Người Việt v́ nhiều lư do đă rời khỏi quê hương
cội nguồn hiện sinh sống trên 90 quốc gia. Trong suốt chiều dài lịch sử
, chưa bao giờ có một khối lượng người VN ly hương to lớn và
dàn trăi rộng khắp nơi trên thế giới đến vậy. Không xét tới lư do ly
hương, hoàn cảnh sinh sống...., bài viết chỉ khiêm tốn nêu ra một số khái
quát về các danh xưng của những tập thể người Việt xa xứ. Việc
định danh xưng cộng đồng người VN sống xa quê hương ắt hẳn
có phụ thuộc vào lịch sử ,vào hoàn cảnh, vào quan niệm cũng như ư hướng
của người sử dụng. Cái danh xưng tưởng là chuyện nhỏ nhưng
thực ra là không nhỏ bởi nó là một trong số những vướng mắc về
tư tưởng...
A) DANH XƯNG XUẤT PHÁT TỪ TRONG NƯỚC: NGƯỜI VIỆT
Ở NƯỚC NGOÀI HAY VIỆT KIỀU (KIỀU BÀO)
1) Người Việt ở nước
ngoài hay Kiều bào: Tên gọi này được các báo, đài ...của bộ máy cầm
quyền Hà Nội xử dụng. Ấy là tên gọi đă được chỉnh sửa
sau một thời gian dài họ gọi những người Việt ra khỏi nước
bằng những lời lẽ thóa mạ nặng nề...Nào là"Thành phần phản động",
nào là: "Bọn ôm chân đế quốc", nào là :"Bọn bơ thừa sữa cặn", nào là :"
Bọn trộm cướp, bọn đỉ điếm, ma cô",nào là :"Bọn phản quốc"
v.v... và v.v... Sự sửa đổi này bắt nguồn từ việc Đảng CS Hà
Nội thấy rằng cái cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng
lớn mạnh, càng chửi rủa càng lộ ra Cộng sản là kẻ thù của họ và
ngược lại. Như thế không có lợi cho bằng tráo trở ve vuốt, mơn trớn
với các mỹ từ" Khúc ruột ngàn dặm", "Việt kiều yêu nước"...Và như
thế mới không trơ măt mốc"phấn khởi hồ hỡi" nhận mỗi năm
hàng 7,8 hay 10 tỷ đô la chứ?!!! Cái danh nghĩa "Người Việt nước ngoài"
dùng để chỉ người Việt ở ngoài nước VN th́ hẳn không sai, nhưng
đó chỉ nói chung chung, không định hướng, không xác định được
bản chất của cái thực thể mấy triệu con người VN này. Nó không nói lên
được cái ǵ cả. Tại sao có khối người VN đông đảo ở răi
rác khắp địa cầu? Tại sao nhà nước cs từng "nhổ ra" lời nguyền
rủa và sau đó "liếm lại" tâng bốc họ? Tại sao 2 bên đều ngấm ngầm,
hoặc công khai đối kháng với nhau? V.v...và v.v... Như thế, tên gọi Người
Việt nước ngoài là cái tên gọi mông lung nhằm lập lờ né tránh sự thật!
2)
Việt kiều hay Kiều bào Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ
"Kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều
cư, kiều dânTuy thế, danh từ "Việt kiều" (tức là "người Việt ở
nhờ") thường hay bị giới truyền thông trong nước lạm dụng để
gọi tất cả mọi người gốc Việt tại nước ngoài không cần
biết họ hiện đang giữ quốc tịch nào hoặc sinh ra tại đ âu. Ở
Việt Nam ngày nay, từ "kiều bào" cũng được dùng với ngữ nghĩa "Kiều
bào là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam". Trong khi đó, cộng
đồng người Việt tại nước ngoài luôn dùng danh xưng "Người Việt
Hải Ngoại" một cách chính thức, và chỉ sử dụng cụm từ "Việt kiều"
trong các câu chuyện (hoặc các vở hài kịch) xoay quanh chủ đề "Việt kiều
hồi hương" để phản ảnh rằng cái tên gọi ấy chỉ có tại
Việt Nam( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ) Trong sinh hoạt thường ngày, cả
bộ máy văn nô và người dân thường dùng mác "Việt kiều" để gán cho
những ai ở ngoài VN.
