái sự
im lặng bất b́nh thường. Rồi nh́n nét mặt rầu rầu của mọi người,
tôi đă đoán được chuyện ǵ đă xảy ra sang nay: Lại một người
đă ra đi! Định thần lại, nh́n xuống cái bàn đầu, tôi thấy chàng trẻ
tuổi giống như con gái đó đă vắng bóng: Người hoa tiêu đó, có lẽ là
người cuối cùng hy sinh khi c̣n mang trên người đôi cánh bạc với cái “alpha”, v́ hai ngày nữa, tất cả sẽ được chính thức
gắn lon Thiếu úy! Và cái đoạn kết ly kỳ của chuyện t́nh Công Chúa Huyền
Trân đă không bao giờ được kể, v́ người thích nghe nhất đă không c̣n
sống để mà nghe… Cuối cùng, dù sao đi nữa th́ cũng nhờ làm HLV cho một
trong những khóa học khác thường và vô ích nhất trong lịch sử quân đội
đó mà tôi trở thành thân thiết hơn với những người của 530, 118, 229, 235…
Thấm thoát một năm trôi qua, Phi đoàn 530 ăn thôi nôi bằng một
“Đêm Khu Trục” đáng ghi nhớ. Từ ông Kỳ, ông Minh Cồ cho đến
các ông Sư đoàn Trưởng, các ông Chỉ huy Trưởng không thiếu mặt ai, cả
đến ông Từ Văn Bê cũng phải tạm rời cái “chùa” KTTV ở Biên
Ḥa để lên chung vui. Không phải tất cả các vị tướng tá đều xuất
thân là dân khu trục, nhưng h́nh như Pleiku luôn được sự ưu ái đặc biệt,
giống như một đứa con xa nhà, gửi thân nơi đèo heo hút gió. C̣n nhớ mỗi
lần về Bộ Tư Lệnh, hể gặp ông Phùng Ngọc Ẩn th́ bị chận lại
ngay: Sao em, Pleiku hồi này có vui không? Thậm chí đến ông Nguyễn Hồng Tuyền ở
tận Sóc Trăng, lâu lâu có UH1 ở Pleiku về chơi cũng không quên tặng cho một tàu
khô và mắm, gọi là làm quà cho người nơi xứ Thượng!!!...
Chính v́ thế mà trong Đêm Khu Trục, v́ sự ưu ái sẵn có chứ
không phải thưởng tài ca hát của Bạch Diễm Sơn 530 mà quư vị đó đă
xuất quỹ đơn vị để cho Pleiku một cách rộng rải: Tối thiểu
là 50 xín, bảnh nhất là ông Phan Phụng Tiên của SĐ5KQ 150 ngàn!...
Sau Đêm Khu Trục, ông Kỳ ra Pleiku thường hơn, có khi ở
lại cả tuần, có lẽ ông muốn tránh cái không khí “tiền bầu cử”
ở Saigon chăng? Cái ngày KĐ72CT được Đại tá Dung (Thiết Giáp) tặng
cho hai con ḅ đem ra nướng th́ ông Kỳ cũng có mặt. Đang ăn th́ có một F100
của Mỹ đánh ở Hạ Lào xin đáp khẩn cấp. Xe cứu hỏa chưa kịp
chạy ra phi đạo th́ đă thấy chiếc F100 đâm bổ xuống với vận
tốc khá mau và gảy bánh mũi. Trước khi phi cơ đâm vào ụ chắn cuối
phi đạo và nổ tung, phi công đă kịp bấm nút phóng ghế ra, bị phóng về
phía trước, dù chưa kịp mở th́ người đă chạm đất. Mọi người
chạy tới bàng hoàng nh́n xác người phi công Mỹ: Anh ta chết trong tư thế quỳ,
mặt úp xuống đất, hai tay co lại chống xuống mặt phi đạo như
một phản ứng chống đỡ cuối cùng…Trên trời chiếc F100 c̣n lại
nhào xuống, lượn quanh ba ṿng trước khi vĩnh biệt bạn bay về Thái Lan!...Trước
cảnh đó, ai cũng như muốn khóc, ông Kỳ nh́n mọi người: Đấy, cuộc
đời phi công nó như thế đấy, các cậu c̣n ham nữa không?...
