ThaiDuong-Jupiters 530

TUONG THUONG TIEC

Home
Our Purpose
530-List
530-history
Stories/poems
Members Page
The Road
Picture Gallery
Links

Subject: ĐKG Nguyễn Thanh Thu và bức tượng Tiếc Thương  
Author: NguyenVu  
 
THIẾU TÁ NGUYỄN THANH THU MỘT ĐIÊU KHẮC GIA TÀI BA CỦA QLVNCH
» Tác giả: Xuân Hương (Newland TV)
» Dịch giả:
» Thể lọai: Giới thiệu

1. THIẾU TÁ NGUYỄN THANH THU MỘT ĐIÊU KHẮC GIA TÀI BA CỦA QLVNCH
Lời giới thiệu: Trong lần về VN thăm quê hương nữ phóng viên Xuân Hương của chương tŕnh Newland TV đă có cơ hội gặp và nói chuyện với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại tư gia của ông....Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Ông vừa là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá. Liên tục trong hai ngày gặp gỡ, tṛ chuyện, P.V. Xuân Hương đă được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tiết lộ nhiều điều khá thú vị trong sự nghiệp nghệ thuật và 8 năm trong lao tù Viêt cộng của một chiến sĩ QLVNCH. Với giọng văn giản dị miền Nam, nữ phóng viên Xuân Hương đă kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỳ thú. Newland T.V. xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bốn phương thiên phóng sự đặc biệt này.
Ở Mỹ, Xuân Hương đă nh́n thấy h́nh ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa qua sách báo, qua các băng Video và DVD. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa là nơi an nghĩ cuối cùng của hơn 18 ngàn chiến sĩ QLVNCH, đă hy sinh v́ chính nghĩa quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng.
Trước cổng vào nghĩa trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương, nhớ đến những người bạn đă nằm xuống. Đó là, bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện.
Bức tượng đồng có chiều cao 9 thước, sau ngày 30/4/75 đă bị bạo quyền Việt cộng gian ác giật sập, phá hủy.
Xuân Hương trong dịp về thăm quê hương, may mắn đă gặp được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Với hai lần gặp gỡ và nhiều tiếng đồng hồ tṛ chuyện, điêu khắc gia Thu kể cho Xuân Hương nghe nhiều điều vui, buồn, thú vị đă xảy ra trong đời ông chung quanh sự nghiệp điêu khắc và những tháng năm tù tội.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết trong nhiều tác phẩm. Ông cảm thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của ḿnh là tác phẩm “Ngày Về”. Tác phẩm này, diễn tả h́nh ảnh người chiến binh trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng ṿng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ” của Nguyễn Thanh Thu đă được giải nhứt trong Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Ḥa của TT. Ngô đ́nh Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.
Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.
Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp. T́nh h́nh trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu t́nh liên miên. C̣n các đảng phái th́ đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu c̣n đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đă nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Ḥa.
ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Ḥa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đă biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu c̣n là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đă nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ư nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quư của các chiến sĩ VNCH.
ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ tŕnh dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ư nghĩa như ư của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đă v́ lư tưởng tự do hy sinh đời ḿnh th́ những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái ǵ để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân t́nh này đă làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu th́ hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong ḷng tại chỗ. Ông đă chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đă hy sinh v́ tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rơ ràng.
Vào một buổi trưa của ngày thứ sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, giữa trời nắng chang chang, Đ KG.Thu ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đă có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nh́n thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không. H́nh ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người đă chết. Khi nói chuyện với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của ḿnh. Sau đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng c̣n nguyên vào ly ḿnh, rồi lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân mắt quắc tỏ vẻ không bằng ḷng v́ bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đă chết. Thái độ này làm ông lúng túng. Đột nhiên, người lính kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta ra và đưa cho ông như tŕnh giấy cho Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng ḿnh đâu phải là Quân Cảnh mà xét giấy ai. Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. V́ ṭ ṃ, ông mở bóp ra coi. Trong bóp, ông nh́n thấy những tấm h́nh trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu .
Tối hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến h́nh ảnh ngồi uống bia một ḿnh với gương mặt buồn bă của người lính Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Vơ Văn Hai.
Bảy bản mẫu của Nguyễn Thanh Thu phát họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường, cảnh mưa băo ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn thảm của Vơ Văn Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.