Với số đông người th́ "Việt kiều" là tiếng
gọi b́nh thường theo thói quen không cần hiểu và cũng chẳng ngụ ư ǵ. Họ
gọi một cách vô tư, thấy người khác gọi thế th́ họ gọi theo vậy
thôi. Với nhà nước cs, th́ danh từ Việt kiều bao hàm ư là những người
VN nào dù ở hải ngoại, dù là nạn nhân CS cũng thuộc về, cũng phục tùng
cái chế độ mệnh danh "Cộng Ḥa Xă hội Chủ Nghĩa". Với số người
có ư thức đối kháng th́ họ không đồng ư, không chấp nhận cái tên "Việt
kiều". Họ cho ḿnh v́ lư tưởng tự do; là thành phần tỵ nạn CS, nay họ
không thuộc về nhà nước cs, không lệ thuộc vào chế độ phi luân phi nhân
CS...Họ tức giận v́ bị gán ghép là Việt kiều, họ cảm thấy danh xưng
Việt kiều là sự sỉ nhục cho những chuyến băng rừng, vượt biển
mười chết một sống để t́m đến một bến bờ tự do
nào đó. Hơn thế nữa, Việt kiều gợi lên h́nh ảnh của nhiều người
"áo gấm về làng", quên tư cách, quên liêm sỉ, không biết thù nhà, nợ nước, chỉ
biết du hí, ăn chơi trên thân xác phụ nữ...Chấp nhận danh xưng Việt kiều
không khác ǵ chấp nhận giơ tay "Ḥa hợp ḥa giải" với VC, với kẻ thù của
dân tộc, đất nước! Xem chừng cái danh xưng Việt kiều hăy c̣n ngoắc
nghéo!
B) DANH XƯNG XUẤT PHÁT TỪ HẢI NGOẠI: CÓ NHIỀU DANH XƯNG.
Ở
hải ngoại, trong các sinh hoạt cộng đồng và truyền thông, từ thường
được dùng là "Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại". Nói Người Việt
Hải Ngoại hay người Việt ở nước ngoài th́ cũng cùng nghĩa, nhưng
việc sử dụng khác nhau hàm ư nói lên sự đối nghịch, không chấp nhận nhau. Tuy
gọi chung là Người Việt hải ngoại nhưng danh xưng chính thức th́ do nhiều
nguyên nhân, những cộng đồng người Việt các nơi trên thế giới có
những tên gọi khác nhau:
1) Cộng đồng người Việt (viết thường) Đây
là trường hợp của những cộng đồng Ở Đài Loan, Đông Âu,Brazil,
Uganda,Israel. ..người VN sống đơn độc không thành Cộng Đồng. Mọi
liên hệ sinh hoạt giữa người Việt với nhau hoàn toàn riêng tư, có tính cá nhân,
nên không có danh xưng chính thức . V́ không tập hợp được thành tổ chức,
không có Cộng Đồng(viết hoa) có tính cách đại diện và điều hướng
sinh hoạt chung cho mọi người.
2) Hội hoặc Liên Hội Người Việt: Tên
gọi chính thức trên được dùng cho tập thể người Việt tại những
nơi như Canada, Nhật Bản ...và nhiều nơi khác. Có lẽ khi định danh xưng
của ḿnh, các vị đại diện cộng đồng muốn bao gồm chung mọi
người Việt không phân biệt hoàn cảnh, xuất xứ. Ưu điểm là tên
gọi rất tổng quát, cứ ai là người mang ḍng máu VN là tự động là phần
tử trong cái chung chung này. Nghĩa là ư hướng rất đoàn kết. Nhưng trong thực
tế nó có đạt được đoàn kết hay không? Chưa biết. Nhưng cái danh
nghĩa Hội, Liên hội người Việt rơ ràng không nói lên được tư cách,
hoàn cảnh, b[FONT=Calibri] ản sắc của một tập thể đang sinh sống nơi
xứ người! Và do mô h́nh Hội nên sự kết hợp khá lỏng lẽo, biểu hiện
qua sinh hoạt đối nội lẫn đối ngoại...
