|
Lá Rụng Không Về Cội - Phạm Tín An Ninh |
|
|
|
|
Thứ bảy tuần rồi, ông Trương
nhận được hai món quà, do ông bà sui vừa về thăm quê bên Việt Nam mang sang tặng.
Hai món quà thực ra không đáng bao nhiêu tiền, nhiều lắm cũng chỉ bằng giá một
tô phở bán ở Little Saigon, nhưng với ông nó lại là vô giá, đă làm ông xúc động,
nghẹn ngào đến nỗi không thốt lên được hai tiếng cám ơn. Cả
tuần nay, nhiều đêm ông trằn trọc mất ngủ, ban ngày ngồi thẫn thờ,
hoặc chắp tay sau lưng lẩn thẩn một ḿnh trong khuôn vườn nhỏ sau nhà,
suy nghĩ mông lung. Năm vừa rồi, con cháu đă tổ
chức mừng Lễ Thượng Thọ cho ông, mặc dù ông thường cản ngăn
điều ấy. Nhưng con cháu làm vậy là phải, v́ gia đ́nh ông trải qua bao đời
sống trong gia phong lễ giáo, hơn nữa suốt một đời vào sinh ra tử mà ông
sống được tới hôm nay cũng là lạ lắm. Con cháu không chỉ mừng ông
mà c̣n phải cảm tạ Đất Trời. Sinh ra ở
vùng quê, một cái huyện nghèo, mà thơ mộng. Biển xanh nằm sát bên dăy trường
sơn hùng vĩ, cực bắc tỉnh Khánh Ḥa. Cuộc đời ông có nhiều may mắn
bất ngờ. V́ sinh kế, cha mẹ ông phải vào Nam lập nghiệp. Ông được
một người trí thức có ḷng nhận làm dưỡng tử. Người này gốc
Quảng B́nh, tốt nghiệp kỹ sư công chánh ở đại học Sorbone bên Pháp, vừa
mới hồi hương và đang làm cho hăng thầu Descours &Cabaud đặc trách hai công
trường xây cầu NeakLuong và Norodom, cách thủ đô Nam Vang 6 – 10 cây số. Là “dưỡng
tử” nhưng ông thường được xưng hô là “thầy tṛ”. Ông kỹ
sư chưa lập gia đ́nh. Để thuận tiện công việc làm, ông thuê một ngôi
nhà đơn lập, nằm cạnh nhà của người bạn là một nhà giáo, và gởi
gấm cậu dưỡng tử theo học. Thời đó Nam Vang không có một trường
nào dành cho văn hóa Việt Nam, mà chỉ có trường Pháp và Miên. Ông kỹ sư sống
ở Pháp hơn bốn mươi năm, thấm nhuần văn hóa Pháp, v́ vậy “cậu
bé” Trương tất nhiên chịu ảnh hưởng của người dưỡng
phụ, nên học hành rất nhanh và sớm thi đỗ Diplôme. Ngày 8 tháng 3 năm 1945, quân Nhật lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp ở
Đông Dương. Ông kỹ sư dưỡng phụ bị quân Nhật bắt đem đi
mất tích. Không c̣n nơi nương náu, ông Trương chỉ c̣n con đường duy nhất
là về lại quê xưa. Bảy tháng sau, quân Pháp từ Ban Mê Thuột đổ xuống đồng
bằng như thế chẻ tre. Ông Trương, lúc này đă là một thanh niên, bị bắt.
Khi Pḥng Nh́ Pháp thẩm vấn, ông đội (Phinh) thông ngôn dịch sai câu trả lời của
ông Trương, làm cho viên sĩ quan Pháp hiểu lầm tức giận, đứng lên định
tát vào mặt ông Trương. Nhờ lanh trí và với căn bản Pháp văn vững chăi,
ông Trương tŕnh bày tận tường sự việc, làm cho vị sĩ quan Pháp ngạc
nhiên, thán phục. Thay v́ làm tù binh, ông Trương được đưa vào Nha Trang để
làm thủ tục đồng hóa vào quân đội Pháp. Sau đó ông được sự giúp
đỡ của một số Sĩ quan Pháp tốt nghiệp trường Vơ Bị Saint Cyr,
thi đỗ vào École Militaire InterArmes de Dalat (EMIAD) ( trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt).
Tốt nghiệp với thứ hạng cao, ông được chọn làm huấn luyện
viên cho các khóa Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch.
Rồi
từ ngày ấy ông biền biệt xa quê, nơi chôn nhau cắt rốn, cho tới hôm nay. Đúng
ra, trong thời gian hơn sáu mươi năm ấy, ông chỉ sống ở quê ḿnh vỏn
vẹn có ba năm, khi ông bất ngờ được chọn về đây làm quận trưởng.
