ThaiDuong-Jupiters 530

Thang Tu Den

Home | Our Purpose | 530-List | 530-history | Stories/poems | Members Page | The Road | Picture Gallery | Links


VĂN TẾ VONG HỒN QUÂN, DÂN, CÁN,
CHÍNH VNCH ĐĂ HY SINH V̀ CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA
***
Kha Lăng Đa


Than rằng:
Vọng quê cha, nhớ người kiến tạo thuở huy hoàng
Mơ đất tổ, thương kẻ dựng xây thời xán lạn
V́ quốc gia mà thân xác đă tiêu tan
Luyến chính nghĩa nên hồn c̣n vương vấn.
Ai ôi! sương gió dăi dầu
Nắng mưa dày dạn

Chí phấn đấu dạt dào, chẳng quản ngại đường tên
Ḷng hy sinh cao cả, không núng nao mũi đạn.
Mồ danh dự của hùng anh là chốn sa trường
Đất vinh quang cho dũng sĩ ấy nơi chiến trận
Thề bảo quốc, xem nhẹ chữ tồn vong,
dù giao chiến đến cạn máu hồng
Quyết an dân, coi thường câu sinh tử,
dẫu đấu tranh phải phơi xương trắng
Truy thù trên bốn vùng chiến thuật,
kiếp gian lao kể măi khôn cùng
Đánh giặc khắp tám hướng biên cương, đời nguy hiểm nói hoài chẳng tận

Từ Bến Hải đến Cà Mau, bền ḷng nghĩa khí trừ gian,
chẳng nệ công hải quá, sơn đăng
Ngoài Khe Sanh vô Bảo Lộc, chặt dạ trung can diệt bạo,
không lăng chuyện địa b́nh, không trấn
Mảnh chinh y thấm giọt máu đào
Tầm mục kích bừng tia lửa oán
Quân, Dân nhứt trí củng cố lập trường,
dẫu xác hóa tro than, nguyện bài lũ vô thần
Cán, Chính đồng tâm luyện rèn tư tưởng,
dù thân thành cát bụi, thề chống phường cộng sản
Vẻ vang quá! những anh hùng tuẫn tiết giữa độ dân sầu
Oanh liệt thay! các hào kiệt hủy ḿnh trong ngày quốc hận
Tránh quỉ đỏ đem cảnh lầm than, bao người chuộng tự do
phải xa ĺa dương thế lúc vượt biên

Theo cờ vàng tạo đời hạnh phúc, lắm kẻ yêu dân chủ
đành vĩnh biệt trần gian khi di tản
Tiếng quật cường vạn thuở lan xa
Ḷng bất khuất muôn đời chói rạng
An Lộc, Tây Ninh, trời nghẹn ngào trong trăng lạnh,
vương nỗi nhớ vô cùng
Ba Gia, Thạch Tru, đất u uất giữa sương hàn,
gợi niềm đau bất tận.
Mưa ngậm ngùi giăng dăy Trường Sơn
Gió thảm thiết rít bờ Thạch Hăn
Hết cuộc can qua, chinh phu không trở lại
hồn bơ vơ nương chốn non xa
Qua hồi khói lửa, chiến sĩ chẳng quay về
phách lạc lỏng ở nơi rừng vắng
Xem nhẹ bă vinh hoa, danh dẫu không đề bia đá
nhưng thiên hạ lưu truyền măi tiếng thơm

Khinh thường mùi chung đỉnh, ảnh dù chẳng tạc tượng đồng
mà nhân gian ca tụng hoài gương sáng
Tại hạ nay: ĺa chốn quê nhà
Sống nơi nước bạn
Cùng ngủ lều vải năm xưa, đậm đà nghĩa đệ huynh
Chung nằm mé rừng thuở trước, thân ái t́nh chiến hữu
Miền u hiển chưa hẳn cách xa
Cơi âm dương âu là lân cận
Hồn đơn nương hạc nội, xin chiếu nẻo tiền đồ
Phách chiếc gởi mây ngàn, hăy soi đường hậu vận
Tưởng niệm bằng tấc dạ thiết tha
Nguyện cầu với tấm ḷng kính cẩn
Đă về cơi Phật, xin phù hộ giống ḍng Hồng Lạc
trong cơn quốc phá, sớm thoát cảnh tối tăm
Có ở nước Trời, hăy độ tŕ dân tộc Rồng Tiên
giữa buổi gia vong, mau đến ngày tươi sáng
Sao cho tan bọn vô thần,
Thế mới tuyệt ṇi cộng sản.

Nơi viễn xứ, nhớ nghĩa cũ, thắp nhang đèn,
truy điệu người vong mạng giữa sa trường
Chốn tha hương, chạnh t́nh xưa, dâng hoa quả,
tôn vinh kẻ liều thân nơi chiến trận
Thượng hưởng!

Ngày 30 tháng tư nỗi đau không tan
James Dieu

Tối ngày 28 .4.1975 khi việt cộng bắn những trái pháo vào phía sau rạp hát Quốc Thanh trên đường Vơ Tánh - Sài G̣n 2, lúc ấy gia đ́nh tôi đang sống trong khu cư xá bên trong BTL/CSQG gần đó, cạnh Sở Căn Cước và Sở Truyền Tin... phía sau sân cờ. Bố tôi lúc ấy là Đại tá Giám đốc Trung tâm Hành quân Cảnh lực trung ương và kiêm nhiệm một công việc mới theo Quyết định của Thủ tướng CP là ông Vũ văn Mẫu ngày 30/04/1975 là Chỉ huy trưởng CSQG Thủ đô Sài G̣n, Ông liên lạc với một người em kết nghĩa là chú Phạm Như Hoành (con trai của cụ Phạm như Phiên là TNS Quốc Hội Việt Nam Cộng Ḥa) chú Hoành khi ấy đang làm Giám Đốc khách sạn Majestic gần bờ sông Bạch Đằng, thế là gia đ́nh tôi di chuyển tới ở tại lầu 5 của khách sạn này, khi Mẹ tôi dắt đàn con 7 đứa ra xe , Bố tôi khi ấy bận công vụ không có nhà ,các sĩ quan và cảnh sát viên ở Nha Trang di tản về ở tạm quanh sân cờ BTL thấy vậy, họ nghĩ là gia đ́nh tôi cũng bỏ chạy, có người hỏi chú Ba tài xế :

- Bộ gia đ́nh Đại tá Chánh đi hả ?

- Không, chỉ ra ngoài ở sợ việt cộng pháo trúng mấy đứa nhỏ thôi.

H́nh như họ không tin tưởng lắm qua những ánh mắt nh́n theo chúng tôi. Mẹ tôi có dừng lại và bà có nói ǵ đó với họ, tôi không nghe rơ . T́nh thế lúc bấy giờ ở bên ngoài rất hỗn loạn, người ta đổ xô ra đường rất đông, các lực lượng pḥng thủ ở thủ đô Sài g̣n lúc bấy giờ có lẽ đông nhất là các chiến sĩ Nhảy Dù cùng với rất nhiều các binh chủng tập trung về Thủ đô, mặc dù vậy, thủ đô vẫn an ninh, không có việc cướp bóc như có một số người đă nói, những chiến binh của quân đội VNCH vẫn rất có kỷ luật, cầm súng trên các ngă đường trong thủ đô, đồng bào đổ xô và tranh nhau lên các chiếc tàu biển đậu trên bờ sông Bạch Đằng để hy vọng được thoát khỏi Sài G̣n giờ phút cuối cùng, tôi nh́n thấy các chiến sĩ Nhảy Dù đang cố giữ trật tự cho đồng bào lên tàu...