Đến 8 giờ sáng th́ có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá Vơ văn Cầm là Chánh Văn Pḥng của TT. Thiệu cho biết TT đang tiếp chuyện một vị tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại sao ḿnh không vẽ Vơ văn Hai cho rơ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu đỏ tưởng tượng đến h́nh ảnh Vơ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán nước. Ông trở vào pḥng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phát họa những ư tưởng đă nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng. Ông nh́n phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không. Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đă dùng mặt trong của bao thuốc lá phát họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài ḷng về bức h́nh đă vẽ ra.
Khi được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đă tŕnh bày giải thích về 7 bản đă vẽ từ trước cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản, bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT tôi mới nghĩ ra một đề tài được phát họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ tŕnh lên TT. Tuy nhiên, với phát họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, th́ tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi không dám tŕnh lên Tổng Thống .”
TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đă giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Vơ Văn Hai mà ông đă gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản phát họa đă tŕnh cho TT. Thiệu xem dù rằng đă nghĩ trong đầu các tên như 1)T́nh đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương .
Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT Thiệu đồng ư tên Thương Tiếc. Được sự đồng ư của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn pḥng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng h́nh màu. Ông đă nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đă đề nghị TT. Thiệu kư tên vào bức họa đó, mà ông đă nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở”. TT Thiệu đồng ư và đă viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966”
Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
Một chiến sĩ QLVNCH can trường trong ngục tù cộng sản
Điêu khắc gia Thu tâm sự, khi c̣n ở trong tù lúc bị nhốt ở “cô – nét” ông nhớ đến tượng Thương Tiếc và đă vái thầm tất cả vong linh chiến sĩ VNCH trong ba ngày, hăy cho ông biết ông có thoát khỏi dự định xử bắn của VC hay không. Th́ vào một buổi trưa, ông chập chờn thấy có người báo mộng cho biết ông không sao cả, nhưng thời gian tù tội c̣n lâu lắm.
Người điêu khắc gia tài ba kể tiếp. Trước đó, một người bạn đă dặn ḍ ông phải coi chừng và cẩn thận trong lúc ở tù VC v́ ông quá nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc nên chắc chắn VC sẽ không để ông yên. Lúc đó, ông không quan tâm cho lắm, nhưng vào một buổi trưa trong lúc các tù nhân đang nghĩ ngơi, th́ ông được một cán bộ quản giáo mời ra ngoài báo cho biết ông chưa khai báo thành thật, c̣n dấu diếm nhiều điều. Thiếu tá Thu hỏi dấu diếm những điều ǵ? Để trả lời, tên cán bộ lấy ra một danh sách tên tuổi các tù nhân, mà theo ông là do các người làm “ăng ten” trong trại báo cáo. Ông cho biết những người chịu làm ‘ăng ten” cho VC sẽ được lănh tiêu chuẩn gạo 11 kư một tháng, thay v́ 9 kư như mọi người. Ông c̣n nói thêm, những kẻ làm “ăng ten” không phải v́ họ thù ghét ai, mà chỉ v́ “miếng ăn” mà thôi.
Cầm bảng danh sách trên tay, tên cán bộ nói rằng thiếu tá Thu là tác giả bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, nhưng tại sao lại không khai báo. Và phải cho anh ta biết, lư do tại sao ông lại làm ra bức tượng này. Điêu khắc gia Thu trả lời v́ ông là một quân nhân trong QLVNCH, ông làm bức tượng Thương Tiếc là để cùng người dân miền Nam tỏ ḷng thương tiếc sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu cho tự do. Tên cán bộ lại hỏi, tại sao lại làm bức tượng Ngày Về. Ông giải thích cho tên cán bộ nghe rằng, đời lính hành quân nay chỗ này, mai chỗ kia, vài ba tháng mới được phép về thăm vợ con một lần. Ông làm tượng Ngày Về để nói lên sự vui mừng khi vợ chồng gặp lại nhau, th́ đâu có ǵ gọi là không tốt.