Đối với những chiến sĩ của các quân, binh chủng khác,
một khi xa nhà ra trận tuyến, những người thân phải chịu đựng những
ngày tháng dài trong lo âu, hồi hộp đợi chờ, đề rồi cuối cùng một
ngày nào đó có thể nhận được tin dữ: Người ra đi sẽ không bao
giờ trở lại. Với Không Quân, cái sự chờ đợi đó nó không đến
trong một tháng, một tuần, một ngày mà chỉ trong một buổi, đôi khi chỉ
trong một giờ ngắn ngủi. Cuộc sống sang đi, chiều về, càng có vẻ
an nhàn, điều độ, th́ cái đau đớn v́ một sự mất mát bất ngờ
nó càng mang nặng chất bi thương. Và người yêu của Tuấn Râu, hơn ai hết, đă thấm thía được điều đó, khi nghe tin UH1
của Tuấn nổ tung trên vùng trời Kontum, trước đó một giờ, họ c̣n
ngồi với nhau trong góc quán cà phê quen thuộc…
Vào đầu năm 1972, có một sĩ quan khác ra thay thế tôi trong chức
vụ Sĩ quan Báo Chí, tôi đâm ra rảnh rỗi, suốt ngày la cà ở câu lạc bộ
sĩ quan do Mỹ bàn giao lại. Lúc này Phạm Văn Thặng đă lên Thiếu tá và rất
ít khi đi đánh bi-da độ nữa mà chỉ ngồi uống cà phê, nghe nhạc hoặc
tán dóc. Chúng tôi thích ngồi ở cái bàn gần cửa hông, để được nh́n xuống
phi đạo, đổ dài về hướng căn cứ trực thăng Holloway của
Hoa Kỳ…Hôm đó, tôi đang tán dóc với mấy cô chính huấn của Tiểu đoàn
20 CTCT th́ Phạm Văn Thặng vào, chưa uống hết ly cà phê th́ có điện thoại
của Hiệp “vi xi” gọi về bay thế cho một hoa tiêu vắng mặt v́ công
chuyện gia đ́nh. Không cự nự một tiếng, Phạm Văn Thặng vội vă trở
về phi đoàn. Khi mấy cô chính huấn đă về, tôi đang chơi bi-da th́ nghe tiếng
xôn xao ngoài cửa, tiến ra, tôi thấy mọi người đang bu quanh một sĩ quan
vừa từ pḥng Hành Quân Chiến Cuộc lên, anh kể từng câu đứt quăng: Tàu của
ổng bị pḥng không ở Kontum…Ông Hiệp bay đàng sau thấy cháy dữ dội…nói
ổng nhảy dù…Ổng nói: Tàu c̣n đầy bom, để nó đâm xuống nhà dân đâu
có được. Ổng bay ra ngoài ṿng đai tiểu khu rồi làm “cash” xuống
ruộng, đụng mô đất, tàu nổ luôn!...
Nghe nói bay với ông Hiệp, tôi biết ngay người vừa rớt
là Phạm Văn Thặng. Tôi lặng người đi trong giây lát trước khi chạy
xuống Phi đoàn 530 để được nghe chính miệng Hiệp “vi xi” kể
về chuyến bay định mệnh của Thặng “fulro”…Cuộc đời
và cái chết của anh đă được các nhà văn, nhà báo viết lại như một
bản huyền sử ca, cố Trung tá Phạm Văn Thặng được tôn vinh làm Anh
Hùng của Quân Đội..v.v…Riêng trong tôi, h́nh ảnh của Phạm Văn Thặng vẫn
là một Phạm Văn Thặng b́nh thường, rất b́nh thường. Như cái lần
đi công tác gặp anh đứng xếp hàng chờ ở Trạm Hàng không Quân Sự, tôi hỏi:
Tàu VIP, tàu liên lạc thiếu ǵ, sao ông không đi? Phạm Văn Thặng đáp: Cậu tưởng
lên Thiếu tá là làm cha thiên hạ sao, với lại moa đi phép chứ có phải đi công
tác như cậu đâu mà đ̣i ưu tiên!...Có lẽ cái bông mai bạc không làm cho anh thay đổi,
ra khỏi phi đoàn cũng đùa phá như trẻ con…Gọi Phạm Văn Thặng
là anh hùng, tôi tự thấy cái yêu mến nể phục trong tôi nó bị ngượng ngập,
tôi chỉ muốn nhớ đến anh như một con người đă sống xứng
đáng và nay đáng cho mọi người thương tiếc; thế thôi!...