Nhưng những chiếc tàu vẫn không rời bến. 10 giờ sáng sớm hoặc trễ hơn một chút, ông Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, tôi thấy Mẹ tôi khóc, chúng tôi chờ Bố tôi tại khách sạn, những tên việt cộng đầu tiên xuất hịện trên đường phố cùng những chiếc xe thiết giáp gầm rú để trấn áp tinh thần dân chúng Sài G̣n. Mẹ tôi ôm chúng tôi vào ḷng, Bố tôi trở về cùng với người tài xế, cả hai đều không mặc cảnh phục, Bố tôi ôm Mẹ tôi và hôn từng đứa con, chú tài xế lái xe đi đem theo khẩu M-16, trở lên pḥng Bố tôi lại nói chuyện riêng với Mẹ tôi, không cho chúng tôi nghe, sau đó tôi nghe chị Thu là người giúp việc cho gia đ́nh tôi ̣a lên khóc, chị quỳ dưới chân Mẹ tôi van xin được ở lại cùng gia đ́nh tôi, chị không muốn về quê ở G̣ Công, lúc ấy tôi mới biết Bố tôi định dùng súng bắn hết anh em chúng tôi rồi cùng Mẹ tôi tự sát. Mẹ tôi khi ấy không c̣n khóc nữa, Mẹ cũng chọn sự lựa chọn của Bố tôi, tôi khóc và ôm lấy Mẹ, có lẽ lúc ấy là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi biết khóc, tôi không ư thức được sống chết là ǵ, nhưng tôi rất sợ khi mọi người nói tới hai tiếng "việt cộng" !

Bố tôi rút khẩu súng ra và ôm lấy chúng tôi... Có lẽ có điều ǵ đó không nỡ, Bố tôi không đành ḷng nổ súng vào đàn con thơ dại đang đứng chờ đợi... Những người phóng viên ngoại quốc họ đến tận pḥng ở gia đ́nh tôi và hỏi: " Chuyến đi cuối cùng rồi ông có ra đi không ?. Bố tôi trả lời : " Không " . Tại sao vậy ? Bố tôi nh́n Mẹ tôi một hồi lâu, Bố nói ông không nỡ bỏ các anh em đang cầm súng ở lại ngoài kia, có lẽ ở BTL CSQG cũng không c̣n ai ngoài Bố tôi và ông Tướng Nhu, với cấp bậc của Bố tôi, ông có thể t́m được một chỗ cho ông và gia đ́nh một cách dễ dàng để bay thoát ra ngoài hạm đội Mỹ đang đợi ngoài khơi, nhưng ông đă không làm như một định mệnh với quá nhiều đau khổ cho ông và gia đ́nh về sau, khi ở lại dưới chế độ cộng sản, tôi xuống thang máy khách sạn và gặp một toán việt cộng cầm cờ đang t́m cách lên sân thượng của khách sạn, chúng quát người phục vụ khách sạn khi anh ta đưa họ vào thang máy, chúng bả " Chúng tôi muốn lên trên ấy chứ không phải vào cái buồng nhỏ này ".

Chúng dí súng vào đầu người dẫn đường, sợ quá và không thể giải thích với chúng, anh ta đành dắt họ đi cầu thang... Thấy chúng lên lầu, tôi và chị Thu giúp việc sợ quá, vội dùng thang máy chạy vội lên pḥng, và tôi đă ném chiếc kính cận của Bố tôi xuống cửa sổ, tôi khóc nói với Bố tôi: " Con sợ tụi nó biết Bố ở đây nên con ném xuống dưới rồi ..... Sau đó gia đ́nh tôi trở về cư xá Thanh Đa, nơi Bố Mẹ tôi có một căn nhà mua trả góp trước đây, căn nhà nhỏ này vốn dùng để cho các gia đ́nh của các chú trước đây làm việc với Bố tôi ở Sư Đoàn 23 di tản về ở tạm, gia đ́nh chú Thọ cũng đă đi đâu rồi nên gia đ́nh tôi dọn vào, tất cả mọi người đều chỉ có một bộ đồ mặc trên người, Mẹ tôi phải đưa chúng tôi ra chợ mua thêm để mặc. Tất cả mọi người phải nằm chiếu, nhà không có bàn ghế hay giường tủ ǵ cả... Khởi sự cho một cuộc sống hoàn toàn trắng tay đúng nghĩa ! Lúc ấy đứa em út của tôi chưa biết đi. Ngày Bố tôi đi tù có hai chú ngày xưa làm việc cùng ở Sư Đoàn 23 trước khi Bố tôi được biệt phái về Cảnh sát là chú Phạm Ninh và chú Nghiêm xuân Đông đến đưa Bố tôi đi, ông đi ngay trong ngày sinh nhật thứ 41 của ḿnh, tôi chạy theo đến tận chân cầu thang cư xá và đứng nh́n Bố tôi lên chiếc xe lam...

Từ ngày 30/4 năm ấy, một tay Mẹ nuôi dạy chúng tôi, sau này c̣n phải nuôi Bố tôi ở trong tù cộng sản, có những lúc Mẹ quá sức và tuyệt vọng v́ không biết ngày về của Bố tôi, Mẹ có lần bạo gan hỏi việt cộng: " Sao nói đi một tháng mà bây giờ đă hơn một năm chồng tôi vẫn chưa về ? Gia đ́nh cũng không biết đang ở đâu, sống hay chết ?" Chúng trả lời : " Nói một tháng là một tháng đi đường (?) chứ ai nói là đi cải tạo một tháng rồi về đâu...

Chừng vài năm sau, trong cuốc sống quá khổ sở, Mẹ tôi phải lặn lội sớm hôm kiếm tiền nuôi con, trong một lần quá tuyệt vọng Mẹ tôi đă viết một lá thư để lại cho Bố tôi và nấu một nồi chè đậu xanh trong đó Mẹ đă bỏ thuốc diệt chuột mà Tổ Dân phố cấp cho, Mẹ múc ra chén cho từng đứa con... Có lẽ tôi cũng không nhớ lầm th́ lúc ấy bên ngoài mọi người đang tưng bừng mừng 2 năm "giải phóng" th́ phải, có lẽ Mẹ tôi cũng mượn dịp này để Mẹ và đàn con 7 đứa cũng được giải thoát chăng ? Lúc ấy các em tôi cũng đă lớn, các em gái như Tuyết, Trinh, Hằng... đă khóc và quỳ xuống xin Mẹ cho chúng con được sống, chỉ sống để chờ Bố về, có đứa c̣n khóc gọi " Bố ơi !" ...

Mẹ tôi dường như đă cạn khô hết nước mắt rồi, thương con cực khổ quá th́ chỉ muốn cho chúng chết đi để hy vọng một kiếp sống mới tốt đẹp hơn ? Sống với đời sống "con của ngụy" th́ cũng chẳng ra ǵ ? Cuối cùng t́nh yêu thương của Mẹ vẫn chiến thắng, Mẹ đă hắt đổ nồi chè gần như trở thành định mệnh - như ngày nào Bố tôi đă bỏ khẩu súng lục xuống để đàn con tiếp tục được sống như sự an bài của Trời Phật vậy !