Nhiều người cho đây là một điều may mắn. Hơn nữa lúc này là thời
Đệ Nhất Công Ḥa, tiêu chuẫn để chọn một quận trưởng rất
khó khăn.Vậy mà khi nhận được Lệnh Bổ Nhiệm, ông đă xin từ chối.
Ông biết làm việc ngay ở quê ḿnh là một điều không dễ, bởi c̣n có nhiều
người thân, em út trong nhà , bà con chú bác. Dù t́nh lư có phân minh, cũng khó tránh được
đôi lời dị nghị. Nhưng cuối cùng ông cũng
phải mang balô, từ giă một tiểu đoàn thiện chiến, do chính ông dày công tổ
chức và rèn luyện, về chính quê ḿnh nhận trách nhiệm mới, nặng nề phức
tạp. Lời khẩn cầu từ chối của ông không được chấp thuận.
Lư do được Bộ Nội Vụ đưa ra: Ông (cố vấn) Ngô Đ́nh Nhu đang
là dân biểu Quốc Hội (đảm trách hai quận thuộc tỉnh Khánh Ḥa, trong đó
có quận của ông), đề nghị Trung Ương bổ nhiệm một vị quận
trưởng phải có đạo đức, lập trường kiên quyết chống Cộng,
vừa có kinh nghiệm tổ chức chiến đấu vừa am tường địa
h́nh và dân chúng trong quận. Trong danh sách những người được đề nghị,
ông Trương là đối tượng duy nhất đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Ba năm, sau khi đă ổn định t́nh h́nh và tổ chức được
một hệ thống chính quyền xă ấp cùng một lực lượng an ninh vững
mạnh, xây xong một con đập lớn (B́nh Trung) và ngôi trường trung học công lập
đầu tiên cho quận, ông làm đơn xin được trở lại đơn vị
cũ. Là một sĩ quan chiến đấu, ông không hứng thú với những thủ đoạn
ở chính trường. Đơn chưa được xét, th́ xảy ra cuộc đảo
chính ngày 1.11.63. xóa bỏ nền Đệ Nhất Cộng Ḥa một thời thịnh trị.
Ông bị đám tướng tá “cách mạng” chụp cho chiếc nón Cần Lao, mặc
dù ông là một phật tử ngoan đạo, thuần thành. Cuối cùng không t́m ra tội, họ
phải chấp nhận đề nghị của ông: trả ông về quân đội. Ông được
bỗ nhậm về Trung Đoàn 48BB biệt lập, đang quần thảo với địch
quân trong Chiến khu D. Bàn giao công việc cho người kế nhiệm.Thêm một lần
nữa ông phải ra đi trong thương tiếc của mọi người. Và ông cũng
không ngờ, lần ra đi này cũng là lần vĩnh viễn xa quê. Bao nhiêu năm lăn lộn ở các chiến trường, biết bao lần vào sinh
ra tử, đơn vị ông đă tạo nhiều chiến thắng lẫy lừng. Bảo
Quốc Huân Chương Đệ Ngũ rồi Đệ Tứ Đẳng ông được
tưởng thưởng từ khi c̣n khá trẻ, được chính các vị nguyên thủ
quốc gia trao gắn. Cũng có một thời ông được chọn về làm huấn
luyện viên cho các quân trường lớn : Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, Vơ Khoa Thủ Đức,
Chỉ Huy Tham Mưu Đà Lạt. Ông cũng là đồng soạn giả của một số
Binh Thư dành cho các cấp chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn
đến trung đoàn bộ binh.
T́nh h́nh Vùng 1 Chiến
Thuật ngày càng nặng nề, từ ngày đường ṃn **** với những ống dẫn
dầu từ Bắc vào Nam - không hiểu v́ sao - gần như bỏ ngơ (?), để từng
đoàn xe pháo Bắc quân xâm nhập. Từ những chiến trường khu D, B́nh Long, ông
được điều ra tận vùng địa đầu hỏa tuyến, tái tổ chức
một trung đoàn biệt lâp, với trang bị và nhiệm vụ phù hợp với một
sách lược do chính cá nhân ông biên soạn lúc c̣n phục vụ tại Trường Chỉ
Huy Tham Mưu Đà Lạt. Đó là kế hoạch“Chữ Tâm Trong Lũy
Tre Xanh” (The Hearth Within The Green Bamboo Rampart),có
nghĩa là phía quốc gia phải chinh phục được niềm tin của dân làng trước
(và trong) kế Hoạch B́nh Định & Xây Dựng Nông Thôn. Và cũng v́ chính sách lược
ấy, ông được thuyên chuyển đến vùng lănh thổ này: Hai quận Ḥa Vang và
Điện Bàn thuôc tỉnh Quảng Nam được cơ quan MACV đề nghị làm thí
điểm cho việc thực thi kế hoạch. Chỉ
trong một thời gian ngắn, ông đă tái tổ chức xong trung đoàn, lấy Tâm Lư Chiến
làm hành trang cho binh sĩ mang vào vùng trách nhiệm, đến tận những nơi thâm sơn
để theo dơi, bám sát và tiêu diệt các đại đơn vị Bắc quân xâm nhập.