3) Cộng Đồng
Người Việt Quốc Gia: Con Hồng,cháu Lạc lưu vong trên đất Hoa Kỳ,
Pháp...xác định tập hợp ở các nơi đó là Cộng Đồng Người
Việt Quốc Gia. Chỉ cái tên thôi cũng nói lên quá khứ, thân phận và tâm tư, nguyện
vọng của một cộng đồng. Thành thực mà nói, khối người này không
mặc cảm về danh phận cùng tư thế của ḿnh. Khi đặt chính danh "người
Việt Quốc Gia" là thừa nhận họ thuộc về thành phần tuyệt đại
đa số xuất phát từ Miền nam VN tức VNCH. Và hiển nhiên cũng nói lên lập
trường cùng ư chí đối kháng lại cái chủ nghĩa CS và những hệ luận
của nó. Danh xưng "Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia " rất sáng tỏ,
nhất là đi chung với biểu tượng lá cờ Vàng ba sọc đỏ. Không ai có
thể hiểu lầm về khối cộng đồng này. Nhưng danh xưng "Cộng
Đồng người Việt Quốc Gia" cũng bộc lộ năo trạng thụ động,
nặng về quá khứ. Hơn nữa, mang tính chất cục bộ, không chịu nh́n rộng
hơn là ngoài những ai là thành phần "Quốc Gia" th́ những người xuất thân từ
miền Bắc ,những người sanh sau đẻ muộn, những người thuộc
diện di dân, du học định cư v.v...bị gạt ra hay sao?! Cái tên Cộng Đồng
Người Việt Quốc Gia dễ bị bè đảng CS xuyên tạc là " Thành phần phản
động, tàn dư của chế độ cũ...". Khuyết điểm lớn nhất
là do muốn tách bạch thế đứng với Đảng CS, nên tự tách ra khỏi đại
bộ phận những người Việt Nam trong nước (hơn 80 triệu) với
số lớn dân số Việt Nam ngày nay là những người sinh ra từ khoảng trong
thập niên 70 trở về sau. Có nghĩa là một số lớn không hề biết sự
thật về chiến tranh Việt Nam và không có một cái hiểu biết chính xác và rơ ràng
về nước Việt Nam Cộng Hoà cũ." Chính nghĩa bị suy giảm v́ không chịu
bao gồm những người VN khác sống ngoài nước và toàn bộ người VN không
CS đang sống trong nước!.. Cái danh xưng VNCH và "Quốc Gia" nặng về mặc
cảm tâm lư và mang tính co cụm!
4) Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn
CS: Cái tên này được định danh cho cộng đồng VN t ại Đức,
Bỉ, Ḥa Lan...bao gồm hầu hết những tính chất của danh xưng "Cộng Đồng
Người Việt Quốc Gia" như đă phân tích trên đây. Khác biệt duy nhất có lẽ
là muốn nhấn mạnh yếu tố lịch sử đă đẩy đưa họ ra
khỏi quê hương: Yếu tố CS!. V́ có CS tham tàn, gian ác, bạo ngược nên khối
người Việt mới phải ly hương, tránh bọn quỷ đỏ CS. Nguyên
nhân xuất phát rất rơ rệt. Lập trường rất rơ rệt. Nhưng tên gọi
"Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn CS" cũng hàm nghĩa ḿnh là khối
"Nạn Nhân CS", một cách thụ động, ôm ấp sầu hận đớn đau của
quá khứ, chưa phục hồi thương tích để đứng thẳng lên đối
đầu với bọn cùng hung cực ác đă hành hạ ḿnh. Tóm lại, danh xưng "Tỵ
nạn CS" tuy rơ ràng về thân phận nhưng cục bộ, bi ai, nặng về quá khứ,
thiếu tầm nh́n tích cực về hiện tại và tương lai.
5) Cộng Đồng
Người Việt Tự Do: Ngay từ những năm đầu tiên sống trên xứ
người, tập thể người Việt tại Úc h́nh thành những cộng đồng
có tổ chức Ban Chấp Hành từ Tiểu bang đến Liên Bang với danh nghĩa "Cộng
Đồng Người Việt Tự Do". Phải cảm ơn những vị tiên khởi
đă định đặt danh xưng cho Cộng Đồng ở Úc thật tuyệt vời.
Cái tên "Người Việt Tự Do" vừa xác định được tư cách "Người
Việt Tỵ Nạn CS", vừa kế thừa truyền thống của tinh thần "Người
Việt Quốc Gia" ; nhưng hay hơn cả là không đóng khung trong cái cục bộ "Người
Việt Quốc Gia", cũng không thụ động rên rĩ ḿnh là nạn nhân CS phải đi
tỵ nạn...Vượt xa hơn, "Người Việt Tự Do" chính là sự vươn
dậy lớn mạnh của những nạn nhân CS không chỉ riêng những người
Quốc Gia mà là toàn thể những ai nhận ḿnh là ngừơi VN bất chấp xuất
xứ, miễn là có chung khát vọng yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền là những
giá trị đối nghịch với CS độc tài, tham nhũng và phản quốc. Nói
cách khác, danh xưng "Cộng Đồng Người Việt Tự Do " không tự cô lập
mà khẳng định ngay rằng chính sự tiếp xúc của các cộng đồng hải
ngoại đă buộc và tạo điều kiện để các cộng đồng nh́n nhận
ḿnh và nh́n nhận đồng bào trong nước là cùng chung chiến tuyến. Toàn thể những
người VN bất chấp quá khứ, thành phần, nơi cư ngụ...miễn là không
chấp nhận chủ nghĩa gian ác CS đều là người Việt Tự Do. Thử
nghĩ, những nhà đấu tranh như LM Nguyễn văn Lư, LM Phan văn Lợi, Thượng
Tọa Thích thiện Minh, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà giáo Vũ Hùng, LS Nguyễn
văn Đài, LS Lê thị Công Nhân, anh Nguyễn Phong, cô Phạm Thanh Nghiên, c ô Lê thị Kim Thu,
cô Vũ Thanh Phương, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, LS Lê Trần Luậtv.v... có thích hợp
nhận ḿnh là "Người Việt Quốc Gia" ,"Người Việt Tỵ Nạn CS" không?