Sau đó Mẹ càng cố bương chải kiếm sống ngoài đường, có lúc bị kẻ gian đập đầu bất tỉnh ngoài bến xe khi Mẹ mua đồ xuống Cần Thơ cho d́ bán nhà hàng, mong kiếm chút tiền mua cơm về cho con, lúc ấy việt cộng cấm mang gạo, ai có gạo sẽ bị tịch thu, nhưng nếu nấu thành cơm mang về Sài G̣n th́ được... Chúng con biết Mẹ rất cực khổ - từ một bà mệnh phụ, Mẹ từng là Tổng thư kư Hội Bảo Trợ gia đ́nh binh sĩ SĐ 23 BB, rồi Hội Trưởng Hội BTGĐBS của Trung Đoàn 44 BB ở Sông Mao khi Bố tôi làm Trung Đoàn Trưởng... Thế mà v́ vận nước suy vong, Mẹ sẵn sàng lam lũ như những kiếp đời vốn dĩ bần hàn.

Những ngày 30 tháng Tư đi qua, tuy Mẹ không nói, nhưng trong đôi mắt của Mẹ - Chúng con biết Mẹ buồn tủi lắm !Thấy Mẹ tôi vất vả quá, cậu Khánh tôi ở Ban mê thuột có ư nhận nuôi phụ vài đứa, nhưng Mẹ không chịu, có một chú lính ngày trước của Bố tôi từ Nha Trang vào, thấy cảnh đời gia đ́nh tôi khổ sở quá, bèn móc ví ra đưa cho thằng em tôi vài trăm, nó nhất định không lấy, chú lính phải năn nỉ măi nó mới cầm và thằng bé chưa đầy 10 tuổi đă phải bật khóc v́ tủi thân, có bao giờ nó phải nhận sự giúp đỡ thương hại như thế?

Thời gian sau này, có các chú may mắn ra đi được, có người ở Mỹ, có người ở Na Uy như các chú Nguyễn xuân Thọ, Phạm Ninh, Hồ Đắc Tùng, các bác bạn của Bố tôi Bác Thăng... gởi tiền và quà về giúp Mẹ tôi khi Mẹ đă quá sức cùng kiệt - nhờ vậy mà chúng tôi được sống !

Ngày 30/4 sắp đến - cũng dịp này, tôi xin mượn những gịng chữ này để một lần được nói lên lời tri ân những ân nhân của gia đ́nh tôi, cũng như xin được thưa với Mẹ của chúng tôi rằng "Chúng con hiểu và suốt đời yêu thương Mẹ, đó là điều có thật đang diễn ra trong tâm hồn chúng con ! " Và với Bố , một người Cha đă suốt đời sống thanh liêm, yêu thương đồng đội, trung thành với Tổ Quốc, kiên định trong gông cùm biệt giam của cộng sản, cho dù có lúc Bố đă từng nói trong cuốn sách lưu niệm của các sinh viên Sĩ Quan Khóa 8 Hoàng Thúy Đồng trường VBQG Việt Nam rằng: "Điều mà tôi ân hận nhất là để cho Vợ và các con của tôi phải sống những ngày tháng đau khổ đói khát dưới chế độ cộng sản... "Thưa Bố , chúng con hiểu được, chúng con bây giờ đă lớn khôn, trưởng thành, chúng con không trách cứ ǵ số phận của minh cả, mà bù lại có lẽ chúng con càng hănh diện và tự hào hơn v́ chúng con có một người Mẹ tuyệt vời, biết hy sinh và biết đau xót cho Quốc Gia, không như những người Mẹ b́nh thường, có một người Cha sống ngay thẳng, tận tụy cùng Tổ Quốc, Chức nghiệp, không hèn hạ và vô trách nhiệm... Nước mất nhà tan nên gia đ́nh ḿnh cùng hàng trăm ngàn gia đ́nh sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa phải đau khổ, chia sẽ và thăng trầm cùng vận nước - Điều đó đâu có ǵ nhục nhă đâu !

Như Bố vẫn thường kể cho chúng con nghe về những trận đánh của Bố ngày xưa, kể về các sĩ quan của đơn vị Bố một cách hănh diện và tự hào như các chú Xuân, chú Tài, chú Đức, chú Lâm, chú Ninh... trong số ấy có những người đă ra đi không bao giờ trở về...

Sau mười mấy năm tù đày - Bố tôi đă trở về với gia đ́nh và được ra đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện RD-7 - Và mười mấy năm sau trên mảnh đất Utah, Mẹ tôi đă thực hiện một điều mà Bố tôi mơ ước, đó là một bộ quân phục khaki vàng với phù hiệu Quân Đoàn II, Sư Đoàn 23 BB cùng các loại huy chương Việt - Mỹ của Bố tôi trước đây... Trong bộ quân phục oai phong ấy, Bố ơi ! Người sĩ quan của ngày nào vẫn c̣n đấy, chúng con thấy Mẹ cười thật tươi, hạnh phúc, có phải chăng lư tưởng Quốc Gia vẫn âm ỉ trong tâm hồn của Bố Mẹ, dù thời gian có đi qua bao xa? Chúng con thấy bàn tay Bố vân vê Bảo Quốc Huân Chương lV và trong ánh mắt của người lính già găy súng vẫn âm vang nỗi bi tráng của một thời binh lửa...

Ngày mất nước lần thứ 34 lại về, chúng con hiểu sự đau khổ trong tâm hồn của Bố Mẹ - âm thầm , chịu đựng, u uẩn, lực bất ṭng tâm... Bố vẫn thường nhắc cùng với Mẹ về những người đă hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ miền Nam Việt Nam, những bạn bè của Bố đă ngă xuống trong ngục tù CS.... Con xin được tạm kết ở đây cho những ḍng tâm tư này bằng hai chữ "Định Mệnh " !

Vâng, Định Mệnh của cả một nền Cộng Ḥa, của hàng trăm ngàn tử sỉ, của hàng trăm ngàn người không yên dưới biển sâu trên hành tŕnh đi t́m tự do, và của ai nữa ? ... Của những người Quôc Gia đang c̣n sống đây cho dù ở trên xứ sở Tự Do hay c̣n trong nước, vành khăn trắng này sẽ được cột lên đến bao giờ ?

Kư ức tháng 4

Có một người bạn từ bên kia đại dương đă hỏi tôi: "Bạn đă ở đâu những ngày tháng 4 năm 1975? ". Qúa khứ chợt trở về choáng ngợp.

Quy Nhơn, những ngày cuối tháng 3-1975.

Trường Nữ Trung Học – Ngô Chi Lan, lớp 612Bis, nghịch như quỷ sứ. Biển Quy Nhơn những ngày sau tết se lạnh. Con bé nào cũng chanh chua, đáo để. Áo dài trắng lần đầu tiên mặc trong đời cứ xăn trên đầu gối để ra biển nhảy sóng, tṛ chơi của trẻ con vùng biển. Ngôi trường nằm đối diện bờ biển, cạnh thư viện thành phố. Hàng chè, kem, ổi, cóc, xoài hai bên bờ biển món khoái khẩu của tụi con gái. Nhỏ nào cũng có biệt danh: Trâm "điệu", Mai"mít ướt", Huệ "chà và", Lan "nhí", Đào"búp bê", Thúy "công chúa"… Tôi c̣n nhớ mùa xuân năm đó, sóng biển thật to, ùn lên những bờ cát dốc thẳng, tụi tôi thích trượt trên những bờ cát và chạy dọc bờ biển đuổi bắt những con c̣ng gió bé tí teo.