*****
Tôi rời Pleiku vào mùa hè đỏ lửa, vài tuần lễ trước
khi căn cứ không quân này trở thành một đại đơn vị: Sư đoàn 6
Không Quân.
Về Biên Ḥa, tôi được Trung (530 cũ) kể lại cái chết
của Thanh Ngố ở sông Bé: Nó bị pḥng không cũng chỉ v́ cái tội lỳ, điếc
không sợ súng!...Khoảng nữa năm sau, gặp lại Phương, (trưởng lớp
học quân sự ở Pleiku ngày xưa) tôi hỏi xem ai c̣n ai mất. Ngoài việc Hùng 530 hy
sinh ở Chu Pao, Phương c̣ kể tôi nghe vụ ông Bút và anh em bên trực thăng cố
đáp xuống cứu Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 22 Bộ Binh, trong cái đêm Tân Cảnh
bị địch âm thầm tràn ngập. Xuống tới nơi, bị Việt cộng gài
bẩy bắn cháy một tàu, ông Bút bị chúng nắm được cổ áo nhưng vùng
thoát, chui khỏi hàng rào và leo lên được chiếc UH1 c̣n lại!...
Cuối năm 1973, nhân dịp có phái đoàn Bộ Tư Lệnh và một
số Sư đoàn Trưởng, Chỉ huy Trưởng đi thanh tra các đơn vị,
tôi xin tháp tùng ông Từ Văn Bê, ra đến Pleiku tôi thấy sinh hoạt trong căn cứ
có phần nhộn nhịp hơn ngày trước, các cấp chỉ huy cũ cũng đă
đổi đi gần hết, c̣n lại chỉ có ông Lê Văn Bút nay là Trung tá Không đoàn
Trưởng KĐ72CT - vị KĐT trẻ nhất trong Không Quân cũng như ngày trước,
ông ta từng là Phi đoàn Trưởng trẻ nhất vậy. Bạn bè bên trực thăng
c̣n nhiều, nhưng bên khu trục th́ hầu hết vắng bóng sau khi các phi cơ A1 bị
đ́nh động, nhường bầu trời cao nguyên cho các phản lực A37 vẫy vùng,
gầm thét…
Trước khi ra Phù Cát, tôi trở lại câu lạc bộ, nay đă được
đặt tên lại là Hội quán Phạm Văn Thặng. Tôi t́m lại cái bàn ngày xưa thường
ngồi với Thặng nhưng đă có người chiếm: Họ là những hoa tiêu trẻ,
cười nói ồn ào, vô tư như không cần biết đến ngày mai, cái ngày mà họ
thành danh như Lê Văn Bút hay thành người hung thiên cổ như một Thặng “Fulro”…
Phi cơ lấy cao độ, tôi nh́n lại phi trường Cù Hanh, liếc
qua bên trái là Biển Hồ Pleiku, nơi chiếc A1 mà Lê B́nh Liêu bay test vẫn c̣n nằm dưới
đáy, quay qua bên phải, tôi thấy núi Hàm Rồng: Ngọn núi mà dân phi hành gọi bằng
một cái tên khác, rất tục nhưng rất tượng h́nh, v́ nó giống “cái đó”,
giống một cách lạ kỳ!...
Mùa Xuân năm 1975, cùng với Quân đoàn II, SĐ6KQ được lệnh
di tản chiến thuật về căn cứ KQ Phan Rang. Mặc dù chỉ có 48 giờ để
chuẩn bị, SĐ6KQ cũng đă di tản rất “đẹp”. Nghe kể lại
rằng, trước khi rời phi trường, anh em bên Phân đoàn Tháo Gỡ Đạn Dược
và Liên đoàn Pḥng Thủ c̣n đủ thời giờ gài chất nổ vào những phi cơ
không đem đi được và những cơ sở quan trọng, có lẽ lúc đó họ
đă hiểu được rằng: Dù mang tiếng là “di tản chiến thuật”
nhưng chắc chắn sẽ không có một ngày trở lại! Họ đă nghĩ đúng,
cổng Phi Vân với mây xám lưng trời, sau gần 15 năm xa cách, những người
con yêu giờ đây vẫn c̣n hoài công ngóng đợi…
Nguyễn Hữu Thiện
Tháng 12 năm 1989
Đặc san Lư Tưởng Úc châu Xuân 1990