Mặc dù luôn bóp méo, viết sai sự thực, nhưng trong quân sử của đối phương
không hề dám viết một ḍng nào về hai Sư đoàn 304 và 324B của chúng đă đụng
độ với lực lượng Hưng Quảng I của ta tại Quảng Nam. Bởi
theo yêu cầu và chỉ điểm của đơn vị ông, một ngày, bốn phi vụ
B52 trải thảm tại một khu vực nhỏ hẹp ở G̣ Nổi (Phù Kỳ, huyện
Điện Bàn) mà sau đó, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đă
phải dùng Rome Plough của Sea Bee để vào chôn xác quân thù. Đủ biết số tử
vong của địch cao biết chừng nào.
Trong hồi
kư, Y sĩ Thiếu Tá Nguyễn Gia Thọ, nguyên là bác sĩ
quân y của Trung Đoàn, đă viết về ông khi vị bác sĩ này mới về tŕnh diện:
….Tôi có cảm t́nh ngay với vị chỉ huy mới, vừa
lịch sự vừa dứt khoát, lệnh lạc rơ ràng, và coi quân y quan trọng cho đơn
vị. Tôi h́nh dung lại dáng người của ông, cao gầy, mặt xương. Sau tôi biết
ông là người có tú tài Pháp, sùng đạo Phật, đêm nào cũng thắp nhang khấn
ngoài trời, và trong ngôn ngữ truyền tin, ông là Phượng Hoàng….. và về chiến tích đầu tiên mà vị bác sĩ này được
vinh dự góp phần, một ngày không xa sau đó: ….Kết
quả cuộc tấn công của Việt Cộng: ta gần như vô sự, chỉ có Canh,
xạ thủ đại liên, rớt từ cḥi cao xuống, xương sống găy một
đốt đi lom khom và tôi, bị miểng đạn vạt mất mông bên trái, không ăn
thua ǵ. C̣n địch th́ để lại trên một trăm xác chết ngoài hàng rào.
Sau trận đó, tôi được thưởng anh dũng bội
tinh với ngôi sao bạc, và chiến thương bội tinh.
Đại Tướng Hoa Kỳ Louis C. Wagner, từng
là cố vấn trưởng trung đoàn, được ông Trương đề nghị
ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, trong tập bút kư nổi
tiếng Steel and Blood,
đă hết lời ca ngợi trung đoàn dưới sự chỉ huy của ông.
Nhưng với ông, người Mỹ đă làm cho ông thất vọng.
Từ sự trở mặt của một đồng minh cho đến cả cái t́nh một
thời chiến hữu.
Ngoài trách nhiệm nặng nề của người anh cả một đại đơn
vị, ông c̣n trách nhiệm của người anh cả đối với những đứa
em trai không cha, mẹ già, chu cấp lo lắng cho các em học hành. Ông cũng không thể dắt
díu hết bầu đoàn thê tử theo ông ra vùng lửa đạn, nên phải gởi cậu
trai lớn về quê ngoại Ninh Ḥa và hai cậu con trai nhỏ cho hai người em trọ
học ở Nha Trang. Sau này, tất cả các em và con trai đều theo bước chân ông vào
quân ngũ. Có người là sĩ quan biệt động quân, người ở hải quân,
không quân. Trung Đoàn Biệt Lập của ông trở thành
một đơn vị hàng đầu thiện chiến, luôn ở tuyến đầu lửa
đạn. Cuộc đời ông lại gắn chặt dưới những giao thông hào, trong
những lô cốt làm bằng những bao cát (được gọi là trung tâm hành quân) và đại
gia đ́nh ông bây giờ chính là những người lính chiến dưới quyền, cùng ông
sống chết, nhục vinh.