Huệ "chà và" nghịch như con trai – ba nó là người Ấn có sạp vải ở đường Gia Long, khu người Hoa sinh sống – tôi sợ nhất tṛ chơi lén cột áo dài hai đứa với nhau của nó. Có một lần tôi khóc như mưa v́ nó làm rách áo tôi, bứt tung cả cúc áo. Sợ tôi giận, hôm sau nó làm lành bằng cách mua một mớ me non c̣n xẹp lép đem mắm ruốc lên chấm, cả lớp được một bữa nhâm nhi.

Cả tuần nay, lớp tôi bỗng trầm hẳn. Giờ Kim văn, tổ 1 chúng tôi thuyết tŕnh tác phẩm "Nhà mẹ Lê" của Thạch Lam không đứa nào thèm phát biểu. Nhỏ Trâm "điệu" không c̣n lén ghi bậy trên giấy rồi dán trên áo bạn phía trước để tụi nó chí choé căi nhau rồi đổ lỗi lung tung. Sáng nay, nó bồn chồn, mắt nó sưng mọng đỏ hoe. Tụi tôi biết ba nó – sĩ quan sư đoàn 22 – mất tích mấy hôm nay. Lan "nhí" – ba thiếu tá phi công – nghỉ học từ hôm qua. Lớp càng ngày càng vắng teo, lác đác chỉ c̣n vài đứa. Chiến sự căng thẳng đang len lỏi trong từng mái nhà…

Sáng 28-03-1975.

Ba tuyên bố: Các con chuẩn bị nghỉ học đi "dă ngoại" vào Sài G̣n.

Chị em chúng tôi háo hức cho một chuyến đi xa.

Mẹ gói ghém đồ đạc cho các con, mỗi đứa một túi vải đeo vai gồm vài bộ quần áo, một ít thức ăn sẵn và một quyển sổ nhỏ ghi địa chỉ, lư lịch gia đ́nh. Ba tôi là người pḥng xa và làm việc rất khoa học, mọi việc trong nhà ba lên kế hoạch rồi quyết định.

Chị Vân hỏi: Sao giống đi chạy giặc vào Nha Trang năm 72 vậy ba?

Tôi thích thú, nhớ lại "mùa hè đỏ lửa" năm 72, ba chở cả nhà chạy vào Nha Trang, ở tại trường Vơ Tánh. Buổi tối các anh chị hướng đạo sinh tập chúng tôi ca hát. Và tôi rất thích những buổi trưa nắng nóng, lũ trẻ chúng tôi lang thang hái đầy hoa tigôn mọc phía sau trường. Con bé vô tư, tung tăng trên những đụn cát mọc đầy hoa dại.

Sáng 29-03-1975, cả nhà thức dậy rất sớm, mẹ nấu sẵn cơm nắm, luộc trứng gà, giă đậu phộng đem theo. Ba ở lại gói gém đồ đạc để gởi, đồ của bác Phó biện lư toà án tầng trên, đồ của chú Luật sư Sinh tầng dưới, và ngổn ngang đồ đạc của gia đ́nh tôi.

Tôi níu tay ba, sao không đi luôn ba, ba chỉ im lặng dẫn cả nhà đến nhà con Tuyết "hí" – xe khách Tiến Thành – trên đường Vơ Tánh, họ đă đợi sẵn. Trời c̣n tối mù, khoảng 3 – 4h sáng ǵ đó, nhưng sao đường phố nhộn nhịp khác thường, nhà hai bên đường đèn bật sáng, họ cũng đang sửa soạn khăn gói ra đi. Cả thành phố phải bỏ chạy? Tại sao? Con bé vừa tṛn 11 tuổi cảm nhận có một điều ǵ đó hệ trọng. Tiếng súng ́ ầm từ xa vọng về thành phố ngày một rơ hơn, dồn dập hơn.

Mẹ với tay ba: "Em vào Nha Trang đợi anh ở nhà sư cô Minh Liễu – gần Tháp Bà, chiều anh đi liền nghen, kẻo không kịp". Ba chỉ ậm ừ, dặn ḍ chúng tôi phải ngoan nghe lời mẹ.

Chiếc xe lăn bánh, nh́n mẹ lo âu, ḷng tôi thấp thỏm. Ba đứng trên đường nh́n chiếc xe xa khuất.

Nha Trang, tối 01-4-1975.

Mẹ khóc, sao giờ ba chưa vô, Quy Nhơn đă thất thủ rồi.

Ngoài sân nhà sư cô Minh Liễu, ngổn ngang người di tản. Đèn ở đây sao mờ dữ vậy, tôi không thấy cái ǵ rơ cả.

Đă ba ngày rồi gia đ́nh tôi ở lại chờ đợi ba, lẽ ra giờ này chúng tôi đang ở Sài G̣n với anh hai tôi, ba sẽ đưa chị em tôi đến Thảo Cầm Viên như đă hứa.

Nửa đêm, ba ùa vào như cơn lốc, nồng mùi biển cả, ba không đi đường bộ. Ba nói với mẹ: "Bắn nhau tử thủ – căn cứ sư đoàn bộ binh 22 đóng ở Quy Nhơn – dân di tản chạy đường bộ chết như rạ, anh theo ghe đi đường biển. Không thể ở đây được nữa, có lẽ vĩ tuyến 17 sẽ được chia ở đường biên Cam Ranh, phải chạy thoát ra khỏi Nha Trang ngay – họ đang tiến công như vũ băo. Không c̣n kịp nữa”.

Ba lo lắng, chị Vinh – đang học Đại học Sư phạm Huế có kịp bay vào Sài G̣n như ba đă dặn, anh hai ở Sài G̣n có kịp ra đón chị, "Tụi nó có chờ cả nhà vào, hay lại nghe tụi bạn đi trước, thất lạc hết". Mẹ nói “ Có lẽ cậu tám sẽ giữ tụi nó ”. Tôi nhớ ông tám – Giáo sư dạy Lư-Hoá trường Lasan Taberd, người cao to nghiêm nghị.

Tôi không biết bằng cách nào ba lo cho cả nhà theo một chiếc xe Balua vào Sài G̣n, đến Cam Ranh bắn nhau dữ quá, chúng tôi mắc kẹt giữa hai lằn đạn. Ba kiếm đâu ra một căn nhà bỏ hoang trên đường gần kho gạo, cả nhà vào tá túc. Gạo sấy đem theo đă hết. Chúng tôi sắp đói. Cả một đại gia đ́nh. Lớn nhất chị Vân 16 tuổi, út Thơ 4 tuổi. Ba nói tôi và chị Vân theo ba. Đường phố vắng ngắt. Chúng tôi đến một cửa hàng nhưng không có ai cả. Tôi lấy thịt hộp của Mỹ, chị Vân khiêng thùng bánh quy của Đại Hàn. Ba đi đâu đó trở về với bịch gạo. Chúng tôi ở đó vài ngày, rồi súng nổ dữ dội, ba nói trong thị xă không an toàn phải chạy ra ngoại ô thôi. Buổi chiều hôm đó, tôi thấy các anh lính Cộng Hoà gương mặt thất thần, mặt bê bết máu, cởi bỏ quân phục vứt đầy đường, tôi thấy họ cũng c̣n rất trẻ như anh hai tôi. Tôi biết họ đang đau khổ, họ muốn về với gia đ́nh. Tôi chợt lo lắng anh ba Nghiêm con cô năm cũng đi lính, anh năm Khoa con bác bảy cũng đi lính, bây giờ các anh đang trôi dạt nơi nào – chắc là cô tôi, bác tôi cũng đang mỏi mắt chờ mong.