Tên cán bộ quản giáo đề cập đến bức tượng An Dương Vương và thành Cổ Loa là biểu tượng của ngành Công binh QLVNCH với những lập luận ngây ngô. Tên cán bộ nói với Nguyễn thanh Thu, An Dương Vương là người lập quốc, c̣n HCM là người giữ nước. Vậy tại sao ông không ghép h́nh HCM vào. Ông trả lời tên cán bộ rằng, lúc làm tượng An Dương Vương ông đâu biết HCM là ai, là người nào, nên không thể ghép vào được. Nghe nói vậy, tên cán bộ xám mặt lại, hắn ta ra lệnh cho ông đứng đó không được đi đâu hết. Tên này chạy về văn pḥng gọi thêm 6 tên cán bộ nữa, súng ống đầy đủ, chạy đến chỗ Nguyễn thanh Thu đứng. Trong 6 người này có một tên là chính trị viên đă gằn hỏi: “Khi nảy anh đă nói ǵ với anh Sáu”. NTT trả lời: “Tôi không có nói ǵ hết”. Tên chính trị viên nói tiếp: “Anh Sáu cho tôi biết anh nói là dân Sài G̣n, người miền Nam không ai biết bác Hồ. V́ không biết nên anh không thể làm tượng bác kèm với An Dương Vương, có đúng không?”. Điêu khắc gia Thu trả lời “Đúng vậy”. Nghe trả lời như thế, tên cán bộ chính trị viên nói cho ông 5 phút định trí, để nói lại. Đồng thời tên này c̣n hỏi gằn: “Anh bảo rằng anh không biết HCM phải không?. Thiếu tá Thu thẳng thắn trả lời: “Tôi không biết mặt, biết tên ông này”. Tên cán bộ nói: “Nếu anh không biết, tôi cho anh biết”. Sau đó, chúng lôi điêu khắc gia Thu về văn pḥng đánh đập tàn nhẫn liên tục trong ba ngày, ba đêm. Tuy bị đánh đập dă man, nhưng thiếu tá Thu chịu đựng và im lặng không lên tiếng ǵ hết. Thấy vậy một tên cán bộ nói:
“Bây giờ mầy nói về hai chữ Tự Do cho chúng tao nghe coi”. Thiếu tá Thu bấy giờ mới lên tiếng: “Nếu tôi không nói th́ cán bộ nói tôi khinh, nhưng khi tôi nói th́ cán bộ không tin. Bây giờ, tôi nói về Tự Do cho cán bộ nghe. Người miền Nam có tự do là họ được đi đứng dễ dàng, ăn nói thoải mái không có bị khó dễ ǵ hết. C̣n những người CS các anh cũng có tự do, nhưng chỉ có những chữ viết trên các cổng ra vào được sơn son thiếp vàng, chỉ có trên vách tường tại các văn pḥng làm việc, chớ người dân th́ không có ”. Nghe nói vậy, bọn VC lại ra tay đánh đập NTT một trận tơi bời, đỗ máu mũi. Sau đó, chúng đem nhốt ông vào “cô – nét”. Ông cho biết, sau nhiều tháng trong “cô nét” ông chỉ c̣n xương và da, đứng lên muốn không nỗi.
Một t́nh cảm khó quên
Một ngày nọ, vào khoảng 4 giờ sáng cửa “cô – net” được mở ra và một họng súng AK chỉa ngay vào thiếu tá Nguyễn thanh Thu, rồi một giọng ra lệnh cho ông bước ra. Ngoài trời tối đen, lờ mờ sáng, ông đứng không vững khi bước ra cửa “cô- net” nên bị hụt chân té qụy. Tên cán bộ ra lệnh cho điêu khắc gia Thu đứng dậy và giơ tay ra để cho chúng móc c̣ng vào. Sau đó, ông được bốn tên cán bộ kè đi về phía cổng trại để vào khu rừng chuối kế bên. Đang đi bổng nhiên có một chiếc xe Jeep chạy tới đèn pha sáng choang làm chói mắt mọi người. Chiếc xe Jeep ngừng lại tắt đèn, có tiếng nói chuyện trao đổi giữa hai bên chừng 5 phút. Sau đó, toán dẫn cán bộ quay lại bịt mắt ông và tiếp tục kéo lết đi vào rừng chuối. Đến nơi, tên cán bộ kéo thiếu tá Thu nhốt vào một nhà cầu của khu gia binh của VNCH bỏ hoang từ lâu. Quá mơi mệt nên ông đă ngủ thiếp lúc nào không hay. Gió theo khe hở thổi làm ông tỉnh dậy, qua khe hở ông thấy trời đă sáng và biết ḿnh chưa chết. Thiếu tá Thu cười nói rằng, bị nhốt ở trong cầu tiêu nhưng ông cảm sung sướng, thoải mái hơn là lúc bị nhốt ở “cô – net” nhiều.