Với khả năng
lănh đạo chỉ huy, đức tính cương trực liêm khiết, cùng bao nhiêu kinh nghiệm
chiến trường, ông được tướng Ngô Quang Trưởng, điều về
làm Tư Lệnh Phó cho một Sư Đoàn thiện chiến vào bậc nhất miền Nam.
Một Sư Đoàn đă tạo nên bao chiến tích lẫy lừng cùng những vị Tư
Lệnh và nhiều cấp chỉ huy nổi danh một thời của Quân Lực: Ngô Quang
Trưởng, Phạm văn Phú, ..., Lê Huấn, Vơ Toàn, ...
Đầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, Quân Đoàn II có lệnh triệt
thoái khỏi Cao Nguyên theo Tỉnh Lộ 7. Một cuộc lui binh tồi tệ nhất trong
lịch sử chiến tranh. Tướng Ngô Quang Trưởng đau đớn nhận lệnh
bỏ Quân Đoàn I, trong khi người bạn đồng minh phủi tay và chính quyền trung
ương cùng cả một hậu phương rối ren, hổn loạn. Sư Đoàn của
ông cũng cùng chịu chung số phận. Vị Tư Lệnh cùng vài vị trung đoàn trưởng
tử nạn trực thăng, không ai t́m ra tung tích. Ông nh́n cả một đại gia đ́nh
tan tác mà trong ḷng như có trăm ngàn vết chém. Cuối cùng ông cũng phải rời khỏi
vùng đất địa đầu miền Nam, nơi có những người lính anh hùng,giẫm
lên xác thù, cấm cờ trên Cổ thành Quảng Trị, có cố đô của một triều
đại cũng từng một thời dẹp Bắc b́nh Nam, mở rộng cả một
vùng giang sơn bờ cơi, nơi đă hơn 30 năm đứng vững trong bom đạn
hung hăn của kẻ thù và những tranh chấp hận thù của những người nhân
danh tôn giáo. Ông đă phải cắt ruột mà đi, không những chỉ bỏ lại máu
xương, bao nhiêu nấm mồ đồng đội, cùng với những chiến tích
vang dội một thời, mà c̣n cả một đứa con trai, cũng là lính chiến, rút
lui theo đoàn quân lên tàu, nhưng chẳng bao giờ tới bến. Người con trai của
ông đă nằm lại vĩnh viễn ở một nơi nào đó cùng với đồng
đội - những chiến sĩ vô danh . Như một
phép màu, ông Trương đă được bốc đi vào đúng giờ thứ hai mươi
lăm của cuộc chiến, khi địch quân cấm lá cờ oan nghiệt nửa đỏ
nửa xanh trên nóc ngôi nhà “ Dinh Độc Lập”. Hôm đó người ông đi, mà
hồn ông vẫn c̣n ở lại trên quê nhà. Đến
Mỹ, ông t́m một nơi tạm cư vắng vẻ, cùng với một gia đ́nh không trọn
vẹn, sống âm thầm những tháng ngày c̣n lại. Ông t́m lăng quên trong sách vở, với
những đứa cháu nội ngoại không hề biết quê hương nơi ông sinh ra và
cả một đời chiến chinh và nỗi đau cắt ruột. Niềm vui duy nhất
của ông bây giờ là t́m lại những đồng đội ngày xưa, nhắc nhớ
nhau một thời trận mạc. Nhưng vui đó rồi lại buồn đó, khi bất
chợt có ai nhắc lại tên một người đă mất hoặc vẫn c̣n sống
mà khốn khổ lạc loài trên chính mảnh đất quê hương. Những lúc rảnh rỗi, ông đóng cửa pḥng, đọc sách, hồi tưởng
lại cả một chuỗi quá khứ của đời ḿnh, nhớ lại từng chi tiết
trong các trận đánh, phân tích các điều thành bại rồi viết lại và lưu giữ
trong computer. Lâu lâu ông lại mở ra đọc, nghiền ngẫm hằng giờ. Rồi
thở dài. Ông tiếc thầm, v́ những kinh nghiệm có được từ bao nhiêu máu
xương này không c̣n biết đem truyền lại cho ai. Nhiều lúc ông da diết nhớ quê, nhớ mồ mả cha mẹ tổ tiên, nhưng
ông không bao giờ có ư nghĩ trở về, dù chỉ một lần, và chỉ một đôi
ngày ngắn ngủi. Bởi một lư do đơn giản: ông nghĩ nơi ấy không c̣n
là quê hương ông ngày xưa, mà chỉ c̣n là một vùng đất lạ lẫm, mà mỗi
ngày, mỗi một phút, lũ cầm quyền vong bản, hèn mạt, bất tài, đua nhau
bán rẻ quê cha đất tổ, cướp đi từng hạt cát của biển, hạt
lúa của ruộng đồng, từng cành cây của rừng, từng tảng đá của
núi và cả những giọt nước mắt, mồ hôi của những người dân
khốn khổ, trong đó có nhiều người bà con của ông đă gần 50 năm chưa
hề gặp lại. Ông cũng hổ thẹn, thấy chính ḿnh có lỗi khi để quê
nhà lọt vào tay bọn giặc man rợ, bất lương.