Chị em chúng tôi chết sững khi một người lính gơ cửa xin quần áo, tôi luưnh quưnh lôi đồ của ba đưa cho anh ta.

Chị Vân tấm tức khóc "Lính Cộng Hoà đào ngũ hết rồi, ḿnh sẽ ra sao?". Tôi nh́n chị linh cảm có điều chẳng lành.

Cam Ranh, quốc lộ 1 cây số 13.

Cả nhà dắt díu nhau chạy bộ ra ngoại ô, buổi sáng xanh ngắt, súng nổ đầy trời. Nắng Miền Trung chói loà. Tôi khát nước, cháy nắng. Dân di tản chạy đầy hai bên đường. Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngăi, Quy Nhơn, Nha Trang đều mắc kẹt ở chiến tuyến Cam Ranh.

Ba cơng bé Thơ, dúi tôi ngă nháo nhào dưới cống vệ đường – bom nổ, bom đang rơi. Phi cơ của ḿnh sao lại ném bom vậy ba, chết ḿnh sao ba. Tôi thấy bom bi rải đầy trời, hai ba phi cơ đang lượn trước mặt. Ba nói quân Miền Nam chặt cầu cho quân Miền Bắc không tiến sang. Tiếng súng bắn máy bay xối xả từ trong những vườn xoài bắn trả. Chúng tôi lạc vào chiến tuyến. Tôi chạy trên những xác người. Tôi chạy trong những gào thét. Những người lính Miền Bắc đang hành quân chạy song song cùng tôi. Tôi thấy họ cũng c̣n rất trẻ, cũng giống anh ḿnh. Họ cũng vừa chạy vừa hét những người dân di tản nằm xuống tránh đạn.

Ba đếm từng đứa con, ba là ông tướng xung trận che chở, điều khiển từng bước chân các con. Tiếng ba thét, Tiến nằm xuống, chạy qua bên kia bờ, Vân lùi lại kéo em. Hai bên đường dân di tản bồng xách chạy hỗn loạn. Tôi chạy và chạy, đầu óc tôi trống rỗng. Tiếng rít đinh tai của đường đạn, tiếng nổ buốt óc của bom rơi. Khói lửa cháy ngập trời. Một sự hoảng loạn man rợ quanh tôi. Trời ơi! Tôi rợn cả người – những bước chân non tơ của chị em chúng tôi ngập đầy máu. Máu của dân tộc tôi, máu của đất nước tôi, máu của người dân nước Việt chảy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dọc theo đường quốc lộ – một sáng tháng tư.

Thật kỳ lạ, ơn trời – cả nhà tôi may mắn thoát qua ṿng chiến tuyến mà không hề hấn ǵ, mẹ nói chắc ông bà ngoại phù hộ.

Đêm đến, chúng tôi vào trú một cḥi canh ven đường.

Và ở đó bao lâu tôi không nhớ. Chị em tôi ngă bệnh, những cơn sốt nắng và những chấn thương. May thay, mẹ tôi là y tá, bà đă quá quen việc chăm sóc người bệnh. Ba lại lặn lội vào thị xă Cam Ranh, trở về với một bao gạo nhỏ trên chiếc xe đạp lọc cọc của ai. Gương mặt ba hốc hác, ba thoát chết, khi những núi gạo đổ ập xuống người dân di tản. Ba chỉ bị thương nhẹ. Sáng, mẹ nấu một nồi cháo trắng, không muối, không đường, không có ǵ cả. Một rổ củ ḿ nhổ ở bên cḥi. Chúng tôi đi nhổ củ lang, củ dền. Mẹ nói chị Vân ra con suối sau cḥi xem có đu đủ hái về cho mẹ. Chị em tôi chạy theo chị. Con suối trong veo, hai bên um tùm hoa dại tím ngát. Có cả sim sim, dủ dẻ, có cả chuối già hương nữa, nhưng c̣n non quá. Chị la không cho hái. Bươm bướm, nhiều ơi là nhiều. Chúng tôi cười vang chạy theo những con bướm vàng, bướm xanh dọc bờ suối, nô đùa vô tư. Tôi nói giống đi picnic quá chị Vân há, chị cười gượng nh́n tôi rớm nước mắt.

Đu đủ xanh mẹ xắt tưa nhỏ, ngâm nước vo gạo làm trộn cho chúng tôi ăn. Hạt đu đủ non trắng lóng lánh dưới nắng trưa như ngọc trai. Cơm trắng không muối, không nước mắm. Bé Thơ khóc, cu Tiến khóc – đ̣i uống sữa.

Vàng, nữ trang mẹ đem theo không mua được sữa, tiền đă hết theo mấy chuyến xe. Mặt mẹ bơ phờ, mắt ba đăm chiêu.

Sáng hôm sau, ba cặm cụi đi đâu từ sớm, lúc trở về với chiếc xe đạp cà tàng chạy kêu long tong, ốc vít rơ hết, lủng lẳng hai túi đu đủ vàng ươm. Ba nói, Thúy lên ba chở. Lần đầu tiên trong chuyến "dă ngoại" ba âu yếm gọi tôi.

Chiếc xe nhảy cà tưng cà tưng trên đường, tôi hỏi đi đâu ba. Ba nói đi chợ làng quê cho biết. Tôi thắc mắc nhưng không dám hỏi.

Trên mép cỏ con đường quốc lộ lúp xúp vài ba quán tranh, người ta ngồi bệt trên cỏ bày hàng dưới đất, nói là chợ cho oai chứ khoảng dăm người bán. Ba dựng xe bên lề, lúng túng trải tờ báo Tia Sáng xuống vạt cỏ, bày đu đủ ra. Rồi ba nói, ngồi đây bán nghen con. Bây giờ tôi mới hiểu.

Nắng tháng tư oi nồng, chiếu rát cả mặt, ba lấy tờ báo che đầu tôi. Bóng ba đứng trùm lên bóng tôi. Ngồi lâu ơi là lâu, mặt tôi bắt đầu bỏng rát. Nắng Cam Ranh chói chang, đổ lửa. Mồ hôi tôi túa đầm đ́a. Ba cúi xuống lau mồ hôi trên mặt tôi đỏ ửng, ba luôn miệng vỗ vê` – nắng quá hả con. Tôi thấy thương ba quá, tôi muốn khóc.