Kể tới đây, điêu khắc gia NTT cười và cho biết từ đó không ngờ lại xảy ra “Những t́nh cảm khó quên”. Ông kể tiếp là vào buổi trưa hôm đó, một cô gái người Bắc tay cầm chén cơm, bịt muối và đôi đũa tre đến mở cửa cầu tiêu đưa cơm cho ông ăn, nhưng cô ta mở không được v́ bên trong ông đă móc cửa lại. Bên trong, ông hỏi vọng ra “Cô là Bắc kỳ phải không, nhưng Bắc kỳ nào? Bắc kỳ 54 hay Bắc kỳ giải phóng”. Cô gái trẻ khoảng 22, 23 tuổi trả lời: “Này nhé, tôi là chị nuôi của ông. Đem cơm cho ông ăn mà ông hỏi tôi như thế”. Nói xong cô ta cầm chén cơm bỏ ra về. Khoảng 3, 4 phút sau, một tên cán bộ đến ra lệnh cho ông phải mở cửa ra và mắng: “Lúc nào cũng láo khoét. Tha chết cho rồi mà c̣n láo khoét”. Nói xong tên cán bộ bỏ đi. Vào buổi chiều cô gái trở lại, thiếu tá Thu nhủ thầm trong bụng là không giỡn nữa, v́ giỡn sẽ đói. Khi cô gái mở cửa bỏ phần cơm vào, ông phân trần với cô là ông chỉ giỡn một chút mà cũng đi méc.
Qua ngày kế, một tên cán bộ và hai người tù đến chỗ nhốt thiếu tá Thu, dùng đồ nghề khoét một cái lỗ vuông nhỏ trên cửa cầu tiêu. Xong đâu đó, tên cán bộ nói: “Từ nay không mở cửa nữa. Mỗi lần tới giờ cơm, anh dùng miếng gỗ đưa cái chén cũ ra và sẽ nhận được chén cơm mới đưa vào qua cái lỗ này”. 11 giờ trưa hôm đó “chị nuôi” của điêu khắc gia Thu đem cơm và muối đến cho ông. Theo như lời dặn, th́ thiếu tá Thu khi nhận chén cơm mới ông phải trả cái chén không lại, nhưng ông không làm điều này. Cô gái lên tiếng hỏi, nhưng ông không trả lời. Cứ như vậy hai ba ngày liên tiếp, ông giữ lại tất cả 7 cái chén. Một hôm cô gái phàn nàn: “Ông giữ hết chén th́ tôi đâu c̣n chén để đựng cơm cho ông”. Nghe vậy, thiếu tá Thu cuời nói: “Nếu cô muốn tôi trả lại mấy cái chén th́ phải có điều kiện”. Cô gái hỏi: “Điều kiện ǵ?” Ông đáp: “Cô để bàn tay của cô lên tấm ván đưa cơm cho tôi rồi đưa vào cho tôi thấy” . Sau vài giây tần ngần, cô gái làm theo điều kiện của điêu khắc gia Thu. Ông đă tinh nghịch dùng đôi đũa tre đụng vào bàn tay của cô gái rồi sau đó đưa trả 7 cái chén cho cô gái. Cô gái ngạc nhiên hỏi: “Chỉ có vậy thôi à!”. Ông trả lời: “Chỉ có vậy thôi!”. Cô gái bỏ về.
Trong lúc thiếu tá Thu đang ngồi ăn cơm, th́ cô gái trở lại với một bà già đi phía sau . Đến trước cửa cầu tiêu, nh́n vào lỗ đưa cơm bà già nói: “Ông này, con Lan nó đem cơm cho ông ăn, thế mà ông c̣n lấy đũa chích vào tay nó. Là cái ǵ vậy? Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cười nói: “Vậy mà cũng không biết”. Nghe vậy bà cụ phàn nàn: “Ông làm kỳ quái quá ai mà biết được”. Bị hỏi dồn nhiều câu, Thiếu tá Thu nói nhỏ: “ Là yêu đấy!”. Nghe như vậy người con gái tên Lan đỏ mặt thẹn thùng, vội vả quay lưng bỏ đi.