Và đại đa số người trong nước có mấy ai dám và muốn nhận ḿnh
là "Người Việt Quốc Gia" hay "Người Việt Tỵ Nạn CS"? Khoa học
gia Dương Nguyệt Ánh trong buổi nói chuyện với đồng hương tại
Sydney, Úc Châu(14/2/2009) –hẳn cổ vũ cho danh xưng "Người Việt Tự Do"
qua các trích dẫn sau:
"Bây giờ nói đến nguồn gốc th́ Ánh xin chia xẽ một
ư nghĩ nhỏ như thế này ... tất cả những người trong pḥng này c̣n có một
cái điểm tương đồng khác rất quan trọng trong cái lư lịch của chúng
ta đó là tất cả chúng ta đều không chấp nhận chế độ cộng sản
Việt Nam hiện nay. Có lẽ một cách nói chính xác hơn là chúng ta là người Úc gốc
Việt Nam Tự Do, chúng ta là người Mỹ gốc Việt Nam Tự Do, người Đức
gốc Việt Nam Tự Do, xin nhắc lại chúng ta là người gốc Việt Nam Tự
Do." "Điều quan trọng là khi chúng ta giải thích với con em nhất là khi mà các em, từ
khi mà các em c̣n nhỏ về cái nguồn gốc Việt Nam Tự Do của chúng ta th́ sẽ
có nhiều vấn đề khác trở thành là tự nhiên và hợp lư đối với các
em.. Thí dụ như là chuyện treo Cờ Vàng Ba Sọc đỏ ... chuyện hát Quốc Ca,
chào Quốc Kỳ ... là một chuyện tự nhiên, hay là tại sao mà Cộng Đồng
chúng ta cương quyết không hợp tác với chính quyền cộng sản Việt Nam hiện
nay, chúng ta cương quyết chống kiểu giao lưu văn hoá một chiều tuyên truyền
của họ v.v…" "...Nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào thể chế Tự
Do Dân Chủ và quyền Tự Do Ngôn Luận ở các quốc gia ḿnh đang sinh sống để
tự chọn cho ḿnh một lá cờ khác làm biểu tượng cho Cộng Đồng của
chúng ta th́ ngay từ đầu chúng ta đă khẳng định chúng ta là những Mỹ, người
Úc gốc Việt Nam Tự Do."
KẾT LUẬN.
Danh có chính th́ ngôn mới thuận.
Danh
xưng "Người Việt Tự Do" xác lập một chiến tuyến mới. Không phải
là chiến tuyến Quốc_Cộng của thời trước 4/75; cũng không quay về
giai đoạn là nạn nhân CS phải băng rừng, vượt biển để tránh
nạn quỷ đỏ và tiếp tục bi lụy hoặc mong chờ sự che chở, đùm
bọc của người khác. Không! Danh xưng "Người Việt Tự Do "tổng hợp
hết những yếu tính của các danh xưng "Người Việt Quốc Gia", "Người
Việt Tỵ Nạn CS", nhưng có kế thừa, có hướng đến tương lai.
Một thái độ, một danh xưng thích đáng phát huy được tinh thần và ư
chí kiên định khởi nguồn cho thế trận mở rộng:" Tất cả người
Việt Nam nào yêu nước, yêu tự do đều chung cùng hàng ngũ "Người Viêt Tự
Do" phải ư thức kết hợp để đối đầu và dẹp bỏ bè đảng
CS độc tài, phản quốc.
Cứu dân tộc, cứu đất nước là
nhiệm vụ của toàn thể mọi người VN TỰ DO trong và ngoài nước! Người
Việt Nam (không CS) hiện thiếu một danh xưng thích đáng, một chủ thuyết
đấu tranh và một tổ chức mạnh có khả năng kết hợp nhân dân trong
v à ngo ài nước để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách giặc
thù CS! Giải quyết được các vấn đề trên là đă đi được
những bước đi vững chắc tiến đến thắng lợi!
NGUYỄN
KIÊN TRUNG
--- This article comes from Cánh Thép http://www.canhthep.com
|
|