Một người đàn bà nhà quê, gương mặt phúc hậu hỏi tôi – dân tản cư hả, ở đâu vậy con. Tôi nói con ở Quy Nhơn. Đu đủ này giá bao nhiêu con. Tôi ngơ ngác, dạ con không biết. Ba tôi đỡ lời, chúng tôi muốn đổi lấy một ít nước mắm, muối và sữa. Người đàn bà cỡ trạc ba tôi, dẫn tôi đến một góc quán nhỏ, nói đứng đó chờ. Bà đem ra lon sữa ông Thọ và một chai nước mắm. Tôi mừng rỡ, ṿng tay cảm ơn bà rồi chạy đến bên ba. Chiếc xe nhảy cà tưng cà tưng trên đường về, ngoái lại tôi c̣n nh́n thấy người đàn bà nhà quê nh́n theo đầy ái ngại. Trời ơi, ba kiêu hănh của tôi, phó Thanh tra Ty XX … bước một bước có xe đưa đón, đi công tác có trực thăng bốc đi.

Những ngày cuối tháng 4.

Không có xe vào Sài G̣n, Quy Nhơn th́ thất thủ, biết làm sao bây giờ. Giữa đồng không, nhà trống. Đi bộ vào Sài G̣n đi ba, chị em tôi nói – anh hai và chị Vinh đang trông ngóng.

Cả nhà thất thểu đi trên đường quốc lộ, lương khô mẹ đă chuẩn bị, cơm nắm, nước uống trong bi đông cho mấy ngày đường.

Một chiếc xe ben chở gỗ đi ngang, ba chặn lối. Cả nhà vắt vẻo quá giang được một đoạn đường.

Phan Rang.

Buổi chiều trên xứ lạ buồn thê lương. Tiếng gào của ai đó như xé nát hồn tôi. Chị em tôi thu ḿnh ngồi nh́n mặt trời lặn trên cánh đồng xơ xác, bóng tối đang bắt đầu ập đến. Những bóng người di tản nhập nhoà đang đi trên đường. Trời chạng vạng, một người đàn bà tiều tuỵ, bơ phờ lê bước kiếm ai trên đường vắng, bà không nh́n thấy ai, bà luôn miệng gọi Cu tí, cu tí núp mô rứa con, ra đi. Me đây. Cu tí, cu tí núp mô rứa con, ra đi. Me đây. Giọng Huế của bà khản đặc, vô hồn, nói như là không nói, đi như là không đi. Tôi ngồi nh́n theo người đàn bà điên nước mắt trào dâng.

Đêm, giữa cánh đồng tối đen đầy bất trắc, thỉnh thoảng từ xa vẳng lại những tiếng nổ ́ ầm, khuấy động không gian yên tĩnh, như nhắc nhở chúng tôi về cuộc chiến vẫn đang ŕnh rập xung quanh. Ánh sáng duy nhất mà tôi nh́n thấy là lũ đom đóm bay lập loè trong đêm. Chúng đang múa những vũ điệu nghê thường. Và lũ muỗi khoái trá bỗng bất ngờ chộp được miếng mồi ngon – chị em tôi.

Ước ǵ, giờ này gia đ́nh tôi đang quây quần bên mâm cơm trong ngôi nhà thân yêu, ngát nồng mùi hương biển. Ước ǵ, giờ này chị em tôi đang ngồi trong căn pḥng ngập tràn ánh sáng, học bài cho ngày mai đến lớp. Ước ǵ! Ước ǵ!

Tại sao đêm nay chị em tôi phải ngồi bên vệ đường ướt đẫm sương đêm, đói khát như kẻ hành khất? Thức ăn của chúng tôi những ngày qua chỉ là những củ khoai mỡ, khoai ḿ đào vội trên cánh đồng, ven những nương rẫy của người nông dân.

Tại sao gia đ́nh tôi và những người dân Miền Trung hớt hơ hớt hải, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cả sự nghiệp cuống cuồng chạy xuôi về Nam lánh nạn. Tại sao và tại sao?

Trời ơi! Phan Rí, Phan Thiết, B́nh Thuận nắng – khô – nóng – khát.

Tôi khát nước, tôi thèm có nước. Chúng tôi sẽ chết v́ không có nước. Tôi không biết ḿnh đang ở đâu, nhưng tôi biết gần Sài G̣n lắm rồi, lũ trẻ chúng tôi đă quá mệt mỏi, chỉ chờ nghỉ ngơi. Mẹ chắt từng hạt nước trong một đầm lầy nhỏ mà tôi thấy có đầy phân ḅ, tôi háo hức hớp và nôn. Tôi khóc, con muốn uống nước. Mẹ tôi cố nén dỗ dành con.

Đêm chúng tôi nằm trên thảm cỏ, bầu trời nhiều sao quá. Gió mát lạnh, những lá cọ ve vuốt chúng tôi, mẹ nói: "Vùng này dân đói khổ lắm, nghề của họ là đan chiếu, chằm nón, ở đây quanh năm thiếu nước. Đồng ruộng khô cằn, đói kém liên miên. Dân Chàm ở đây rất nhiều. Da họ đen cháy". Giọng mẹ trầm ấm ru chị em tôi vào giấc ngủ.

Đêm, hàng đêm ngủ trên cánh đồng ven đường quốc lộ, tôi luôn giật ḿnh, run rẩy v́ tiếng xe tăng hành quân chạy rần rần rung chuyển mặt đất. Những sợi dây xích sắt nghiến trên đường nhựa nghe ghê người. Những lá cờ xa lạ được gắn trên xe tôi thấy lần đầu – nửa đỏ, nửa xanh chính giữa là ngôi sao vàng năm cánh. Những người lính Miền Bắc lá nguỵ trang đầy ḿnh bước đi rầm rập trên đường.

Có những đêm họ nghỉ gần chúng tôi. Tôi nghe tiếng người nói lao xao, tiếng kèn Ácmônica trong đêm khuya vẳng lại.

Giữa đêm vắng, ba mẹ bồn chồn, thao thức, đứng ngồi không yên.

Vô t́nh, nhịp tiến của gia đ́nh tôi lại trùng với nhịp tiến công vào Sài G̣n của họ. Ba chạy đôn chạy đáo trên đường t́m xe, mong cho bước chân ḿnh nhanh hơn, nhanh hơn.

Ba rất giỏi, cuối cùng ba cũng thương lượng được một chiếc xe Balua trên đường đi giá nào cũng trả, mẹ đổ hết ṿng vàng, nữ trang. Chỉ một ước muốn duy nhất – cả nhà nhanh chóng, an toàn đến Sài G̣n.

Sài G̣n 30-4-1975.

Sài G̣n! Sài G̣n! Lũ trẻ chúng tôi náo nức v́ biết rằng ḿnh sắp nghỉ ngơi sau một chuyến hành tŕnh kinh hoàng và khổ ải.

Sài G̣n! Sài G̣n! Niềm mong ngóng của ba mẹ, nơi nương náu an toàn cùng bạn bè trong thủ phủ Miền Nam.

Gia đ́nh tôi sắp chạm đến bến bờ hy vọng. ...

Xe Ba lua mở banh cửa sau, gió lồng mát rợi, chỉ có một sợi dây xích sắt khổng lồ vắt ngang, ba và mẹ ngồi ở hai đầu canh chúng tôi ngả nghiêng ngủ.

Tôi choàng dậy, khi tiếng người nói, tiếng loa phóng thanh, tiếng xe cộ dày đặc, kẹt xe trên cầu Sài G̣n. Quân Miền Bắc đă vào sáng nay, chiếc xe cũng vừa vào đúng lúc. Hai bên đường người dân đông nghẹt, họ đón ai vậy, điều ǵ đă xảy ra?