Qua ngày hôm sau, cô gái tên Lan lúc đem cơm đến cho điêu khắc gia Thu, cô nhỏ nhẹ và tha thiết nói: “Anh Thu à! Em khuyên anh, anh thôi đừng có “anh hùng” nữa. Như vậy, thiệt tḥi cho anh lắm anh có biết không? Chúng nó đă tha chết cho anh đấy!” Rồi cô nói tiếp, giọng run run: “Em thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, đến giờ cơm em sẽ để cục thịt nằm ở đáy chén. Khi em đưa cơm vào, anh hăy t́m cục thịt ăn liền trước nha! Để đề pḥng cho cả em và anh không bị cán bộ bắt gặp làm khó dễ”.
Thiếu tá Thu cảm động hỏi: “Cô Lan! Làm sao cô biết chúng nó tha chết cho tôi?” Cô gái khẻ nói: “Này nhé! Anh c̣n nhớ không? Khoảng 4 giờ sáng hôm đó, gần nhà bếp, em thấy đèn pha của chiếc xe Jeep chạy ngang. Và khoảng nửa tiếng sau, có bốn cán bộ súng ống trên vai bước vào nhà bếp bảo em pha cà phê cho họ uống. Họ kể cho em nghe là đáng lẽ có một tù nhân bị đưa đi bắn.. Nhưng sau đó bỗng nhiên “có lệnh hồi”. Nên tù nhân này được lôi vào nhốt tạm thời trong một cầu tiêu của một trại gia binh trước bỏ hoang”. Cô Lan kể tiếp: “Có một lần em đón đường hỏi các anh đi lao động ngoài rừng về hỏi tại sao anh phạt bị nặng như vậy, th́ mọi người cho biết v́ anh là tác giả bức tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biện Ḥa. Nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, em không lạ ǵ bước tượng này, v́ hồi đó, chiều nào em và các bạn thường hay chơi quanh gần tượng.
Điêu khắc gia Thu hỏi cô gái: “Cô ở Hố Nai được bao lâu rồi?” Cô Lan kể lể: “Cha em là bộ đội VC ngoài Bắc, vào Nam đánh trận bị bom dội chết trong rừng. Mẹ em đă gánh em vào Hố Nai và em đă lớn lên từ đó”.
Kể đến đó, thiếu tá Thu không dấu được sự xúc động. Ông ngậm ngùi nói: “Cô Lan rất tận t́nh và tốt với tôi. Những chân t́nh ấy cùng với những kỷ niệm rất dễ thương tôi luôn trân quư. Cô là nguồn an ủi của tôi trong lúc bị tù đày, trong nỗi đau và sự bất hạnh của một đời người. Tôi rất muốn trả ơn cho cô, nhưng không biết đâu mà t́m. Tôi nghĩ những t́nh cảm này khó phai nhạt trong đời ḿnh”.
Nỗi ḷng biết tỏ cùng ai?
Thiếu tá Thu cho biết vào thời điểm đó, khoảng tháng 8, nhiều đổi thay xảy đến với ông. Một hôm, cán bộ quản giáo gọi ông lên làm việc. Tên cán bộ nói: “Anh Thu, chẳng lẽ anh muốn ở măi trong thùng sắt sao? Tôi đề nghị là anh đừng nhận ḿnh là tác giả “chính” đă làm tượng “Thương Tiếc” mà anh chỉ là người “phụthôi. Người “chính” đă vượt biên đi rồi. Anh viết bản tự thú như vậy, tôi sẽ cứu xét và giảm tội cho anh”. Nhưng ông đă khẳng khái trả lời: “Cám ơn cán bộ đă khuyên tôi, nhưng với tôi tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật là con đẻ của ḿnh. Sao tôi lại trốn tránh trách nhiệm và đỗ thừa cho người khác? Tôi không thể làm như vậy được”.