Suốt một tuần nay, buổi sáng nào, sau khi thức dậy, ông cũng rón rén đến
bàn thờ, t́m hai món quà mà ông bà sui đă tặng : một chiếc nón lá và
một bao nilon chỉ toàn là cát. Hôm
nay, ông ngồi thật lâu, dường như suy nghĩ một điều ǵ quan trọng
lắm. Cuối cùng, ông đi t́m chiếc ghế, đứng lên đóng một cây đinh vào
vách pḥng khách, nơi mà trước đây ông luôn dặn ḍ, nhắc nhở vợ con ḿnh không
được làm điều ấy. Ông trịnh trong treo chiếc nón lá lên đó. Rồi ông
lùi ra nh́n chiếc nón. Bất chợt trong nhạt nḥa nước mắt, ông nh́n thấy bóng
dáng mẹ ông, nhớ tới bài văn xuôi rất học tṛ của ông Thanh Tịnh, mà ông đă
thuộc ḷng từ thời tấm bé : “....Buổi
mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm
nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi
đă đi lại lắm lần..”. Hôm ấy mẹ ông cũng đội
một chiếc nón lá . Nhớ tới bao nilon cát, ông t́m
một tấm nhựa mới, đổ hết cát từ trong chiếc bao hai lớp, lên tấm
nhựa. Những hạt cát mà ông bà sui của ông đă hốt lên từ băi biển ở quê
ông, nơi mà thời c̣n nhỏ dại ông thường tụ tập tại đây tắm
biển, vui đùa với đám bạn bè con nít, reo ḥ đón những chiếc ghe đầy
cá của những bác ngư ông láng giềng trở về từ biển cả. Ông lấy
cái lư hương trên bàn thờ xuống, lau chùi bên trong sạch sẽ, lót lên một tấm
vải màu đỏ, rồi trịnh trọng bốc từng bốc cát bỏ vào. Những
hạt cát đối với ông bây giờ là những hạt ngọc, trong lóng lánh ông tưởng
chừng như bao nhiêu đôi mắt của người thân, của đồng đội,
bạn bè, dù c̣n sống hay đă chết, bây giờ biền biệt ở nơi nào đó,
mịt mờ trong cơi hư vô. Ông chỉ bỏ vào chiếc
lư hương một nửa số cát, nửa c̣n lại ông gói thật kỹ vào tấm
vải đỏ, rồi bỏ vào trong một chiếc hôp thiếc, vốn là hộp trà kỷ
niệm lễ cưới của thằng con trai út. Ông
dặn ḷng, tối nay, ông sẽ thức khuya một đêm nữa, viết tờ di chúc cho
vợ và các con. Cả một đời ông đă bỏ lại quê nhà, sang xứ người
khi tuổi đă về chiều, ông chỉ c̣n biết đem hết công sức nuôi nấng,
dạy dỗ các con. Trời không phụ ḷng ông, tất cả con cái đều đă nên người,
hiếu thảo. Mai này, khi nhắm mắt ra đi, ông cũng chẳng c̣n ǵ để lại,
ngoài cuốn nhật kư ghi lại đời ḿnh. Và bây giờ có thêm chiếc lư đồng,
trong đó chỉ có những hạt cát quê hương, mà ông xem như “vật gia bảo”
trên bàn thờ tiên tổ. Nửa số cát c̣n lại, ông cất kỹ dưới đầu
giường và xin vợ con ông sẽ rắc trên di thể của ông trước khi đậy
nắp quan tài. Ông h́nh dung tới những chiếc lá trong
cơn băo, tả tơi, tan tác, bị cuốn đi trong trời đất mênh mông, để
không bao giờ được rơi về với cội. Ḷng thấy xót xa. Bỗng bất
chợt, ông nh́n lên bàn thờ, mắt ông sáng lên, rạng rỡ, khi nghĩ rồi đây bên
cạnh ḿnh c̣n có nắm cát của quê hương.
Phạm
Tín An Ninh, Oslo, Norvège
(Nguồn : Tô Vũ)
--- This article comes from Cánh Thép http://www.canhthep.com
|
|