Thật trớ trêu, khi bước chân rong ruổi của gia đ́nh tôi vừa chạm đến bến bờ hy vọng cũng là lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Niềm tin tưởng được chở che trong thủ phủ Miền Nam đă vỡ nát.

Ba chết lặng trên xe, ngồi im không nói một lời.

Mẹ sợ hăi, bật khóc nức nở ngày Miền Nam sụp đổ.

Chị em chúng tôi ngơ ngác nh́n bầu trời Sài G̣n ngày 30/4.

Một thời đại khác đă đến.

Việt Nam, tháng tư 2008.

Đến bây giờ, tôi vẫn không tin chuyến hành tŕnh từ Quy Nhơn đến Sài G̣n gần 700 kms – chúng tôi phải mất 1 tháng 2 ngày – phải vượt qua bao chiến tuyến, phải vượt qua bao hiểm nguy mà vẫn nguyên vẹn.

Trong cuộc chiến đẫm máu này, có bao gia đ́nh Việt Nam may mắn như chúng tôi? Có bao gia đ́nh Việt Nam phải măi măi nằm xuống? Có bao gia đ́nh Việt Nam phải măi măi phân ly?

Đất nước tôi! Đất nước tôi! Đất nước tôi!

Ba mươi ba năm đă trôi qua, chuyến hành tŕnh ngày xưa của ba giờ đă kết thúc, nhưng chuyến hành tŕnh của tôi vẫn c̣n phía trước.

BAN MAI

( Ghi chú: Bài viết đă đăng trên tạp chí Hợp Lưu, số 82, tháng 4&5/2005, tác giả đăng lại, sửa chữa tháng 4/2008)

30/4/1975 và những tiếng khóc hờn ai oán !
Phạm Thắng Vũ

Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 1 hướng về Tây Ninh. Phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên là cầu Bông trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao của thành phố Sài g̣n. Cây cầu này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa.

Trên các thửa ruộng sau hàng cây Trâm bầu thấp thoáng những chiếc xe Tăng M 113, M 48 mà binh sĩ sư đoàn 25 Bộ binh miền Nam VNCH đă bỏ lại sau khi tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí óc của một thanh niên mới vừa 18 tuổi, tôi và Trí, người em con cậu, háo hức rảo bước vào các chiếc xe này. Trèo vào các chiếc xe tăng mà nghĩ về h́nh ảnh những người lính đă từng ngồi tại đây trong các chiến trận. Súng đạn vẫn c̣n nguyên trong xe và trên các bờ ruộng.

Là dân sống ở Sài g̣n, tôi theo mẹ về dưới vùng Hốc Môn này để t́m mua ruộng đất làm ăn trong buổi giao thời thay v́ chờ nhà nước CS đưa đi vùng kinh tế mới. Có tiếng lên đạn, tôi nh́n chung quanh và thấy vài thanh thiếu niên khác cũng chạc bằng hoặc nhỏ hơn tuổi tôi đang cầm một cây M 16 trên tay. Một thanh niên đang chỉ dẫn cho bạn ḿnh cách sử dụng cây súng rồi tiếng bấm c̣, tiếng kim hoả mổ vào chỗ trống. Súng không có gắn đạn. Lập lại các động tác đó vài lần rồi họ vất cây súng đó trên bờ ruộng, kéo nhau đi. Trí nói với tôi:

- Ḿnh ráng kiếm xem coi có cây Côn nào không anh.

Trí óc thanh niên ai cũng thích sở hữu một súng lục trong tay nhưng chúng tôi lục t́m trong các chiếc xe nhà binh này mà không t́m được cây súng Côn nào cả. Chúng tôi đi trở ra ngoài đường lộ. Một phụ nữ mặc áo trắng đang lui cui nhặt t́m một cái ǵ đó gần lề đường. Hai đứa tôi tiến lại gần người phụ nữ này. Bà đang xem từng tấm thẻ Căn cước quân nhân, Thẻ bài kim khí, Thẻ giấy lănh lương của lính...nằm vương văi trên lề đường và gần các cạnh bờ ruộng. Mắt người phụ nữ này đỏ hoe. Tôi hỏi bà:

- D́ kiếm ǵ vậy hả d́?

Nh́n chúng tôi, người phụ nữ trả lời:

- Chị xem coi có giấy tờ của anh ấy không? Hết đánh nhau rồi mà không thấy ảnh về. Không biết giờ ảnh ở đâu nữa!

Th́ ra chồng người phụ nữ này là một chiến binh VNCH chiến đấu trong khu vực Hốc Môn-Thành Ông Năm này trong những này cuối của chiến. Thấy chúng tôi yên lặng nh́n, người phụ nữ kể tiếp:

- Ảnh tên Tia, Nguyễn văn Tia... Các em có thấy tấm thẻ bài hoặc giấy tờ nào tên Nguyễn văn Tia th́ đưa cho chị nha. Rồi bà lầm bẩm: Anh Tia ơi! Anh ở đâu sao không về. Một ḿnh em với các con biết làm cái ǵ bây giờ đây hả anh?

Chúng tôi đi dọc theo các bờ ruông này. Thỉnh thoảng cúi xuống nhặt một thẻ căn cước quân nhân hay một tấm thẻ bài xem nhưng không có tên Nguyễn Văn Tia chồng của người phụ nữ nầy. Đến một trụ điện ven đường, ngay dưới chân trụ điện là hố cá nhân đă được ai đó lấp vội nhưng vẫn c̣n thấy rơ các mảnh thân xác của một tử sĩ VNCH nằm bên dưới tḥi lên. Chúng tôi vội lùi xa khi luồng gió đồng từ đâu thổi đến làm bốc lên mùi tử thi bị rữa. Nằm không xa, một nấm đất mà ngay phía trên đầu là một cây súng trường M 16 cắm ngập xuống đất với chiếc mũ sắt lính chụp trên báng súng. H́nh ảnh nấm mồ với cây súng này y chang trong một cảnh phim chiến tranh lúc tàn cuộc mà tôi đă từng xem. Người phụ nữ khi năy lại gọi chúng tôi. Trí và tôi liền quay lại. Tôi nh́n kỹ khuôn mặt bà, một phụ nữ miền Nam tuổi khoảng 40. Vẻ mặt bà đầy vẻ nhẫn nại, chịu đựng với chút thoáng buồn của người vợ lính làm tôi tự dưng có cảm t́nh với bà. Tôi đứng yên nghe bà hỏi:

- Các em có biết lính ḿnh c̣n đóng quân ở đâu nữa không? Các em có nghe có thấy nơi nào trong vùng này lính Biệt động quân vẫn c̣n chiến đấu chưa ra hàng không? Chỉ cho chị biết đi.

Th́ ra chồng bà là lính Biệt động quân. Trí cho biết là vài tuần lễ cuối cuộc chiến th́ lính Biệt động quân từ đâu đến tăng phái, đă đóng quân trong vùng Thành Ông Năm nầy v́ những trại lính ở đây là lính Công Binh, tác chiến không như các lính chiến khác. Nghe Trí nói, người phụ nữ gật đầu, nói:

- Đúng rồi! Khi đơn vị ảnh chuyển đến đây th́ chị có lên thăm ảnh được một lần ở trong khu xóm kia ḱa. Không biết ảnh giờ lại đi đâu rồi ?