Vài ngày sau, một tên cán bộ khác đến gặp ông và ra lệnh cho ông phải làm tượng HCM để kịp ngày Quốc khánh 2/9 của VC.Thiếu tá Thu cho biết là ông nhận lời đề nghị này, v́ ông đă có ư định trốn trại. Ông nói với cán bộ quản giáo biết, là muốn làm tượng phải có đủ đồ nghề. Thế là ông được bốn tên bộ đội chở về nhà để lấy đồ nghề. Trên đường về ông xin ghé nhà mẹ ḿnh để thăm bà. Đến nơi, mấy tên bộ đội th́ ngồi chuyện tṛ với cô Hồng em gái của ông ở cửa trước. C̣n ông vào nhà gặp mẹ. Hai mẹ con gặp nhau mừng rỡ rối rít. Bỗng bà cụ nghiêm mặt nói: “Thu à! Má đẻ con ra mà không biết tánh con sao! Con hăy ráng ở trong tù thêm một năm nữa đi. Nếu con mà trốn, má sẽ chết cho con coi”. Nghe mẹ nói như vậy, ông quá sức bàng hoàng, tự nghĩ: “Trời ơi! Bao nhiêu ư định nhen nhúm giờ đây đă tiêu tan. Nỗi buồn tràn ngập trong ḷng, v́ ông sẽ trở về giam ḿnh trong cái thùng sắt ( 2m x 1m) sừng sững ngoài trời , tiếp tục chịu đựng thời tíết khắc nghiệt, sức nóng như thiêu đốt của mùa Hạ, hay lạnh giá của mùa Đông rét mướt “.
Theo như thỏa thuận là sau khi được về thăm nhà và lấy đồ nghề, ông sẽ thực hiện điêu khắc tượng HCM. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong trại giam. Từ đó, không biết bao nhiêu lời nguyền rủa vang lên làm ông đau khổ vô cùng.
Trước khi ra lệnh bắt ĐKG. Thu làm tượng HCM, cán bộ VC đă liên lạc trước với gia đ́nh thiếu tá Thu. Chúng dàn cảnh cho vợ, con ông được đến thăm viếng đặc biệt. Tuy nghèo nhưng gia đ́nh ông cũng mua thịt vịt quay, bánh ḿ, bày biện ra để cả nhà cùng ăn trong trại giam. Thật bất ngờ, trong tờ Tin Sáng cũ dùng để gói vịt quay, thiếu tá Thu nh́n thấy h́nh TT. Nguyễn văn Thiệu. Ông xé tấm h́nh đó, xếp nhỏ cất vào túi cất. Đến ngày nặn tượng chân dung HCM, thiếu tá Thu lại khắc nét của Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết, rất phấn chấn trong ḷng và thầm nghĩ: “Tự ḿnh, trí ta, ta hay, ḷng ta, ta biết”.
Sau này, Nguyễn thanh Thu được kể lại. Một buổi chiều nọ, trên đường đi lao động về đám tù nhân đi ngang qua nh́n thấy pho tượng HCM sắp được hoàn tất, họ có vẻ thích thú xầm x́ : “ Trời ơi! Tụi mày xem giống TT. Thiệu quá! Giống quá tụi bây ơi!” Tiếng xầm x́ làm mấy tên “ăng ten” chú ư. Lập tức chúng tŕnh báo cho cán bộ quản giáo hay.
Khoảng 4 giờ 30 chiều, vào thời điểm bức tượng HCM đang được điêu khắc gia Thu gắn râu mới được một bên mép thôi, th́ một tên cán bộ bước đến hỏi: “Tượng sắp xong rồi chứ?” Miệng vừa hỏi, tên cán bộ nhanh tay tḥ vào túi áo ông lấy mănh giấy báo có h́nh TT. Thiệu. Thế là xong! Việc bị đỗ bể. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu lại tiếp tục trở vào thùng sắt nhận thêm bốn tháng biệt giam, bị hành hạ đủ điều. Tại đây, ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa vào trạm bịnh xá.
Tại trạm xá, ông được một tù nhân khác là phi công Đỗ Cao Đẳng, chú của trung tướng Đỗ Cao Trí làm Trưởng trạm xá, và một số học tṛ cũ của ông, từ thời c̣n học trung học Vơ trường Toản, hết ḷng cấp cứu. Nhờ vậy, ba ngày sau ông mới tỉnh lại. Với t́nh trạng sắp chết, da bọc xương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu được VC tha cho về với gia đ́nh kể từ đấy.
Hoài bảo không nguôi
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết ông ở tù VC 8 năm. Sau khi ở tù về, ông t́m đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời ḿnh. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không t́m ra được một mạnh thường quân nào giúp đở. Ông đành buồn bă trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của ḿnh. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được, nên hàng ngày ông cố gắng tập thể thao để tinh thần và thể xác không suy nhược.
Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu cho biết, khi c̣n ở Mỹ ông đă có hân hạnh gặp lại TT. Nguyễn văn Thiệu khi TT. Thiệu từ Boston đến Nam Cali thăm viếng và nói chuyện với đồng bào tỵ nạn. Tổng thống Thiệu được một người bạn của thiếu tá Thu sắp xếp hướng dẫn đến gặp nhà điêu khắc. Khi gặp thiếu tá Thu, TT. Thiệu vồn vả hỏi liền: ‘Anh Thu có khỏe không? Tôi nghe nói ở trong tù anh đă làm tượng tôi phải không?” Điêu khắc gia Thu xúc động cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi TT. Thiệu bất ngờ hỏi như vậy. Ông đă hỏi lại TT. Thiệu: “Làm sao tổng thống biết được?” TT. Thiệu nở nụ cười hiền ḥa: “Làm sao tôi không biết được”. Giây phút gặp gỡ quá ngắn ngủi. Sau đó, vị tổng thống nền đề nhị VNCH vội vă từ giă đồng bào ra phi trường trở về Boston cho kịp chuyến bay.
Khi nhắc tới TT. Nguyễn văn Thiệu, thiếu tá Thu mơ màng nhớ về dĩ văng xa xưa. V́ đó là kỹ niệm mà trong đó có những tác phẩm nghệ thuật ông tạo h́nh, nhờ sự gợi ư của tổng thống Thiệu.
Thiếu tá Thu cho biết sau 3 tháng khi tượng Thương Tiếc được khánh thành ở Nghĩa Trang QĐ Biên Ḥa, TT. Nguyễn văn Thiệu đă tổ chức một bữa tiệc khoản đăi tại Dinh Độc Lập, và đă mời điêu khắc gia Thu đến dự. Trong khi tṛ chuyện với ĐKG. Thu, TT. Thiệu chỉ bồn nước phun trước Dinh Độc Lập ,và nói muốn làm một biểu tượng ǵ đó.
Kể đến đây, ĐKG. Thu không nén được xúc động và thành thật nói: “ Trông TT thật tội nghiệp với vẻ buồn lo của ông”. Trầm ngâm một chút, TT. Thiệu nói với điêu khắc gia Thu: “ Anh nghĩ xem, xứ ḿnh đang ở trong t́nh trạng chiến tranh. Người lính th́ đang sống, chết ngoài tiền tuyến. Biểu tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang QĐ đă tạm yên. Nhưng, tôi nghĩ ḿnh c̣n phải làm thêm một cái ǵ đó nữa, để giáo dục mọi người…Xin lỗi, người dân nhiều khi cũng thờ ơ với cuộc chiến lắm nên tôi muốn có một tác phẩm gây ư thức trong ḷng người dân. Là dù đang chiến tranh, nhưng chúng ta cũng biết xây dựng, và biết “TỰ LỰC CÁNH SINH”. Chứ hoàn toàn trông cậy vào viện trợ cũng phiền toái lắm. Anh Thu, anh nghĩ sao? Anh có thể tŕnh một dự án như ư tôi vừa tŕnh bày không?
Sau khi nghe TT. Thiệu bày tỏ tâm sự trên. Cũng như lần trước, điêu khắc gia N.T.T xin Tổng Thống tuần lễ để làm việc. Và sau một tuần, ông đă làm xong 7 bản vẽ về dự án với đề tài có tên Được Mùa. Được Mùa là h́nh ảnh “Cô gái ôm bó lúa” vừa mới gặt để diễn tả sự trù phú của nông nghiệp miền Nam.
Điêu khắc gia Thu đă làm mẫu bức tượng Được Mùa cao 2m. Nh́n bức tượng cô gái ôm bó lúa với gương mặt hớn hở, hănh diện với công sức ḿnh đỗ ra bằng những giọt mồ hôi, khiến người ta h́nh dung ra sự giàu mạnh của một nước phát triển nhờ nông nghiệp.