Nh́n theo tay người phụ nữ, chúng tôi thấy mái nhà tranh xa xa khuất sau các hàng cây. Trí nh́ng người phụ nữ, buột miệng:

- Lính thường đóng trong khu rừng Điều lắm... Mà khi đó chứ bây giờ chắc không c̣n ai nữa đâu d́ ơi.

Vừa nghe xong, mắt người phụ nữ sáng lên, nh́n Trí , miệng bà lắp bắp hỏi dồn:

- Rừng Điều! Lính đóng ở đó hả? Cách đây bao xa? Làm sao đi vào đó được? Hay là em vào đó t́m anh Tia giúp chị đi. Chị gửi tiền cho em ngay bây giờ. Đi ngay đi em, giúp chị đi mà. Tội nghiệp chị.

Rồi người phụ nữ khóc và nh́n chúng tôi khẩn khoản. Tôi nh́n thằng Trí, ḍ hỏi. Nó im lặng trong chốc lát rồi lắc đầu, trả lời:

- Không c̣n ai trong đó nữa đâu d́ ơi! Cháu biết rơ như vậy với lại muốn đi vào đó phải có xuồng chứ lội bộ śnh lầy không đi được.

Người phụ nữ mắt đỏ hoe vẫn cứ nài nỉ thằng Trí giúp rồi thấy không xong, bà quay qua nắm tay tôi, van nài:

- Giúp chị nha em. Tội nghiệp chị mà. Chị đâu có biết đường đi vào đó đâu.

Tự nhiên nước mắt bắt đầu rỉ ra từ mắt tôi. Tôi nói với bà:

- D́ ơi! cháu ở Sài g̣n mới về đây có ít ngày hà. Cháu cũng không biết chỗ đó đâu. Nếu biết th́... nhưng chưa nói hết câu th́ thằng Trí đă kéo tôi đi ra chỗ khác. Đi một quăng khá xa nó nói:

- Anh đừng nhận lời giúp bả. Làm sao mà đi vào đó được. Gần hai tháng giải phóng rồi, không c̣n lính nào sống ở trong đó hết. Em biết rơ như vậy.

Tôi quay đầu nh́n lại, người phụ nữ đứng đó, tay bà vẫn vẫy chúng tôi trong tiếng khóc.

Hai đứa tôi tiếp tục đi dọc theo đường lộ. Đằng trước mặt có một thiết vận xa M 113 nằm sát bên rặng cây B́nh bát ngay gần vệ đường. Tôi và Trí tiến lại, nh́n qua cửa mở toang phía sau xe. Chiến xa này có nguyên cả một cây súng Cối khá lớn c̣n nằm trong ḷng xe. Tôi định trèo vào để lục soát th́ mũi ngửi được một mùi xác chết. Nh́n kỹ, một thi hài lính chiến nằm ngay trên sàn xe sát cạnh chân đế của cây súng Cối. Tiếng ruồi vo ve gần bên tai, tôi vội bước lùi lại, bỏ ư định trèo vào chiếc chiến xa nầy. Trí kéo tay tôi đi, nó đă biết trong xe có xác người. Tôi nh́n chiếc chiến xa, không có dấu vết đạn nào trên thân xe. Như vậy, người chiến binh VNCH này chắc chắn đă tự sát chết.

Bỏ chiếc xe tăng đó, chúng tôi đi tiếp đến một cây cầu nhỏ dẫn vào một con rạch thông thương với con kênh chính sát gần mặt đường nhựa. Dọc theo con rạch này, những bụi hoa Sim dại mầu tím sẫm và những bụi cây B́nh bát đung đưa theo gió chiều. Có cái ǵ nổi lùm xùm trong các bụi cỏ Năng dưới làn rạch. Chúng tôi tiến lại xem. Một xác người đang trong giai đoạn rữa nát. Kinh quá! Chúng tôi đi tiếp để thấy thêm vài xác chết nữa nổi dập dềnh đây đó. Những người này là thường dân? Chắc chắn như vậy v́ họ mặc thường phục. Hầu hết là đàn ông nhưng cũng có xác của phụ nữ nữa. Trí kéo tay tôi chỉ về một cái xác nổi gần bờ hai tay bị trói chặt. Bước chồm sát tới để xem cái xác, chân thằng Trí đạp vào vài viên đất trên bờ làm chúng lăn ṭm xuống nước. Nghe động, một đàn cá Rô bơi ra từ dưới bụng của xác người này . Trên lưng áo trắng bỏ vào quần vẫn c̣n dấu những vết đạn, máu loang lổ. Những xác người này; Họ là ai và bị ai giết chết?

Rồi tôi thấy ở khá xa tuốt trong phía sâu có bóng hai người đang lui cui làm cái ǵ khuất sau các hàng cây Dứa dại cạnh bờ rạch. Tôi và Trí đi đến xem. Một người phụ nữ và một cô gái tuổi thiếu niên đang cúi đầu đọc kinh lầm thầm. Một tờ báo trải ngay trên mặt đất với ít bánh ngọt bày trên đó. Vài cây nhang đang cháy khói nghi ngút cắm gần một dép nhựa loại có dây quai gót ở phía chân trái. Tôi nh́n xuống con rạch, xác một người đàn ông áo sọc ca rô nổi ph́nh trên các bụi cỏ Năng cỏ Lác mà chân phải của thi hài vẫn c̣n mang dép. Tôi và Trí đứng yên lặng trong chốc lát rồi từ từ quay ra. Gió đồng mang mùi xác chết đến mũi chúng tôi. Một cái mùi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Sau lưng hai đứa tôi bây giờ là tiếng khóc than của hai mẹ con người này. Tôi nh́n cảnh vật chung quanh. Đồng quê buổi chiều thật êm ả. Vài cánh c̣ trắng bay chập chờn xa xa như trong các câu chuyện các tấm h́nh về một cảnh đồng quê thanh b́nh. Nh́n ra phía đường lộ, vài chiếc xe hai bánh, xe đ̣ vẫn b́nh thản chạy tới chạy lui. Không ai biết trên con đường nhựa nầy đang có người đi t́m tung tích chồng ḿnh và trong tuốt con rạch có người đang khóc than cho số phận của thân nhân ḿnh. Hết chiến tranh mà sao vẫn mầu thê lương tại đây!

Trời đă về chiều trên cánh đồng tàn cuộc chiến. Tiếng gió bây giờ thổi mạnh, rít từng cơn qua các cành cây kẽ lá như lời đang than van của các quả phụ miền Nam VNCH vừa bại trận.

Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.


Không một chế độ nào tồn tại vĩnh viễn. Chế độ nào rồi cũng phải thay đổi và quy luật đó cũng sẽ đến với đảng CS đang cai trị nước Việt. H́nh ảnh xác người chết bên vệ đường, thằng chổng (xác người chết nổi) trên các con sông, bờ rạch v́ cuộc chiến cốt nhục tương tàn ... sẽ không c̣n tái hiện trong một xă hội ḥa b́nh-tự do-dân chủ của nước Việt thân yêu sau nầy.

Viết để tưởng nhớ ngày 30-4-1975.

Thai Duong 530 Fighter Squadron, A-1 Skyraiders, Cu-Hanh-Pleiku Air Base, Vietnam