Theo điêu khắc Thu bức tượng Được Mùa, nói lên sức sống trù phú của đồng bằng sông Cửu Long với chín miệng Rồng phun nước. Do đó, tác phẩm này c̣n có tên là “Cửu Long Được Mùa”.
Khi nh́n bức tượng mẫu Được Mùa với ư nghĩa của nó, TT Thiệu chấp thuận ngay. Dự án tượng Được Mùa được thực hiện bằng đồng với tượng cô gái cao 9m, bệ 3m. Kinh phí dự trù là 45 triệu đồng.
Tuy đă chấp thuận, nhưng với số tiền khá lớn đă khiến TT. Thiệu không tránh khỏi lo nghĩ trong khi chiến tranh mỗi ngày càng leo thang. Rồi cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lữa kéo đến. Mọi chi phí đều phải ưu tiên hàng đầu cho ngân sách Quốc Pḥng. Thế nên dự án Được Mùa phải đành gác lại và không được hoàn thành theo mong ước của TT. Nguyễn văn Thiệu.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ngậm ngùi nói: “Tuy tượng Được Mùa không được ra mắt người dân miền Nam, nhưng quá tŕnh dự án cũng đă thể hiện được cung cách của TT. Nguyễn Văn Thiệu – một nhà lănh đạo luôn quan tâm đến sự hy sinh của Quân Đội, và tinh thần một nước tự lực, tự cường”.
Tượng mẫu Được Mùa cao 2m được TT. Thiệu chấp thuận từ 1971, đến nay 2009 vẫn c̣n tại nhà của điêu khắc gia Thanh Thu. Gần đây nhất vào năm 2006, dù đă 73 tuổi ĐKG. Thu vẫn khắc thêm tượng Cô Gái Được Mùa” thật sống động. Đây là h́nh ảnh cô gái với chiếc nón lá, ôm bó lúa tựa vào vai. Được Mùa hay Cô gái Được Mùa, kiểu nào cũng đầy ư nghĩa và đẹp vẹn toàn. Ông quả thật không những là thiên tài nghệ thuật, mà ông c̣n là một chiến sĩ yêu nước nồng nàn.
Cuối cùng, điêu khắc gia Thu cho biết, đến nay ông vẫn c̣n băn khoăn về một trường hợp mà ông nghĩ là hơi bất thường. Ông nói cách nay vài năm, có một người ở bên Mỹ về tự xưng là một ông cha đă tu xuất tên là Vũ văn Hoàng tuổi trên 70 mươi. Ông Hoàng cho biết đă cải táng được 18 ngàn ngôi mộ tại tỉnh B́nh Dương, cũng như đă giúp đở rất nhiều cho thương phế binh. Ông Hoàng nói là muốn cùng với ông tạo dựng lại bức tượng “Thương Tiếc” cho những phần mộ vừa được trùng tu. Nghe như vậy, ông rất mừng rở v́ đó là điều ông ôm ấp từ lâu. Sau một tháng gặp gỡ bàng bạc, ông Hoàng có hứa khi trở về Mỹ sẽ báo cho ông biết diễn tiến công việc mà hai người muốn thực hiện. Nhưng, công việc không đi đến đâu và nhiều năm trôi qua ông không c̣n liên lạc được với ông Hoàng nữa.
Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH nói rằng, ông mong khi Xuân Hương về Mỹ sẽ nói cho người Việt hải ngoại biết được ư nguyện của ông. Là người có quốc tịch Mỹ, ông lúc nào cũng sẳn sàng trở qua bất cứ quốc gia nào để thực hiện bức tượng Thương Tiếc. Ông c̣n tâm sự, ở tuổi 75, nhưng ông ráng sống để một ngày nào đó xây dựng lại tác phẩm Tiếc Thương v́ theo ông tác phẩm này, không thể mai một trong hoàn cảnh chính trị “khốn nạn”, là miền Nam bị cưỡng chiếm vào tay bạo quyền Việt Cộng như hiện nay.
Mùa hè Bắc Cali 8/2009




---
This article comes from Cánh Thép
http://www.canhthep.com

Thai Duong 530 Fighter Squadron, A-1 Skyraiders, Cu-Hanh-Pleiku Air Base, Vietnam